Những nguyên nhân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển tín dụng cá nhân tín chấp tại ngân hàng TMCP á châu (Trang 74 - 78)

4 .Phƣơng pháp nghiên cứu

2.3.2 Những tồn tại và nguyên nhân

2.3.2.2 Những nguyên nhân

- Từ biến động của nền kinh tế

Hiện tại nền kinh tế thế giới và Việt Nam có nhiều biến động lớn. Thế giới phải đối phó với cuộc khủng hoảng kinh tế trầm trọng, suy thoái trên nhiều lĩnh vực, giá cả các mặt hàng leo thang, nạn thất nghiệp gia tăng. Nền kinh tế Việt Nam cũng không nằm ngoài tác động chung của kinh tế thế giới. Hoạt động của ngành ngân hàng là một lĩnh vực khá nhạy cảm, ln có tác động qua lại đối với những biến động nhỏ của nền kinh tế. Những biến động kinh tế này ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng tín chấp của ACB từ cả hai phía: phía khách hàng, việc suy thối kinh tế xảy ra trên nhiều lĩnh vực làm công ăn việc làm của người lao động bấp bênh, thu nhập cũng nhiều biến động, đây chính là yếu tố quan trọng dẫn đến tình hình cho vay tín chấp cũng như khả năng trả nợ và tỷ lệ nợ quá hạn của ACB; phía ngân hàng, với việc kinh doanh hoạt động tiềm ẩn rủi ro cao mà khơng có hình thức bảo đảm nào, ngân hàng sẽ phản ứng thật nhanh chóng trước những biến cố kinh tế, thay đổi chính sách, thay đổi chiến lược kinh doanh, gây cho ngân hàng nhiều chi phí hơn trong hoạt động, và nếu

phản ứng không kịp thời trước những biến động kinh tế thì hoạt động tín dụng này sẽ gây cho ACB nhiều tổn thất.

Do kinh tế suy thoái, các hoạt động ngân hàng bán bn gặp khó khăn hơn, nhiều NHTM chủ động phát triển mạnh sang lĩnh vực kinh doanh bán lẻ, cuộc cạnh tranh giành miếng bánh thị phần tín dụng trở nên khốc liệt hơn.

- Từ khách hàng

Việt Nam được biết đến là có kết cấu dân số trẻ và rất năng động, tỷ lệ người dân biết chữ cao. Những yếu tố này ảnh hưởng đến thói quen sử dụng ngân hàng của khách hàng. Trình độ dân trí cao nên việc sử dụng internet và cơng nghệ di động đang gia tăng nhanh chóng. Do đó khách hàng chấp nhận dùng công nghệ ngân hàng hiện đại như việc sử dụng thẻ (tín dụng và ghi nợ) và dịch vụ ATM đang chiếm được chỗ đứng và sử dụng các kênh giao dịch khác đang lên cao. Tuy nhiên khách hàng cũng ngày càng đòi hỏi và kén chọn hơn: khách hàng có thể chủ động việc so sánh lãi suất cho vay tín chấp của những ngân hàng khác, về tiện tích, chất lượng phục vụ và thủ tục vay vốn của các ngân hàng cũng được cân nhắc trong quyết định của khách hàng. Khách hàng hiện hữu tích cực gây ảnh hưởng đối với khách hàng tiềm năng: khách hàng chia sẽ kinh nghiệm về việc vay vốn hoặc sử dụng thẻ tín dụng tín chấp với gia đình bạn bè. Người giới thiệu là một trong những nguồn tạo khách hàng tốt nhất (20% khách hàng gây dựng được là nhờ người giới thiệu). Do đó, nếu một khách hàng đã được ACB chăm sóc tốt sẽ tìm được khách hàng tiềm năng rất cao và ngược lại. Khách hàng ngày càng khó tính và có nhiều sự lựa chọn ngân hàng hơn.

- Từ ngân hàng

Từ khó khăn của bối cảnh kinh tế hiện tại do đó khẩu vị cho vay của ACB là ln hướng đến sự an tồn và hiệu quả. Chính vì lẽ đó mà hoạt động tín dụng tín chấp sẽ được thắt chặt hơn, dẫn đến yêu cầu hồ sơ thủ tục thẩm định gay gắt, thời gian hoàn tất thủ tục vay kéo dài hơn.

Kiến thức nghiệp vụ của nhân viên ACB còn hạn chế: nhân viên tư vấn hồ sơ tín dụng chưa nắm rõ sản phẩm, các thuộc tính, đặc điểm từng sản phẩm để tư vấn cho khách hàng làm mất thiện cảm của khách hàng khi đòi hỏi quá nhiều chứng từ, và việc thu chứng từ nhiều lần gây trở ngại cho khách hàng. Ngoài ra, đội ngũ nhân viên phân tích tín dụng tín chấp chưa nhạy bén nhận biết hồ sơ có dấu hiệu gian dối, khơng trung thực từ khách hàng để hạn chế rủi ro cho hoạt động tín chấp này.

Ngân hàng chưa cung cấp các sản phẩm bán chéo: khoảng 84% trong tổng số khách hàng chỉ dùng một sản phẩm, trong đó trên 60% khách hàng chỉ có tài khoản TGTT/TGTK hoặc tiền gửi kỳ hạn (theo thống kê nội bộ của phòng quản lý bán hàng).

Bộ phận sản phẩm phát triển sản phẩm chưa hoạt động chưa hiệu quả, chưa theo kịp xu hướng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng nên ngân hàng chưa có sản phẩm đặc thù cho từng phân đoạn khách hàng theo ngành nghề và thu nhập, sản phẩm tín chấp ưu đãi giành riêng cho khách hàng VIP là rất hạn chế. Cuối cùng các vấn đề nội tại của ACB như nguồn nhân lực không lớn kịp tốc độc tăng trưởng của ngân hàng; ngân hàng thiếu tập trung thích đáng vào việc phát triển hoạt động kinh doanh lõi là hoạt động kinh doanh thương mại hướng về khách hàng mục tiêu trong khi chú trọng tăng trưởng mở rộng nhanh; quy trình và chính sách tín dụng đã khơng hỗ trợ tốt cho sự tăng trưởng hiện tại và tương lai. Do đó cần có giải pháp thay đổi các vấn đề trên để hỗ trợ cho quy mô và sự trưởng thành của ACB.

Kết luận chƣơng 2: Chương 2 luận văn đã phân tích thực trạng phát triển hoạt

động tín dụng cá nhân tín chấp tại Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu, từ đó đánh giá hoạt động tín dụng này trên cơ sở các chỉ tiêu đánh giá mức độ phát triển được nêu tại chương 1 của luận văn. Và nhận diện được những tồn tại trong hoạt động cho vay tín dụng tín chấp giành cho khách hàng cá nhân của ACB, từ đó tìm ra được ngun nhân những tồn tại, những nguyên nhân trên là

cơ sở cho những định hướng, chiến lược và giải pháp cụ thể ở chương 3 để phát triển tín dụng cá nhân tín chấp tại ACB, góp phần thực hiện chiến lược phát triển bán lẻ nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của ACB trong giai đoạn hội nhập.

CHƢƠNG 3

GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN TÍN DỤNG CÁ NHÂN TÍN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển tín dụng cá nhân tín chấp tại ngân hàng TMCP á châu (Trang 74 - 78)