Thực trạng hoạt động Ngân hàng TMCP Sài Gòn trên cơ sở hợp nhất ba

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện hoạt động ngân hàng TMCP sài gòn sau hợp nhất (Trang 42 - 47)

1.1.2.2 .Hoạt động sử dụng vốn

2.2. Thực trạng hoạt động Ngân hàng TMCP Sài Gòn trên cơ sở hợp nhất ba

FCB tỷ trọng này thấp hơn so với TNB nhưng cũng lên đến khoảng 25%.

Sau khi tái cơ cấu tài chính trong giai đoạn 1990-2000 và tăng vốn mạnh trong những năm gần đây, cơ cấu cổ đông sở hữu SCB, TNB và FCB đã thay đổi hoàn toàn. Đến năm 2011, cả ba ngân hàng này đều do một nhóm nhà đầu tư và công ty liên kết nắm quyền kiểm sốt, mặc dù hầu như khơng có ai chính thức xuất hiện là cổ đơng lớn sở hữu trên 5% tổng giá trị cổ phần.

Như vậy, tính tới thời điểm 9 tháng đầu năm 2011, ba ngân hàng SCB, TNB và FCB đều có dấu hiệu của rủi ro thanh khoản, nguy cơ lớn nằm ở những khoản cho vay để đầu tư và kinh doanh BĐS, cùng với việc tăng tài sản chủ yếu nằm ở các khoản phải thu và tài sản khác, nợ xấu tăng cao. Trong khi đó thì quy mơ và thị phần của ba ngân hàng này khá nhỏ, cùng với tình trạng sở hữu chéo giữa ba ngân hàng thì hợp nhất chỉ cịn là vấn đề thời gian.

Ngày 26/12/2011, NHNN đã thông qua việc hợp nhất tình nguyện của ba ngân hàng SCB, TNB, FCB. SCB hợp nhất chính thức đi vào hoạt động từ ngày 01/01/2012, yêu cầu đặt ra với SCB hợp nhất là phải nhanh chóng thực hiện tái cơ cấu để phù hợp với hoàn cảnh mới.

2.2. Thực trạng hoạt động Ngân hàng TMCP Sài Gòn trên cơ sở hợp nhất ba ngân hàng ngân hàng

2.2.1. Cơ sở của việc hợp nhất

SCB, FCB, TNB hợp nhất nhằm đáp ứng yêu cầu của phát triển trong giai đoạn mới, trên cơ sở:

Thứ nhất, phù hợp với chính sách chủ trương của Nhà nước, NHNN về việc chấn chỉnh, sắp xếp và lành mạnh hóa các TCTD cổ phần, giảm bớt các TCTD hiện hữu. Tiên phong trong việc hợp nhất sẽ tạo điều kiện cho Ngân hàng tiếp cận được những khuyến khích và hỗ trợ từ nhà nước.

Thứ hai, cổ đơng chính của 3 Ngân hàng có quan điểm đồng thuận cao về việc hợp nhất.

Thứ ba, Ngân hàng hợp nhất sau hợp nhất nằm trong Top 5 Ngân hàng TMCP (không xét các Ngân hàng quốc doanh) xét về vốn điều lệ, nâng cao vị thế cạnh tranh đối với các đối thủ trong ngành.

Thứ tư, phát huy lợi thế kinh tế về quy mô, giảm cạnh tranh nội bộ, tiết kiệm chi phí, nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản.

Thứ năm, việc ba Ngân hàng hợp nhất càng tăng vị thế trong ngành và hình ảnh Ngân hàng sau hợp nhất sẽ ảnh hưởng mạnh đến sự lựa chọn của khách hàng.

Thứ sáu, cơ cấu nhân sự được giữ nguyên tạo tâm lý ổn định cho nhân viên khi làm việc.

2.2.2. Nội dung hợp nhất

2.2.2.1. Nguyên tắc hợp nhất

Việc hợp nhất ba ngân hàng dựa trên các nguyên tắc sau:

Thứ nhất, đảm bảo không ảnh hưởng đến quyền lợi của khách hàng, đặc biệt quyền lợi của người gửi tiền tại Ngân hàng tham gia hợp nhất.

Thứ hai, không chấp thuận việc rút khỏi việc hợp nhất với bất cứ lý do gì. Thứ ba, ĐHĐCĐ của các Ngân hàng tham gia hợp nhất thông qua quyết định về việc hợp nhất theo điều kiện, thể thức họp và biểu quyết theo quy định của pháp luật hiện hành.

Thứ tư, nghiêm cấm việc phân tán tài sản dưới mọi hình thức.

Thứ năm, khơng thực hiện việc chia tách cổ phiếu, chia cổ tức bằng cổ phiếu hay làm tăng hay giảm số cổ phiếu và/hoặc pha loãng giá trị sổ sách của cổ phiếu đang lưu hành dưới bất kỳ hình thức nào.

Thứ sáu, ngân hàng sau hợp nhất sẽ tiếp nhận và thực thi các quyền của chủ sở hữu đối với tồn bộ tài sản, thương hiệu, hình ảnh, tên gọi, mã chứng khoán, các tài sản sở hữu trí tuệ khác; chịu trách nhiệm về tất cả các khoản nợ, các khoản thuế, nghĩa vụ tài chính; tiếp nhận toàn bộ các quyền và nghĩa vụ đối với các giao dịch dân sự, kinh tế thương mại, lao động do các bên đã xác lập trước đó.

2.2.2.2 . Hợp nhất tài chính và hốn đổi cổ phiếu

Ba ngân hàng hợp nhất tài chính và hoán đổi cổ phiếu như sau:

Thứ nhất, các Bên thống nhất tỷ lệ hốn đổi cổ phiếu phổ thơng của ba Ngân hàng là 1:1 (mỗi cổ phiếu phổ thông của một Ngân hàng sẽ được hoán đổi thành một cổ phiếu của SCB hợp nhất theo nguyên tắc ngang bằng mệnh giá). Trong mọi trường hợp không áp dụng chuyển đổi thành tiền.

Thứ hai, báo cáo kiểm toán 9 tháng đầu năm 2011 của từng Ngân hàng sẽ là cơ sở cho việc hợp nhất các số liệu kế toán và chuyển giao tài sản. Các biến động tài sản trong khoảng thời gian từ 0 giờ ngày 01 tháng 10 năm 2011 tới ngày hợp nhất sẽ được các Ngân hàng theo dõi riêng và chuyển giao toàn bộ số liệu cho SCB hợp nhất.

Thứ ba, giá trị sổ sách của 03 Ngân hàng tham gia hợp nhất sẽ được chuyển giao cho SCB hợp nhất vào ngày hợp nhất và vốn điều lệ của SCB hợp nhất sẽ bằng tổng vốn điều lệ của 3 Ngân hàng tham gia hợp nhất theo Kết quả kiểm toán hợp nhất do NHNN chỉ định.

2.2.2.3. Hợp nhất hoạt động

Hợp nhất hoạt động ba ngân hàng với những điều khoản cơ bản sau:

Thứ nhất, áp dụng hệ thống Kiểm tra, Kiểm soát và Kiểm toán nội bộ của SCB cho SCB hợp nhất.

Thứ hai, hợp nhất Hệ thống thông tin quản lý và hệ thống truyền dữ liệu SmartBank tiến tới sang hệ thống Corebanking T24 hoặc Flexcube tùy tình hình thực tế.

Thứ ba, ngay sau thời điểm việc hợp nhất có hiệu lực, tồn bộ các lao động có ký hợp đồng lao động với SCB, TNB, FCB sẽ trở thành lao động của SCB hợp nhất.

Thứ tư, báo cáo kiểm toán 9 tháng đầu năm 2011 của từng Ngân hàng sẽ là cơ sở cho việc hợp nhất các số liệu kế toán và chuyển giao tài sản.

Thứ năm, mỗi bên sẽ chịu chi phí của mình phát sinh liên quan đến việc hợp nhất.

2.2.2.4. Ngân hàng sau hợp nhất

Ngày 26/12/2011, Thống đốc NHNN chính thức cấp Giấy phép số 238/GP- NHNN về việc thành lập và hoạt động Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) trên cơ sở hợp nhất tự nguyện 3 Ngân hàng: Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB), Ngân hàng TMCP Đệ Nhất (Ficombank), Ngân hàng TMCP Việt Nam Tín Nghĩa (TinNghiaBank). Ngân hàng TMCP Sài Gòn (Ngân hàng hợp nhất) chính thức đi vào hoạt động từ ngày 01/01/2012. Cụ thể như sau:

Bảng 2.8. Tên ngân hàng sau hợp nhất

Tên sau hợp nhất Ngân hàng TMCP Sài Gòn

Tên bằng tiếng Anh Sai Gon Commercial Joint Stock Bank Tên giao dịch tiếng Việt Ngân hàng Sài Gòn

Tên giao dịch tiếng Anh Sai Gon Commercial Bank

Tên viết tắt SCB

(Nguồn: Giới thiệu tổng quát về ngân hàng TMCP Sài Gịn)

Trụ sở chính: 927 Trần Hưng Đạo, Phường 1, Quận 5, Tp. Hồ Chí Minh Vốn điều lệ: 10.583.801.040.000đ

Tổng số cổ phần lưu hành: 1.058.380.104 cổ phần

Lĩnh vực kinh doanh: kế thừa và thực hiện tất cả những hoạt động kinh doanh hiện tại của SCB, TNB và FCB - những hoạt động mà một NHTM được phép thực hiện theo các quy định của Luật các TCTD hiện hành.

Biểu đồ 2.1. Cơ cấu sở hữu sau hợp nhất

14.41%

85.18% 0.41%

Tổ chức trong nước Cá nhân trong nước Cổ phiếu quỹ

(Nguồn: Giới thiệu tổng quát về ngân hàng TMCP Sài Gòn)

Sau hợp nhất ba ngân hàng cơ cấu nhân sự được giữ nguyên tạo tâm lý ổn định cho nhân viên khi làm việc. Tổng nhân sự sau hợp nhất gần 4000 CBCNV.

Bảng 2.9. Nhân sự sau hợp nhất

Cấp nhân sự Số lượng

(người)

Hội đồng quản trị 11

Ban kiểm soát 5

Ban cố vấn HĐQT 4

Ban điều hành 12

Giám đốc khối, trưởng phòng ban Hội sở 48

Giám đốc Sở giao dịch, chi nhánh 51

Trưởng phòng giao dịch, quỹ tiết kiệm, điểm giao dịch 175

Cán bộ nhân viên 3,677

Tổng cộng 3,983

Hệ thống của SCB hợp nhất tính trên tổng số lượng trụ sở chính, sở giao dịch, chi nhánh, phịng giao dịch, quỹ tiết kiệm và điểm giao dịch ước khoảng 230 đơn vị trên cả nước, giúp khách hàng giao dịch một cách thuận lợi.

Bảng 2.10. Mạng lưới sau hợp nhất Loại hình tổ chức Số lượng Hội sở chính 1 Sở giao dịch 1 Chi nhánh 49 Phòng giao dịch 119

Quỹ tiết kiệm 54

Điểm giao dịch 2

Công ty trực thuộc 1

Tổng cộng 227

(Nguồn: Giới thiệu tổng quát về ngân hàng TMCP Sài Gòn)

SCB sau hợp nhất với quyết tâm xây dựng SCB trở thành NHTMCP có quy mơ vốn và tài sản trong nhóm 10 ngân hàng dẫn đầu trên thị trường, cung cấp giải pháp tài chính linh hoạt để đáp ứng nhu cầu của khách hàng trên thị trường.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện hoạt động ngân hàng TMCP sài gòn sau hợp nhất (Trang 42 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)