CHƯƠNG 1 : LÝ LUẬN CHUNG VỀ HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ
1.5 Một số đánh giá về hệ thống kiểm soát nội bộ tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ
và nhỏ Việt Nam
Trong nền kinh tế Việt Nam hiện nay, cùng với sự tồn tại và phát triển của các loại hình cơng ty khác, các doanh nghiệp vừa và nhỏ ngày càng gia tăng về số lượng và giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế. Các doanh nghiệp này không chỉ cho thấy tính năng động trong hoạt động kinh tế và cịn thể hiện khả năng quản lý kinh doanh hiệu quả với việc ứng dụng linh hoạt các công cụ quản lý. Cùng với các công cụ quản lý khác, hệ thống kiểm soát nội bộ ngày càng được xây dựng phổ biến và sử dụng rộng rãi.
Qua tổng kết các kết quả nghiên cứu về vấn đề hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ trước đây, có thể nhận thấy một số đặc điểm áp dụng kiểm soát nội bộ ở các doanh nghiệp vừa và nhỏ như sau:
- Những lý luận về hệ thống kiểm soát nội bộ và thực thi hệ thống kiểm soát nội bộ ngày càng được quan tâm và phát triển. Tuy nhiên vẫn còn nhiều bất cập về tính phù hợp, rõ ràng dẫn đến việc áp dụng tự phát và không hệ thống như hiện nay.
- Hầu hết các doanh nghiệp vừa và nhỏ đều ý thức được vai trò quan trọng của hệ thống kiểm soát nội bộ trong hoạt động sản xuất kinh doanh; thiết lập hệ thống kiểm soát nội bộ với năm nhân tố: mơi trường kiểm sốt, đánh giá rủi ro, hoạt dộng kiểm sốt, thơng tin truyền thơng, giám sát góp phần ngăn ngừa, hạn chế rủi ro có thể xảy ra trong quá trình hoạt động, giúp tăng độ tin cậy báo cáo tài chính và đảm bảo đạt được các mục tiêu đã đề ra.
- Tuy nhiên,hệ thống kiểm soát nội bộ được xây dựng ở các doanh nghiệp vừa và nhỏ tồn tại một số hạn chế
+ Ít doanh nghiệp vừa và nhỏ quan tâm đến xây dựng các nội quy, quy chế làm việc, quy tắc ứng xử, đạo đức nghề nghiệp; việc phân công nhiệm vụ quyền hạn cho từng bộ phận, phòng ban chưa cụ thể, rõ ràng. Vấn đề phát triển nguồn nhân lực trong chính sách nhân sự còn nhiền cản trở do mục tiêu lợi nhuận và chi phí.
+ Nhiều doanh nghiệp hầu như khơng quan tâm đến việc nhận dạng và phân tích rủi ro, điều này dễ gây thiệt hại và đe dọa đến mục tiêu của doanh nghiệp
+ Trong hoạt động kiểm soát, nguyên tắc ủy quyền và phân công phân nhiệm chưa được đảm bảo tốt, nguyên tắc bất kiêm nhiệm thường bị vi phạm
+ Nhân tố thông tin truyền thông chưa được chú trọng nhiều.
+ Việc giám sát hệ thống kiểm soát nội bộ chỉ ở mức tương đối, chưa mang lại hiệu quả cao, chưa thực hiện đánh giá thường xuyên hệ thống nên việc điều chỉnh và duy trì sự hữu hiệu của hệ thống các thời kỳ chưa được đảm bảo.
- Một số nguyên nhân dẫn đến dẫn đến hệ thống kiểm soát nội bộ chưa thật sự hiệu quả trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ:
+ Quy mô doanh nghiệp vừa và nhỏ với những chính sách ưu tiên vốn cho các hoạt động kinh doanh khác hơn là đầu tư nguồn nhân lực nên đa phần các doanh nghiêp này không đủ nguồn nhân lực để phân chia trách nhiệm, hiện tượng kiêm nhiệm các chức năng xảy ra phổ biến. Chính điều này có thể dẫn đến những sai sót, vi phạm, gian lận cố ý khơng quy được trách nhiệm.
+ Các chính sách sử dụng lao động chưa tốt nên không tạo được động lực khuyến khích nhiệt tình lao động, nâng cao tinh thần trách nhiệm của nhân viên tác động đến tính hiệu lực của các thủ tục kiểm soát.
+ Việc bảo đảm an toàn hệ thống thông tin truyền thông, bảo mật thông tin chưa được quan tâm đúng mức.
+ Thiếu sự xem xét, đánh giá định kỳ hệ thống kiểm soát nội bộ để có những điều chỉnh, bổ sung cần thiết
Nhìn chung, hiện nay hầu hết các doanh nghiệp vừa và nhỏ đã có sự quan
tâm đến vấn đề kiểm sốt nội bộ, thực hiện thiết kế và vận hành hệ thống kiểm soát nội bộ ở những mức độ khác nhau. Những ưu điểm đạt được, những hạn chế còn tồn tại với một số nguyên nhân được đúc kết sẽ là cơ sở để tiếp tục cải tiến và phát triển hệ thống kiểm soát nội bộ tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Ở Chương 1, tác giả đã trình bày một số cơ sở lý luận chung về hệ thống kiểm soát nội bộ trong một doanh nghiệp:
+ Khái quát hệ thống kiểm soát nội bộ qua các giai đoạn phát triển lý luận và sơ lược về năm thành phần cấu thành nên hệ thống.
+ Đề cập đến mục tiêu, nguyên tắc và cách thiết lập hệ thống kiểm sốt nội bộ + Tiêu chí đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ tại một thời điểm nhất định. + Một số đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ của các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam
Những nội dung lý luận này sẽ là cơ sở cho việc khảo sát, đánh giá thực trạng và đưa ra các định hướng, giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống kiểm sốt nội bộ tại Cơng ty TNHH sản xuất giầy-xây dựng An Thịnh.
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ TẠI CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT GIẦY – XÂY DỰNG AN THỊNH