Sự thay đổi trong chính sách tín dụng tín chấp và cơ chế phê duyệt tín

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển tín dụng cá nhân tín chấp tại ngân hàng TMCP á châu (Trang 63 - 70)

4 .Phƣơng pháp nghiên cứu

2.3.1 Đánh giá thông qua các chỉ tiêu thể hiện mức độ phát triển tín dụng

2.3.1.6 Sự thay đổi trong chính sách tín dụng tín chấp và cơ chế phê duyệt tín

tín dụng tín chấp

+ Chính sách tín dụng tín chấp

Từ khi triển khai hoạt động tín dụng tín chấp đến nay, ACB đã rất nhiều lần thay đối chính sách và sản phẩm tín dụng này theo hướng thuận lợi cho KH, từng bước tháo gỡ những quy định khơng cịn phù hợp với tình hình thực tế, để đưa hoạt động tín dụng tín chấp ngày càng hồn thiện và phát triển hơn nữa.

Đã trải qua 23 lần thay đổi chính sách hoạt động tín chấp từ khi triển khai tháng 03/2000 đến nay, qua hơn 13 năm bình quân mỗi năm ACB đều xem xét chính sách tín dụng tín chấp, từ đó sửa đổi, bổ sung hoặc bãi bỏ những quy định chưa phù hợp, điều này chứng tỏ hoạt động cho vay này ACB hết sức chú trọng, khơng vì tỷ trọng sản phẩm này trong tổng dư nợ cho vay khơng cao mà có chút lơ là trong hoạt động.

Điển hình trong 23 lần thay đổi chính sách này ACB đã từng bước thay đổi và nới lỏng các quy định về:

+ Chức vụ của KH:

 Trước chính sách ban hành tháng 05/2012: ACB chỉ xem xét cho vay đối với KH không phải đối tượng lao động phổ thông (lao động phổ thông là: phụ bếp, hộ lý, tài xế, phụ xế, thủy thủ, lái tàu, lái phụ, bảo vệ, công nhân, giao hàng, thu cước, lao công, tạp vụ, bồi bàn, phục vụ, thợ)

 Sau chính sách ban hành tháng 05/2012: ACB cũng hạn chế cho vay đối với đối tượng lao động phổ thông, nhưng nếu đối tượng lao động phổ thơng này có mức thu nhập từ 10 triệu đồng trở lên thì ACB vẫn xem xét cho vay bình thường.

+ Kinh nghiệm cơng tác:

 Trước chính sách ban hành vào tháng 01/2013: kinh nghiệm công tác của KH tối thiểu 24 tháng và thời gian công tác tại công ty hiện tại 12 tháng, đối với tất cả các KHCN.

 Sau chính sách ban hành tháng 01/2013: ACB mở rộng thêm so với quy định trước đây: KH có thời gian cơng tác tại cơng ty hiện tại 18 tháng hoặc KH nhận lương qua ACB/ là đối tượng giáo viên/bác sĩ thì thời gian cơng tác tại cơng ty hiện tại 06 tháng.

+ Điện thoại bàn tại nhà:

 Trước chính sách ngày 01/2011: ACB yêu cầu KH phải có điện thoại bàn tại nhà để xác minh nơi cư trú của KH.

 Chính sách ban hành tháng 10/2011: ACB mở rộng thêm điều kiện này KH có thể thay thế điện thoại bàn tại nhà bằng hóa đơn di động trả sau đứng tên

chính KH và đăng ký tại địa chỉ nhà KH đang sống; hoặc nếu KH có sở hữu nhà đất tại nơi đăng ký vay thì được miễn điều kiện về điện thoại liên hệ tại nhà.

 Chính sách ban hành tháng 01/2013: ACB chính thức bãi bỏ việc xem xét về điều kiện điện thoại bàn tại nhà, KH chỉ cần có điện thoại liên hệ là có thể nằm trong đối tượng ACB xem xét cấp tín dụng.

+ Nơi cư trú: được ACB điều chỉnh rất nhiều lần, hiện tại ACB ưu tiên các KH nhận lương qua ACB, KH đã từng vay vốn tín chấp tại ACB và KH có thu nhập cao trên 15 triệu đồng/ tháng, KH chỉ cần có xác nhận tạm trú tại nơi đăng ký vay là được ACB chấp nhận.

+ Nguồn thu nhập:

 Trước chính sách tháng 01/2013: ACB chỉ xem xét các nguồn thu nhập chính từ lương mà KH cung cấp, không phân biệt ngành nghề mà KH đang cơng tác.

 Sau chính sách tháng 01/2013: ngồi cách tính lương chính như trước đây, ACB thiết kế riêng cách tính thu nhập ngồi lương cho đối tượng là giáo viên/ bác sĩ như sau:

Giáo viên/ Bác sĩ Đối tượng khác Thu nhập bao gồm lương và thu nhập

khác, với:

Lương: là thu nhập ổn định hàng tháng có trên bảng lương/ sao kê lương hoặc từ nguồn có chứng từ chứng minh khác.

Thu nhập khác: là thu nhập khác ngoài lương do KH kê khai (không cần chứng từ)

Thu nhập của KH = Lương * hệ số thu nhập < Lương + thu nhập

* Thu nhập chính (tính 100%): lương hàng tháng và các khoản phụ cấp ổn định hàng tháng hoặc quy về một tháng: + Lương cơ bản; + Lương kinh doanh; + Lương sản phẩm;

+ Thưởng theo định kỳ phát sinh thường xuyên trong 6 tháng gần nhất;

khác < thu nhập tối đa.

Hệ số thu nhập và thu nhập tối đa được quy định như sau:

Chức vụ Hệ số thu nhập Thu nhập tối đa + Hiệu trưởng /hiệu phó/ trưởng bổ mơn. + Giám đốc/ phó giám đốc bệnh viên/trưởng khoa + Bác sĩ + Giảng viên Đại học, sau đại học, học viện

3 30 triệu đồng

+ Giáo viên dạy mơn chính (Tốn, vật lý, hóa học, ngoại ngữ, văn) có kinh nghiệm 1 năm trở lên + Giảng viên cao đẳng 2,5 25 triệu đồng

+ Giáo viên dạy mơn chính (Tốn, vật lý,

2 20 triệu đồng

+ Các khoản phụ cấp: chức vụ, trách nhiệm, thâm niên, độc hại, điện thoại, xăng xe, tiền cơm giữa ca, thưởng theo doanh số bán hàng phát sinh thường xuyên trong 03 tháng gần nhất.

* Thu nhập khác: phải có chứng từ chứng minh và tính tối đa khơng qua 30% thu nhập chính.

hóa học, ngoại ngữ, văn) có kinh nghiệm dưới 1 năm + Giáo viên dạy môn Tin học, sinh học. + Giảng viên trung cấp/ trường nghề/ trung tâm đào tạo. + Giáo viên còn lại 1,5 10 triệu đồng + Hệ số nhân thu nhập:

 Trước chính sách vào tháng 05/2012: ACB nhất quán hệ số nhân thu nhập như sau:

Thu nhập < 10 triệu đồng/ tháng: tối đa 8 lần Thu nhập < 20 triệu đồng/ tháng: tối đa 10 lần

Thu nhập từ 20 triệu đồng/ tháng trở lên: tối đa 12 lần

 Sau chính sách ban hành vào tháng 05/2012: ACB ưu tiên thêm cho đối tượng KH nhận lương qua ACB và hạ thấp mức lương xem xét theo hệ số nhân như sau:

KH nhận lương qua ACB:

Thu nhập < 10 triệu đồng/ tháng: tối đa 10 lần Thu nhập < 15 triệu đồng/ tháng: tối đa 13 lần Thu nhập từ 15 triệu trở lên: tối đa 15 lần

Thu nhập < 10 triệu đồng/ tháng: tối đa 8 lần Thu nhập < 15 triệu đồng/ tháng: tối đa 10 lần Thu nhập từ 15 triệu đồng/ tháng: tối đa 12 lần.

ACB đang từng bước, từng bước thay đổi chính sách theo hướng mở rộng tín dụng, đơn giản hóa thủ tục cho KH, để hoạt động tín dụng tín chấp ngày càng được lớn mạnh đi đôi với an tồn hoạt động tín dụng. Dư nợ tín dụng gia tăng nhanh chóng, đồng thời tỷ lệ nợ quá hạn trong tầm kiểm sốt đã chứng tỏ việc cải tiến chính sách của ACB là đúng đắn và ngày càng phát huy tác dụng.

+ Phê duyệt tín dụng tín chấp

Trước tháng 01/2011:

Khi bắt đầu triển khai hồ sơ tín chấp, ACB áp dụng duyệt hồ sơ tín chấp theo cấp phê duyệt, hồ sơ tín chấp hợp lệ sản phẩm được phê duyệt bởi cấp kiểm sốt, hồ sơ tín chấp ngoại lệ được Ban tín dụng (gồm 3 thành viên là giám đốc/ phó giám đốc có kinh nghiệm xét duyệt hồ sơ tín dụng nhiều năm theo quy định của ACB từng thời kỳ). Tuy nhiên sau khi nhận thấy tỷ lệ nợ quá hạn của hoạt động gia tăng và tính thiếu minh bạch trong hoạt động này. ACB bắt đầu triển khai phê duyệt hồ sơ tín chấp theo cơ chế chuyên viên từ tháng 01/2011.

Từ tháng 01/2011:

ACB bắt đầu việc tiếp cận phê duyệt hồ sơ tín chấp theo cơ chế chuyên viên phê duyệt. Với cơ chế này, chuyên viên phê duyệt được phân theo bậc từ bậc 2 đến bậc 7, tương ứng với số tiền xét duyệt tăng tương ứng theo bậc chuyên viên, cụ thể như sau:

+ Chuyên viên phê duyệt bậc 2: hạn mức phê duyệt tối đa đến 50 triệu đồng.

+ Chuyên viên phê duyệt bậc 3: hạn mức phê duyệt tối đa đến 100 triệu đồng.

+ Chuyên viên phê duyệt bậc 4: hạn mức phê duyệt tối đa đến 200 triệu đồng.

+ Chuyên viên phê duyệt bậc 5: hạn mức phê duyệt tối đa đến 300 triệu đồng.

+ Chuyên viên phê duyệt bậc 6: hạn mức phê duyệt tối đa đến 500 triệu đồng.

+ Chuyên viên phê duyệt bậc 7: han mức phê duyệt trên 500 triệu đồng. Hồ sơ tín chấp được phân cơng tương ứng theo số tiền vay và nhu cầu vay vốn của KH, sau đó được chuyển cho chuyên viên phê duyệt trong giới hạn phê duyệt cho phép của chuyên viên đó. Hoạt động phê duyệt này còn tiền ẩn nhiều rủi ro do mức độ phức tạp của hồ sơ tín chấp khơng chỉ nằm tại hạn mức vay của KH. Việc phân công phê duyệt theo số tiền vay chưa đảm bảo tính an tồn cho việc xét duyệt tín dụng. Một hồ sơ tín chấp cịn tiềm ẩn rủi ro tại các tiêu chí khác như nơi cư trú của KH, kinh nghiệm KH công tác tại lĩnh vực hiện tại, lịch sử quan hệ tín dụng của KH với các TCTD khác….nên việc phân chưa theo số tiền vay chỉ được ACB áp dụng trong thời gian ngắn.

Từ tháng 06/2012:

Từ tháng 06/2012, ACB bước đầu triển khai phê duyệt hồ sơ tín chấp phân công cho chuyên viên phê duyệt theo thẻ điểm của hồ sơ tín chấp. Theo đó, hồ sơ tín chấp sẽ được chấm điểm trước khi trình hồ sơ, hệ thống công nghệ thông tin của ACB sẽ dựa theo thẻ điểm này phân công cho chuyên viên phê duyệt tương ứng với số điểm của hồ sơ.

Thẻ điểm: là bộ tiêu chí dùng để chấm điểm hồ sơ tín dụng, bao gồm: thơng tin nhân thân khách hàng, tiêu chí về thông tin giao dịch, thông tin về thu nhập và chi phí, thơng tin về nhu cầu vay vốn của KH…..

Nguyên tắc xác định bậc chuyên viên là dựa vào hạn mức chuyên viên, điểm xét duyệt và tiêu chí sản phẩm tín dụng của hồ sơ tín dụng. Chi tiết như sau:

Bước 1: Xác định bậc chuyên viên phê duyệt dựa vào hạn mức phê duyệt của chuyên viên theo quy định xét duyệt tín dụng theo cơ chế chuyên viên.

Bước 2: Xác định bậc chuyên viên phê duyệt theo hồ sơ tín dụng dựa vào thẻ điểm xét duyệt và tiêu chí sản phẩm tín dụng của hồ sơ tín dụng như sau: Điểm xét duyệt Hồ sơ tín dụng theo chuẩn sản phẩm tín dụng Hồ sơ tín dụng ngoại lệ về tiêu chuẩn sản phẩm tín dụng

Nhỏ hơn 420 điểm Chuyên viên bậc 4 trở lên phê duyệt

Chuyên viên phê duyệt bậc 6 trở lên phê duyệt

Lớn hơn hoặc bằng 420 điểm

Chuyên viên bậc 3 trở lên phê duyệt

Chuyên viên bậc 5 trở lên phê duyệt

Bước 3: Xác định bậc chuyên viên phê duyệt của hồ sơ tín dụng theo nguyên tắc lấy giao của các bậc chuyên viên xác định được ở bước 1 và bước 2.

ACB ngày càng hoàn thiện cơ chế xét duyệt hồ sơ tín dụng tín chấp theo cơ chế chuyên viên để đảm bảo có thể kiểm sốt rủi ro trong hoạt động tín dụng tín chấp, đảm bảo tăng trưởng hoạt động tín chấp bền vững.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển tín dụng cá nhân tín chấp tại ngân hàng TMCP á châu (Trang 63 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)