1.1.2.2 .Hoạt động sử dụng vốn
3.2. Giải pháp hoàn thiện hoạt động tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn sau hợp
3.2.1.2. Xử lý nợ tồn đọng và nợ xấu
SCB cần tăng cường công tác xử lý, thu hồi nợ, trong đó tập trung thu hồi nợ quá hạn – nợ xấu, mục tiêu đưa tỷ lệ nợ quá hạn xuống dưới 5% và nợ xấu xuống dưới 3% tổng dư nợ. Để làm tốt công tác xử lý nợ, SCB có thể thực hiện một số giải pháp sau:
*Đối với nợ tín dụng có tài sản bảo đảm
- Chủ động bàn bạc với khách hàng thống nhất số vốn và lãi phải thanh toán cho Ngân hàng, tạo điều kiện cho khách hàng tìm người mua tài sản để giải quyết nợ hoặc thỏa thuận về giá tài sản để phát mại theo các hình thức như tự bán cơng khai trên thị trường.
- Đối với những tài sản bảo đảm nợ vay có phán quyết của Tịa án và đang thi hành án, tập hợp báo cáo NHNN để có ý kiến với Cơ quan thi hành án nhanh chóng định giá phát mại. Bên cạnh đó vẫn phải tăng cường tìm kiếm đối tác có nhu cầu mua tài sản để đẩy nhanh quá trình bán đấu giá tài sản thu nợ.
- Đối với những tài sản bảo đảm nợ vay hoặc tài sản tiếp quản chưa đầy đủ thủ tục pháp lý, tập hợp báo cáo NHNN để có ý kiến với các Cơ quan chức năng có thẩm quyền hồn thiện hồ sơ pháp lý để có thể bán tài sản thu hồi nợ. Tuy nhiên, việc xử lý nhóm nợ này của SCB đạt hiệu quả thấp là do các vướng mắc chủ yếu ở 3 khâu: thủ tục pháp lý của tài sản không đầy đủ, việc thi hành án chậm trễ và việc thanh lý tài sản gặp khó khăn. Để giải quyết vướng mắc này địi hỏi sự nỗ lực
của cả hai phía Chính phủ và NHTM nói chung và SCB nói riêng. Trong từng khâu, theo tình thế đặc biệt, các biện pháp cần triển khai đồng bộ như sau:
Khâu thủ thục pháp lý của tài sản đảm bảo: Các vấn đề nảy sinh ở khâu này chủ
yếu liên quan đến các quy định pháp lý nên rất cần có sự hỗ trợ từ phía Nhà nước mới hy vọng giải quyết được. Cụ thể như do vướng mắc với các Luật (Luật dân sự, Luật đất đai…), Chính phủ cần đệ trình Quốc hội cho phép áp dụng Đạo luật đặc biệt như nhiều quốc gia đã làm để giải quyết tổng thể sự vướng mắc này, nhanh chóng tạo ra khung pháp lý cho q trình “giải phóng” các tài sản bảo đảm tồn đọng, không xử lý được.
Khâu thi hành án: Ở khâu này, mọi việc sẽ khơng cịn q khó khăn nếu như các
vấn đề ở khâu thủ tục pháp lý nêu trên đã được xử lý. Tuy nhiên, để tăng cường hiệu quả thi hành án, cần có những quy định thật chặt chẽ (quyền, nghĩa vụ, thời gian, cưỡng chế khi cần thiết) đối với quá trình thực hiện các quyết định của tòa án của các bên liên quan và sự phối hợp, hỗ trợ của các cơ quan có thẩm quyền đối với ngân hàng cho vay.
Khâu thanh lý tài sản: Trách nhiệm chủ yếu thuộc về SCB. SCB phải thật
năng động trong việc áp dụng các phương pháp xử lý tài sản (bán đấu giá tài sản, khai thác hay liên doanh khai thác, sử dụng nội bộ…) sao cho phù hợp và mang lại hiệu quả cao, nhanh chóng làm lành mạnh tình hình tài chính. Có thể thơng qua các AMC của mình để xử lý khâu này nhưng phải có giải pháp hỗ trợ về phương thức bán tài sản, không chỉ trông chờ vào các AMC vì trong nhiều trường hợp các AMC này khơng có đủ vốn mua rồi mới bán các tài sản của chính ngân hàng mẹ. Bên cạnh đó, Ban chỉ đạo về xử lý tài sản (đã được thành lập) cần chỉ đạo các AMC xử lý dứt điểm, nhanh chóng, đúng trình tự và quy định của pháp luật các tài sản bảo đảm, nhất là bất động sản, tránh tình trạng các AMC sa đà vào các hoạt động kinh doanh bất động sản. Trong trường hợp bán đấu giá tài sản, SCB cần lưu ý: (i) nếu giá khởi điểm bán đấu giá tại bất kỳ lần đấu giá nào có giá thấp hơn dư nợ thực tế của khách hàng thì phải thơng qua Phịng xử lý & thu hồi nợ để có hướng xử lý
phù hợp; (ii) nếu bán đấu giá khơng thành thì SCB phải chủ động quyết định tỷ lệ hạ giá theo nguyên tắc không gây thiệt hại cho SCB; (iii) SCB làm việc với khách hàng, thuyết phục hướng khách hàng đồng thuận với SCB trong việc lựa chọn đơn vị bán đấu giá là Trung tâm Bán đấu giá trực thuộc Sở tư pháp Tỉnh/Thành phố nhằm hạn chế các vấn đề tiêu cực có thể xảy ra.
Ngồi ra, SCB có thể giảm dần giá trị tài sản nhận gán nợ theo đúng lộ trình đã trình NHNN thông qua các biện pháp xử lý, bán nợ hoặc đưa vào khai thác sử dụng làm trụ sở SCB, góp phần cải thiện chất lượng tài sản có và thu hồi nguồn vốn kinh doanh.
*Đối với nợ tồn đọng khơng có tài sản bảo đảm:
- Bán lại nợ để thu hồi vốn. Để làm được điều này, SCB cần phải nâng cao vai trò của AMC để xử lý nợ. Trong trường hợp AMC không thể giải quyết được, SCB thực hiện bán nợ cho công ty quản lý tài sản VAMC, VAMC mua nợ sẽ trả bằng trái phiếu của VAMC, nên mặc dù ngân hàng vẫn phải trích dự phịng rủi ro 20% cho trái phiếu, nhưng so với tỷ lệ trích dự phịng cho các nhóm nợ nhóm 4, nhóm 5 (50%, 100%) thì vẫn có lợi hơn nhiều.
- Chuyển nợ thành vốn góp vào doanh nghiệp. Trong trường hợp doanh nghiệp mất khả năng trả nợ, SCB cần đánh giá lại doanh nghiệp, nếu có tình hình vẫn cịn khả năng phát triển thì SCB thực hiện chuyển nợ thành vốn góp vào doanh nghiệp.
- Trong trường hợp, doanh nghiệp mất khả năng thanh toán nợ. SCB phải đẩy mạnh thu hồi đối với các khoản nợ đã xử lý bằng dự phòng nhằm tạo nguồn thu cho hoạt động kinh doanh và cải thiện tình hình tài chính.
3.2.2. Nhóm giải pháp về vốn, tín dụng, rủi ro, công nghệ:
3.2.2.1. Quản lý vốn
Mục tiêu lớn nhất của SCB trong công tác quản lý vốn là giữ vững thanh khoản bằng cách đẩy mạnh huy động thị trường 1; hoàn trả nợ vay tái cấp vốn và trả dần các khoản nhận tiền gửi thị trường 2; tiến tới giảm dần chi phí giá vốn. Cụ thể:
Thứ nhất, về quản trị nguồn và sử dụng nguồn:
SCB phải cơ cấu lại nguồn vốn huy động phù hợp với diễn biến thị trường theo hướng gia tăng tỷ trọng tiền gửi của dân cư, tăng huy động trung dài hạn và giảm dần lãi suất huy động. SCB thực hiện cơ cấu lại bằng cách thực hiện các sản phẩm/ chương trình tiết kiệm dài hạn với những chính sách ưu đãi cạnh tranh với ngân hàng bạn để thu hút nguồn vốn dài hạn từ dân chúng.
Qua đó, SCB cải thiện kỳ hạn huy động bình qn, giảm dần chênh lệch kỳ hạn giữa nguồn vốn và sử dụng nguồn nhằm giảm áp lực thanh khoản trong những thời điểm thị trường biến động, góp phần đảm bảo các tỷ lệ an toàn hoạt động của ngân hàng. Đồng thời, SCB cũng phải duy trì lượng tiền mặt, tiền gửi NHNN và tài sản thanh khoản phù hợp, đảm bảo các quy định của NHNN về thanh khoản, dự trữ bắt buộc.
Thứ hai, SCB cần tăng cường huy động, đặc biệt là thị trường 1 để đáp ứng yêu cầu thanh khoản:
SCB cần tăng cường các hoạt động chăm sóc, giữ chân và tiếp thị khách hàng, đặc biệt là của các khách hàng đã từng có quan hệ với ngân hàng. Để thực hiện được công tác này SCB phải nâng cao nhận thức cũng như trình độ của đội ngũ nhân viên và thành lập trung tâm giao dịch khách hàng để nâng cao được công tác phục vụ, chăm sóc khách hàng gia tăng chất lượng dịch vụ, nâng cao khả năng cạnh tranh và đặc biệt đẩy mạnh hoạt động bán hàng qua kênh phân phối điện tử. SCB cần có những chính sách tốt dành cho khách hàng lâu năm, thân thiết để duy trì quan hệ với khách hàng. Song song đó, SCB cần xây dựng và triển khai hoạt động của bộ phận nghiên cứu thị trường, từng bước thu thập và hoàn thiện cơ sở dữ liệu khách hàng, sử dụng các tiêu thức khác nhau để chia nhỏ thị trường theo các đơn vị nhỏ có sự đồng nhất về bản chất hay tính chất hoạt động
Bên cạnh đó, để tăng huy động thị trường 1, SCB phải thực hiện đa dạng hóa sản phẩm, dịch vụ, tăng cường cơng tác chăm sóc khách hàng hướng đến đối tượng mục tiêu là khách hàng cá nhân. Nghiên cứu và triển khai các sản phẩm dịch vụ chương trình và chính sách huy động với tính hấp dẫn cao, đặc biệt là các sản phẩm dịch vụ
ngân hàng bán lẻ để hỗ trợ cơng tác huy động vốn, trong đó ưu tiên nguồn vốn ổn định và nguồn vốn có giá rẻ. Duy trì và từng bước phát huy vai trò của các sản phẩm dịch vụ bổ trợ cho huy động vốn nhằm hạn chế bớt tác động cạnh tranh từ các sản phẩm thay thế. Đặc biệt cần chú trọng đến các gói dịch vụ dành cho khách hàng tổ chức. SCB cần quan tâm dịch vụ ngân hàng trọn gói giúp ngân hàng nâng cao hiệu quả chiến lược quan hệ khách hàng nhằm tạo lập và duy trì quan hệ với các khách hàng, có thể đem lại khả năng sinh lời triển vọng và sự thành công ổn định lâu dài cho ngân hàng. Đó chính là lợi ích vượt trội của dịch vụ ngân hàng trọn gói đối với Ngân hàng mà các giao dịch đơn lẻ khơng thể có được. Hiện nay, dịch vụ ngân hàng trọn gói khơng xa lạ gì đối với các ngân hàng bạn, nhưng tại SCB thì dịch vụ này vẫn chưa phổ biến. Chính vì vậy, SCB có thể tham khảo các gói dịch vụ của ngân hàng bạn, qua đó để phát triển sản phẩm của bản thân đa dạng hơn.
Bên cạnh việc đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ, SCB cũng phải rà soát và đánh giá lại danh mục sản phẩm dịch vụ hiện hữu, xây dựng danh mục sản phẩm dịch vụ hoàn chỉnh cho hoạt động của ngân hàng vào các năm tiếp theo phù hợp với từng đối tượng khách hàng mục tiêu và đem lại lợi ích cao nhất cho khách hàng.
Nhằm tăng huy động, khuyến khích nhân viên, SCB cần thực hiện những chương trình thi đua huy động vốn giữa các đơn vị chi nhánh trong SCB, có chế độ khen thưởng rõ ràng đối với cá nhân và đơn vị để khuyến khích sự tham gia từ cá nhân đến đơn vị, góp phần đẩy mạnh cơng tác huy động vốn.
Thứ ba, SCB trên cơ sở huy động vốn tiếp tục hoàn trả nợ vay tái cấp vốn
của NHNN theo kế hoạch phù hợp với diễn biến nguồn vốn kinh doanh, theo lộ trình cụ thể:
Đơn vị tính: tỷ đồng
Thanh tốn Kế hoạch hồn trả Lộ trình
Tổng cộng 9.772
Đợt 1 1.500 Quý I/2013
Đợt 2 2.000 Quý II/2013
Đợt 4 1.272 Quý IV/2013
Đợt 5 1.500 Quý I/2014
Đợt 6 1.500 Quý II/2014
Thứ tư, SCB cần giải quyết các vấn đề còn tồn đọng trên thị trường 2, bằng các biện pháp: (i) SCB cần đàm phán và ký hợp đồng cơ cấu lại toàn bộ các khoản nợ quá hạn với các TCTD chưa đồng ý gia hạn hoặc chưa ký hợp đồng gia hạn theo đúng chủ trương của NHNN; (ii) SCB cần tăng cường quan hệ và đàm phán gia hạn các khoản tiền gửi của các TCTD khác nhằm ổn định nguồn vốn thị trường 2 với mức lãi suất giảm dần; (iii) Để giải quyết các món vay trên thị trường 2, SCB cần hoán đổi tài sản đảm bảo để thu hồi toàn bộ các khoản vàng đang cầm cố tại TCTD khác. SCB cần phải đảm bảo đáp ứng các quy định về điều kiện tham gia giao dịch cho vay, đi vay; mua, bán có kỳ hạn giấy tờ có giá trên thị trường liên ngân hàng theo Thông tư 21/2012/TT-NHNN ngày 18/06/2012 của NHNN và Thông tư 01/2013/TT-NHNN ngày 07/01/2013 về việc sửa đổi, bổ sung thông tư 21/2012/TT-NHNN.
Ngồi ra, SCB thực hiện cơng tác quản lý vốn tốt, đảm bảo thanh khoản lẫn quản lý nguồn vốn chặt chẽ, SCB cần phát huy vai trò của Ủy ban quản lý tài sản nợ - tài sản có (ALCO) để có những bước đi đúng đắn trong công tác quản lý vốn, đồng thời kiểm soát được những rủi ro phát sinh trong quá trình hoạt động của ngân hàng.
Bên cạnh đó, để quản lý tốt rủi ro thanh khoản, SCB cần có một chiến lược quản lý thanh khoản, tất cả các bộ phận kinh doanh trong ngân hàng có ảnh hưởng tới rủi ro thanh khoản cần nhận thức đầy đủ về chiến lược thanh khoản và trong hoạt động phải luôn tuân thủ những quy định, những giới hạn cho phép, đặc biệt lưu ý đến các chỉ số an toàn trong kinh doanh. Chiến lược phải khá cụ thể như cơ cấu tài sản có, cơ cấu nguồn, phương pháp quản lý thanh khoản… phải nêu rõ phương thức xử lý những vấn đề tiềm ẩn khi có sự gián đoạn về thanh khoản.
3.2.2.2. Quản lý tín dụng
SCB cần tăng trưởng tín dụng thận trọng, tập trung đẩy mạnh công tác thu hồi nợ quá hạn, nợ xấu và triển khai các giải pháp bán nợ, cơ cấu nợ và cấn trừ nợ nhằm cải thiện chất lượng tín dụng.
Song song đó, SCB cần có một bộ phận lập kế hoạch trong quá trình tăng trưởng cũng như xử lý nợ để có bước đi đúng đắn. Đồng thời cần phát huy vai trò của Ủy ban ALCO để ngăn ngừa những rủi ro.
SCB cần triển khai và đưa vào vận hành dự án tin học hóa quy trình tín dụng nhằm góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ, chăm sóc khách hàng đồng thời đảm bảo cho công tác quản trị, điều hành được nhanh chóng và kịp thời trong cơng tác tín dụng.
3.2.2.3. Tăng cường quản lý rủi ro ngân hàng
Quản lý rủi ro là một vấn đề quan trọng trong ngân hàng thương mại, nó đưa ra các biện pháp giảm thiểu thiệt hại cho ngân hàng. Để thực hiện quản lý rủi ro, SCB cần thực hiện những giải pháp sau:
Thứ nhất, SCB cần tiếp tục triển khai mơ hình kiểm sốt “3 vòng bảo vệ” và kiện toàn tổ chức hoạt động, cơng cụ hỗ trợ tại mỗi vịng kiểm sốt. Đây là mơ hình tiên tiến giúp SCB quản lý rủi ro tốt hơn. Trong năm 2012, SCB đã xây dựng mô hình tiên tiến trên, nhưng vẫn chưa xây dựng hồn chỉnh và đưa mơ hình vào hoạt động thực sự của ngân hàng. Vì vậy, để thực hiện mơ hình trên một cách tốt nhất, SCB cần thực hiện:
- SCB phải từng bước áp dụng các phương pháp đo lường, dự báo các loại rủi ro theo chuẩn Basel II.
- Cần đưa vào hoạt động bộ phận chuyên môn về quản lý Tài sản Nợ - Tài sản Có (ALCO). Đây là khe hở của các NH khi chưa tập trung cho việc quản trị đầu vào, đầu ra của hoạt động kinh doanh ngân hàng.
- SCB nên đề nghị hỗ trợ kỹ thuật từ Ngân hàng trong nước có kinh nghiệm để việc xây dựng, triển khai các quy trình, quy chế gắn với mơ hình tổ chức quản lý rủi ro được nhanh chóng thực hiện.
Thứ hai, đối với công tác quản lý rủi ro tín dụng: (i) tăng cường cơng tác dự báo rủi ro, xây dựng kế hoạch kiểm tra giám sát tín dụng độc lập đối với các đơn vị, kịp thời phát hiện rủi ro tiềm ẩn; nghiên cứu và xây dựng các báo cáo cảnh báo phù hợp đối với cơng tác tín dụng tồn hệ thống; (ii) hoàn thiện và vận hành có hiệu quả chương trình chấm điểm, xếp hạng tín dụng nội bộ phù hợp với thực trạng phát triển của nền kinh tế và khoa học kĩ thuật, đồng thời trình NHNN thơng qua để áp dụng chính thức trong hoạt động cấp tín dụng cũng như phân loại nợ và trích lập dự