Thực trạng phát triển tín dụng tín chấp tại NHÁ Châu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển tín dụng cá nhân tín chấp tại ngân hàng TMCP á châu (Trang 44)

4 .Phƣơng pháp nghiên cứu

2.2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN TÍN DỤNG CÁ NHÂN TÍN CHẤP

2.2.3 Thực trạng phát triển tín dụng tín chấp tại NHÁ Châu

Bảng 2.2: Dƣ nợ tín dụng cá nhân tín chấp của ACB năm 2010 – 2012 (đvt: tỷ đồng) Chỉ tiêu/năm Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 So sánh 2011/2010 So sánh 2012/2011 Dư nợ cá nhân 32.605 35.333 34.271 8,37% -3,005% Dư nợ cá nhân tín chấp 835 587 886 - 29,7% 50,93% Dư nợ doanh nghiệp 54.590 67.476 68.542 23,61% 1,58% Tổng dư nợ 87.195 102.809 102,814 17,91% 0,004%

(Nguồn: Báo cáo tài chính hợp nhất của ACB năm 2010 – 2012)

Năm 2011, đứng trước quy định khống chế hoạt động tín dụng phi sản xuất kinh doanh của NHNN, ACB phải tăng trưởng tín dụng trong sự kiểm soát nên năm 2011 ACB đã có chính sách thắt chặt hoạt động tín dụng tín chấp nhằm đảm bảo thực hiện đúng theo “Chỉ thị số 01/CT-NHNN ban hành ngày 01/03/2011 của NHNN, thực hiện giảm tốc độ và tỷ trọng dư nợ cho vay lĩnh vực phi sản xuất so với năm 2010, nhất là lĩnh vực bất động sản, chứng khoán; đến 30/6/2011, tỷ trọng dư nợ cho vay lĩnh vực phi sản xuất so với tổng dư nợ tối đa là 22% và đến 31/12/2011, tỷ trọng này tối đa là 16%”. Trong năm 2011, dư nợ cho vay tín chấp giảm khá mạnh từ 835 tỷ đồng năm 2010 xuống còn 587 tỷ đồng năm 2011.

Ngoài ra, sự kiện cuối tháng 08/2012 đã ảnh hưởng khá lớn đến tình hình hoạt động kinh doanh của ACB, riêng khoản dư nợ tín dụng của khách hàng cá nhân giảm 1.062 tỷ đồng so với tổng dư nợ cá nhân năm 2011, tuy tổng dư nợ năm 2012 cũng có tăng trưởng so với 2011, nhưng tăng trưởng này do đóng góp của dư nợ tín dụng khối doanh nghiệp.

Riêng hoạt động tín dụng tín chấp giành cho khách hàng cá nhân lại tăng lên so với năm 2011, do cú sốc về trong truyền thông của ACB chỉ xảy ra trong giai đoạn khoảng 1 tháng từ cuối tháng 08/2012 đến giữa tháng 09/2012 nên số giảm trong dư nợ cho vay của hoạt động tín chấp chỉ chiếm số lượng nhỏ, nên tổng dư nợ hoạt động này trong năm 2012 tăng mạnh so với việc kiềm chế tín dụng phi sản xuất kinh doanh theo chỉ thị của NHNN trong cả năm 2011. Trong giai đoạn xảy ra cú sốc này vào tháng 08/2012, ACB đã tiến hành chính sách thắt chặt hoạt động cho vay nói chung và hoạt động cho vay tín chấp nói riêng, để đáp ứng được khả năng thanh khoản tức thời cho ngân hàng.

Về hoạt động cho vay tín chấp KHCN, ACB đã thắt chặt quy định cho vay, từ mức lương có thể xem xét cho vay vốn tín chấp là 6 triệu đồng (nếu sống tại TP.HCM và Hà Nội) thì trong giai đoạn này tăng mức lương KHCN xem xét cho vay lên 10 triệu đồng, đây là một mức lương khá cao, làm cho ACB mất đi một số lượng khách hàng có mức thu nhập dưới 10 triệu đồng/ tháng nhưng có thiện chí trả nợ, tinh thần hợp tác, đã tìm đến các ngân hàng khác để đáp ứng nhu cầu khi chính sách cho vay tín chấp ACB đang thắt chặt. Số lượng hồ sơ vay tín chấp được duyệt vay tại ACB thời điểm này giảm khá mạnh nên dư nợ cho vay tuy có tăng so với năm 2011 nhưng chỉ tăng nhẹ so với năm 2010.

Tuy hành động này làm ACB mất đi một số khách hàng có thu nhập trung bình trong một thời gian, nhưng đây là hành động đúng đắn trong thời điểm hiện tại, khi mà khả năng thanh khoản của ACB đang rối ren. Dù trong hồn cảnh khá khó khăn nhưng ACB vẫn kiên trì giữ vững hoạt động tín dụng tín chấp, tuy hoạt động tín chấp chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ trong tổng dư nợ cho vay KHCN, nhưng ban lãnh đạo ACB đã nhận thức rất rõ tầm quan trong của hoạt động này. Nên dù trong hoàn cảnh khá rối ren về huy động cũng như thanh khoản, ACB đã thay đổi chính sách tín dụng tín chấp cho phù hợp với tình hình nội tại, kiên quyết khơng ngừng hoạt động cho vay này lại.

- Tình hình dư nợ tín dụng cá nhân tín chấp phân theo khu vực

Bảng 2.3: Dƣ nợ tín dụng cá nhân tín chấp phân theo khu vực của ACB từ năm 2010 – 2012 (đvt: triệu đồng)

Chỉ tiêu 2010 2011 2012 So sánh (2011/2010) So sánh (2012/2011) KV TP.HCM 619.370 407.385 623.095 - 34,22% 52,95% Miền tây nam bộ 29.358 19.571 31.069 - 33.33% 58,75% Miền Đông nam bộ 36.577 29.685 39.818 - 18,84% 34,13% Miền Trung 25.175 12.475 18.431 - 50,44% 47,74% Miền bắc 125.378 118.233 174.55 - 5,69 47,63% Tổng dư nợ tín chấp 835.858 587.349 886.968 - 29,73% 51,01%

Biểu 2.1: Dƣ nợ tín dụng cá nhân tín chấp phân theo khu vực triển khai của ACB từ năm 2010 – 2012 (đvt: tỷ lệ %)

Dư nợ tín dụng cá nhân tín chấp qua các năm từ 2009 – 2012 chiếm tỷ trọng cao nhất tại khu vực TP.HCM, đây là khu vực triển khai hoạt động tín dụng tín chấp đầu tiên trên tồn hệ thống. Tiếp theo là Hà Nội cũng là đô thị loại đặc biệt – có mật độ dân số và mức sống người dân cao nhất nước.

Tính đến năm 2011 dân số thành phố Hồ Chí Minh tăng lên 7.521.138 người. Giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam, Thành phố Hồ Chí Minh chiếm 21,3% tổng sản phẩm (GDP) và 29,38% tổng thu ngân sách của cả nước, do đó TP.HCM là địa điểm có tiềm năng rất lớn trong hoạt động cho vay tiêu dùng tín chấp nói riêng và hoạt động kinh doanh của ngân hàng nói chung. Với số lượng dân cư lớn, trình độ cao, thu nhập ổn định và đời sống vật chất và tinh thần ngày càng được nâng cao thì TP.HCM đang là nơi có dư nợ tín dụng tín chấp cao nhất trong tất cả các địa bàn hoạt động của ACB.

Dư nợ tín dụng tín chấp năm 2011 của khu vực TP.HCM chiếm 69,36% tổng dư nợ cho vay tín chấp tồn hệ thống, dư nợ năm 2012 của khu vực này đạt 632,095 tỷ đồng tương đương 70,25% tổng dư nợ tín dụng tín chấp của tồn hệ thống. Điều này cho thấy, tỷ trọng hoạt động tín dụng tín chấp khu vực TP.HCM luôn đạt khá cao (trên 60%) so với toàn hệ thống.

Khu vực miền Bắc là nơi có hoạt động tín chấp cao thứ hai so với TP.HCM, do địa bàn này triển khai hoạt động tín chấp khá trễ, đồng thời đơn vị chưa chú trọng đến hình thức cho vay này, nên thị trường miền bắc này còn bõ lỡ. Hiện tại khu vực miền bắc cũng mang nhiều yếu tố thuận lợi như ở khu vực TP.HCM, đặc biệt là khu vực thủ đơ Hà Nội, tỷ trọng hoạt động tín chấp tại khu vực miền bắc này chiếm 20,13% trong tổng dư nợ tín chấp của ACB năm 2011, chiếm gần 30% so với dư nợ tín chấp của khu vực TP.HCM năm 2011. Xét về số liệu tuyệt đối thì dư nợ hoạt động tín chấp này tại khu vực miền Bắc tăng qua các năm, nhưng tốc độ tăng chậm so với khu vực TP.HCM và chưa tương xứng với tốc độ tăng trưởng kinh tế của khu vực này, cần có biện pháp thúc đẩy tăng trưởng tín dụng tín chấp tại khu vực nhiều tiềm năng này.

- Tình hình hoạt động tín chấp theo từng sản phẩm tín chấp

Bảng 2.4: Dƣ nợ tín dụng cá nhân tín chấp phân theo từng sản phẩm của ACB từ năm 2010 - 2012 (đvt: triệu đồng)

Sản phẩm 2010 2011 2012 So sánh (2011/2010) So sánh (2012/2011) Cho vay tín chấp 620.123 410.380 616.787 - 33,82% 50,29% Thẻ tín dụng 179.291 152.475 188.303 - 14,95% 23,49% Thấu chi tín chấp 36.444 24.494 27.878 - 32,79% 13,81% Tổng dư nợ 835.858 587.349 886.968 - 29,73% 51,01%

Biểu 2.2: Dƣ nợ hoạt động tín dụng tín chấp theo sản phẩm năm 2010 (đvt: tỷ lệ %)

Biểu 2.3: Dƣ nợ hoạt động tín dụng tín chấp theo sản phẩm năm 2011 (đvt: tỷ lệ %

Biểu 2.4: Dƣ nợ hoạt động tín dụng tín chấp theo sản phẩm năm 2012 (đvt: tỷ lệ %)

Cơ cấu dư nợ tín dụng tín chấp phân theo sản phẩm trong những năm qua cho thấy ACB tập trung phần lớn vào hoạt động cho vay tín chấp và cấp thẻ tín dụng tín chấp, đặc biệt hoạt động cho vay tín chấp được khách hàng đặc biệt chú trọng quan tâm. Tỷ trọng hoạt động cho vay tín chấp của KHCN chiếm 69,87% trong tổng dư nợ của hoạt động tín chấp năm 2011, và 69,53% trong tổng dư nợ tín chấp năm 2012. Điều này chứng tỏ sản phẩm cho vay tiêu dùng tín chấp và sản phẩm thẻ tín dụng tín chấp đáp ứng được nhu cầu của đại đa số KH. Dư nợ của sản phẩm cho vay tiêu dùng tín chấp nhìn chung chiếm trên 60% tổng dư nợ của hoạt động cho vay tín chấp trong 3 năm gần đây. Ngoài ra, do ảnh hưởng chỉ tiêu khống chế hoạt động cho vay phi sản xuất kinh doanh của NHNN nên năm 2011, hầu hết các sản phẩm cho vay đều giảm, đặc biệt hoạt động cho vay tín chấp tiêu dùng giảm mạnh nhất đến 33,82%, nhưng hoạt động này gia tăng trở lại một cách đáng kể vào năm 2012, đảm bảo tăng trưởng tín dụng theo đúng mục tiêu của ACB đề ra, năm 2012 dư nợ của sản phẩm cho vay tiêu dùng tín chấp này gia tăng 50,29%, mức tăng cao nhất trong suốt quá trình triển khai hoạt động này trong gần 13 năm qua.

Sản phẩm thẻ tín dụng tín chấp cũng phát triển mạnh, ngồi khoản tiền vay cần ngay vào thời điểm có nhu cầu, rất nhiều KHCN có nhu cầu chi tiêu mua sắm trong thời gian dài hạn, do đó thẻ tín dụng tín chấp đang là sản phẩm được rất nhiều khách hàng cá nhân quan tâm đến. Do đó, năm 2012 dư nợ của sản phẩm thẻ tín dụng tín chấp ACB đạt 188,303 tỷ đồng, tăng 23,49% so với năm 2011, chiếm 21,23% so với tổng dư nợ hoạt động tín dụng tín chấp.

+ Hoạt động cho vay tín chấp tiêu dùng:

Dư nợ cho vay tín chấp tiêu dùng gia tăng đều qua các năm từ 620,123 tỷ đồng năm 2010, giảm xuống 410.380 tỷ đồng năm 2011, đến cuối tháng 12/2012 đạt 616,787 tỷ đồng, điều này chứng tỏ sản phẩm này đáp ứng yêu cầu của đối tượng KHCN, đồng thời chính sách và tiêu chuẩn sàn lọc khách hàng hợp lý, để vừa đảm bảo an toàn cho hoạt động này vừa đảm bảo tăng trưởng trong kinh doanh hoạt động tín dụng tín chấp.

Đây là sản phẩm tín dụng hỗ trợ nguồn vốn giúp khách hàng mua sắm vật dụng gia đình, sửa xe cơ giới, thanh tốn học phí, đi du lịch, chữa bệnh, ma chay, cưới hỏi, … và các nhu cầu thiết yếu khác trong cuộc sống. Khi tình hình kinh tế phát triển, nhu cầu nâng cao cuộc sống là điều tất yếu. Hiện ACB đã có quy định cụ thể về sản phẩm cho vay tín chấp tiêu dùng với những hàng rào kỹ thuật để được vay tín chấp hợp lý, khách hàng cần đủ những điều kiện sau để vay vốn:

2.2.3.2 Tỷ lệ nợ quá hạn tín dụng cá nhân tín chấp:

Việc phân loại nợ và trích lập dự phịng rủi ro tín dụng của ACB cũng như hệ thống ngân hàng được thực hiện theo quyết định số 493/2005/QĐ- NHNN ngày 22/04/2005 “V/v ban hành quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của TCTD” và quyết định số 18/2007/QĐ-NHNN do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ký ban hành ngày 25/04/2007 “ V/v sửa đổi bổ sung một số điều của Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phịng để xử lý rủi

ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của TCTD ban hành theo quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN”. Căn cứ vào các quy định trên, ACB cũng chia các khoản cho vay khách hàng thành 5 nhóm nợ căn cứ vào tình hình trả nợ và các yếu tố định tính như sau :

Nhóm 1 : Nợ đủ tiêu chuẩn Nhóm 2 : Nợ cần chú ý Nhóm 3 : Nợ dưới tiêu chuẩn Nhóm 4 : Nợ nghi ngờ

Nhóm 5 : Nợ có khả năng mất vốn

Trường hợp một khách hàng có nhiều hơn một khoản nợ với ACB mà có bất kỳ khoản nợ bị chuyển sang nhóm nợ rủi ro cao hơn thì ngân hàng buộc phải phân loại các khoản nợ cịn lại của khách hàng đó vào các nhóm nợ rủi ro cao hơn tương ứng với mức độ rủi ro. Khi ngân hàng tham gia cho vay hợp vốn khơng phải với vai trị là ngân hàng đầu mối, ngân hàng thực hiện phân loại các khoản nợ (bao gồm cả khoản vay hợp vốn) của khách hàng đó vào nhóm rủi ro cao hơn giữa đánh giá của ngân hàng đầu mối và đánh giá của ngân hàng.

Ngân hàng chủ động tự quyết định phân loại các khoản nợ vào các nhóm nợ rủi ro cao hơn tương ứng với mức độ rủi ro khi xảy ra một trong các trường hợp sau:

+ Khi có những diễn biến bất lợi từ tác động tiêu cực đến môi trường kinh doanh và lĩnh vực kinh doanh. Các chỉ tiêu tài chính của khách hàng hoặc khả năng trả nợ của khách hàng bị suy giảm;

+ Khách hàng không cung cấp cho ngân hàng các thơng tin tài chính kịp thời, đầy đủ và chính xác để Ngân hàng đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng.

Trong bài phân tích này, học viên đánh giá chỉ tiêu nợ quá hạn của ngân hàng trên cơ sở là nợ đủ chuẩn (nợ nhóm 1) và nợ quá hạn (nợ từ nhóm 2 đến nhóm 5).

Bảng 2.5: Tỷ lệ nợ quá hạn tín dụng cá nhân tín chấp tại ACB từ năm 2010 – 2012 (đvt: tỷ đồng)

Tiêu chí Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Nợ quá hạn tín chấp 15,1 18,9 27 Dư nợ hoạt động tín chấp 835,85 587,3 886,9 Tỷ trọng 1,80% 3,21% 3,04%

(Ng̀n: Báo cáo nội bộ tình hình tín chấp của ACB năm 2010 – 2012)

Biểu 2.5: Tỷ lệ nợ quá hạn tín dụng cá nhân tín chấp tại ACB từ 2010 – 2012 (đvt: tỷ đồng)

Sự tuột dốc của thị trường bất động sản từ năm cuối 2010 kéo dài đến năm 2011 và 2012 cũng phần nào ảnh hưởng đến hoạt động cho vay tín chấp KHCN. Mặt khác tình hình kinh doanh của khách hàng và các doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn do tình hình kinh tế thế giới chưa hồi phục sau cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2008 – 2009, ngoài ra hoạt động kinh doanh trong nước bị ảnh hưởng do lạm phát trong nước cao đẩy mặt bằng chi phí lãi vay

vượt quá khả năng trả nợ ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của khách hàng cũng như các công ty, điều này tác động trực tiếp đến tình hình kinh doanh các doanh nghiệp, từ đó ảnh hưởng đến mức lương/ thưởng và nghiêm trọng hơn là công ăn việc làm của các khách hàng đang vay vốn tại ACB. Từ đó, làm gia tăng nợ quá hạn khi ngân hàng khó thu hồi nợ vay, hay đời sống của người lao động bấp bênh, dẫn đến tình hình trả nợ của khách hàng cũng ảnh hưởng lớn.

Năm 2010 tỷ lệ nợ quá hạn chiếm 1,8% tổng dư nợ tín chấp của năm, tương ứng với số dư nợ quá hạn là 15,1 tỷ đồng. Đến năm 2011, dư nợ quá hạn tăng cao chiếm 3,21% tổng dư nợ, tương ứng dư nợ quá hạn là 18,9 tỷ đồng, tiếp đến là năm 2012 với tỷ lệ 3,04% tổng dư nợ tín chấp, tương ứng với 27 tỷ đồng. Năm 2011 là năm mà hoạt động tín dụng của ngân hàng nói chung là hoạt động tín dụng tín chấp nói riêng có nợ quá hạn cao nhất trong những năm gần đây. Tỷ lệ nợ quá hạn tín dụng cá nhân tín chấp của ACB năm 2011 tăng cao hơn so với năm 2010 đóng góp vào tỷ lệ nợ quá hạn chung của hệ thống với tỷ lệ là 0.02% so với tổng dư nợ. Trước những diễn biến tỷ lệ nợ quá hạn tăng cao do ảnh hưởng của điều kiện kinh tế, ACB cần có chính sách tìm hiểu và có biện pháp theo dõi thu hồi nợ thích hợp. Hoạt động này địi hỏi Trung tâm thu nợ hoạt động hiệu quả hơn giúp ACB hạn chế được tỷ lệ nợ quá hạn đang tăng cao. Mặt khác, khâu quan trọng nhất của hoạt động tín dụng cá nhân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển tín dụng cá nhân tín chấp tại ngân hàng TMCP á châu (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)