Kiến nghị về phía ngân hàng nhà nƣớc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển tín dụng cá nhân tín chấp tại ngân hàng TMCP á châu (Trang 83 - 86)

4 .Phƣơng pháp nghiên cứu

3.2 KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG TÍN

3.2.2 Kiến nghị về phía ngân hàng nhà nƣớc

Điều đầu tiên khi các khách hàng cá nhân xem xét việc đi vay chính là yếu tố lãi suất cho vay của từng ngân hàng. Chính sách lãi suất ln có tác động trực tiếp đến hoạt động tín dụng của hệ thống ngân hàng nói chung, đặc biệt là hoạt động tín dụng tín chấp. Có thể thấy thời điểm cuối năm 2010 và cho đến nay, các ngân hàng gặp khá nhiều khó khăn trong hoạt động huy động vốn dù lãi suất tất cả các kỳ hạn đụng trần quy định lãi suất của NHNN. Vì vậy áp lực huy động vốn đã dẫn đến tình trạng giữa các NHTM diễn ra cuộc chạy đua lãi suất ngầm nhằm lôi kéo khách hàng gửi tiền càng trở nên gây gắt hơn. Đây là áp lực khiến lãi suất cho vay mức quá cao nên hầu hết cá nhân có nhu cầu đều e ngại vay vốn ngân hàng trong thời gian này.

Tuy nhiên, ngày 10/03/2011 NHNN đã ban hành Thông tư số 05/2011/TTNHNN quy định việc thu phí cho vay của các TCTD và chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Việc ban hành Thông tư này là nhằm tăng tính cơng khai, minh bạch về lãi suất cho vay của các TCTD và chi phí vay vốn của khách hàng vay; áp dụng lãi suất cho vay ở mức hợp lý phù hợp với chỉ đạo thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ của Chính phủ tại Nghị quyết số 11/NQCP ngày 24/02/2011. Nội dung cụ thể của Thông tư số 05/2011/TTNHNN, Tổ chức tín dụng khơng được thu các loại phí liên quan đến khoản cho vay đối với khách hàng, trừ các khoản phí sau đây:

+ Phí trả trong trường hợp khách hàng trả nợ trước hạn và phí trả cho hạn mức tín dụng dự phịng theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng.

+ Phí thu xếp để thực hiện ký kết hợp đồng đồng tài trợ theo phương thức cho vay hợp vốn giữa các tổ chức tín dụng tham gia cho vay hợp vốn với khách hàng theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về cho vay đồng tài trợ của tổ chức tín dụng.

+ Các loại phí được quy định cụ thể tại các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến cho vay.

Trung tâm thơng tin tín dụng CIC nên cải thiện quy trình trả lời tin cho các Ngân Hàng, cung cấp thông tin kịp thời và cập nhật chính xác tại thời điểm hỏi tin. Hiện tại, khi ngân hàng lập các phiếu hỏi tin tín dụng tại trang web của Trung tâm thơng tin tín dụng CIC thì thời gian xử lý của trung tâm thường khá lâu, có những tin phải chờ kết quả 2- 3 ngày thì mới có kết quả trả lời của trung tâm. Chính điều này, làm việc cam kết thời hạn xử lý hồ sơ tín dụng tín chấp của ngân hàng không đảm bảo đúng theo tiến độ, ảnh hưởng đến uy tín của ngân hàng đối với khách hàng, đặc biệt là khi khách hàng đang có nhu cầu gấp. Ngồi ra, thơng thường trên phiếu trả lời của trung tâm CIC, số liệu về dư nợ của khách hàng cá nhân thường được cập nhật không kịp thời, thông tin từ các ngân hàng khác cập nhật lại cách thời điểm gửi tin khoảng từ 2 tuần trở lên, điều này ảnh hưởng khá lớn đến rủi ro hoạt động tín dụng của ngân hàng, đặc biệt đối với hoạt động tín dụng tín chấp thì uy tín thanh tốn các khoản tín dụng trước đó của KH là yếu tố rất quan trọng. Cán bộ ngân hàng thường xuyên phải gọi điện thoại hối thúc do thông tin cung cấp muộn khơng thể đánh giá kịp thời về uy tín thanh tốn, lịch sử quan hệ tín dụng của khách hàng vay vốn.

Ngoài ra, hiện tại hoạt động cho vay khơng có tài sản đảm bảo (tín chấp) giành cho đối tượng khách hàng là cá nhân đang là hoạt động tín dụng có tiềm năng phát triển khá lớn, tuy nhiên các văn bản pháp luật của NHNN nhằm điều tiết hoạt động này cịn khá ít, chủ yếu là những quy định chung chung, chưa thực sự quan tâm nhiều đến hoạt động này. Các ngân hàng kinh doanh hoạt động tín dụng này chủ yếu là tự cân đối rủi ro có thể chấp nhận được để kinh doanh. Hiện tại, hoạt động này được điều tiết chủ yếu bởi:

+ Nghị định số 178/1999/NĐ-CP ngày 29/12/1999 của chính phủ về bảo đảm tiền vay của TCTD và thông tư số 06/2000/TT-NHNN1 hướng dẫn thực hiện nghị định số 178/1999/NĐ-CP. Trong đó, đề cập đến biện pháp bảo đảm tiền vay trong trường hợp cho vay khơng có bảo đảm bằng tài sản trên cơ sở TCTD chủ động lựa chọn khách hàng vay để cho vay.

+ Quyết định số 266/2000/QĐ-NHNN1 về việc cho vay khơng có bảo đảm bằng tài sản đối với ngân hàng TMCP, Cơng ty tài chính cổ phần và ngân hàng liên doanh. Nội dung chủ yếu quy định về tỷ lệ nợ xấu của hoạt động này không quá 5% trên tổng dư nợ cho vay đối với khách hàng vay. Mức dư nợ cho vay của hoạt động không được vượt quá mức vốn tự có của các TCTD triển khai hoạt động tín dụng này.

+ Cơng văn 34/CV-NHNN1 về việc cho vay khơng có bảo đảm bằng tài sản đối với CBCNV và thu nợ từ tiền lương.

Tuy nhiên các quy định phát luật giành cho hoạt động này còn khá thơng thống, tiềm ẩn rủi ro cao trong vận hành nếu các TCTD cho vay tràn lan nhưng khơng kiểm sốt được việc thu hồi nợ, gây ảnh hưởng xấu đến hoạt động tín dụng. Do đó, học viên đề suất, Ngân hàng nhà nước cần có văn bản quy định rõ ràng và cụ thể về hoạt động này càng sớm càng tốt, theo ý kiến của học viên cần điều chỉnh hoạt động này trên cơ sở:

+ Quy định cụ thể về việc: chỉ cho các TCTD có tỷ lệ nợ xấu trong 3 năm gần nhất đạt dưới 3% mới có thể triển khai hoạt động mang nhiều rủi ro này.

+ Quy định về việc khách hàng cá nhân chỉ có thể quan hệ tín dụng tín chấp tại từ 2 -3 TCTD trong cùng 1 thời điểm và tổng dư nợ cho vay của khách hàng cá nhân trong cùng một thời điểm không quá 20 – 25 lần thu nhập ổn định hàng tháng.

+ Quy định về việc lịch sử thanh toán của khách hàng khi vay vốn tín chấp tại các TCTD để kiểm sốt tỷ lệ nợ xấu, ví dụ: các TCTD khơng được cấp tín dụng tín chấp cho khách hàng đã từng phát sinh nợ từ nhóm 3 – nhóm 5

trong vịng 24 tháng gần nhất nếu trường hợp khách hàng không thể chứng minh việc phát sinh nợ trễ hạn này không phải do khách hàng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển tín dụng cá nhân tín chấp tại ngân hàng TMCP á châu (Trang 83 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)