Các chỉ tiêu địnhtính

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại `ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh sài gòn (Trang 26 - 28)

1.2. Nâng cao hiệu quảhoạtđộngkinhdoanh dịch vụ ngân hàngbánlẻ tạ

1.2.2.2. Các chỉ tiêu địnhtính

Nguồn thu từ hoạt động cho vay bán lẻ

Hoạt động cho vay nói chung đóng vai trị chủ đạo trong các NHTM hiện nay, mang lại 60% – 70% thu nhập cho các ngân hàng. Tuy nhiên hoạt động này lại chịu ảnh hưởng nhiều từ các biến động của nền kinh tế, đặc biệt là đối với hoạt động cho vay bán lẻ. Đây là đối tượng bị giới hạn chủ yếu khi chính sách thắt chặt tín dụng được thực thi. Điều này do chính sách của ngân hàng, nhằm ưu tiên nguồn vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế. Đồng thời cũng xuất phát từ nguyên nhân khi nền kinh tế biến động, việc kiểm soát cho vay đối với một bộ phận lớn khách hàng nhỏ lẻ sẽ gây khó khăn hơn cho ngân hàng.

Nguồn thu từ hoạt động huy động tiền gởi

Hoạt động tiền gởi là nguồn máu nuôi sự sống của hầu hết các NHTM. Và huy động từ dân cư chiếm tỷ trọng lớn trong tổng huy động của nền kinh tế. Nguồn vốn từ dân cư có tính ổn định, tạo ra nhiều kênh mang lại thu nhập từ lãi và phí cho ngân hàng.

Hoạt động này mang tính cạnh tranh cao, chủ yếu là cạnh tranh lãi suất, các hình thức khuyến mãi… Ngân hàng thường huy động tốt khi có các chương trình khuyến mãi, hay khi xảy ra chạy đua lãi suất ngân hàng có mức lãi suất cao hơn sẽ có khả năng huy động nhiều hơn. Điều này do cơ chế cạnh tranh bắt buộc các ngân hàng phải thực hiện nhưng nó sẽ gia tăng chi phí huy động vốn, làm giảm đáng kể thu nhập của ngân hàng.

Hiệu quả HĐKD NHBL được đánh giá cao khi việc huy động được phát triển ổn định, không chịu nhiều chi phối từ các yếu tố trên. Đây là tiêu chí đánh giá hiệu quả HĐKD NHBL mà các NHTM rất khó để đạt được. Nó địi hỏi một chính sách huy động có đa dạng loại hình dịch vụ đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách hàng, một chính sách khách hàng phải dung hịa được lợi ích giữa ngân hàng và khách hàng tại mọi thời điểm, tạo ra mối quan hệ gắn bó giữa ngân hàng và khách hàng mà khi đó người gởi tiền có thể bỏ qua một số lợi ích để tiếp tục duy trì quan hệ với ngân hàng.

Nguồn thu từ các dịch vụ thanh toán, chuyển tiền, dịch vụ thẻ, ngân

hàng điện tử

Ngày nay, khi người dân đã quen thuộc với việc thanh toán qua ngân hàng cũng như phạm vi học tập, làm việc mở rộng đã thúc đẩy hoạt động thanh toán, chuyển tiền của bộ phận khách hàng cá nhân. Khi ngân hàng hoàn thiện được hệ thống thanh toán chuyển tiền, cung cấp những phương tiện thanh tốn hiện đại, chất lượng phục vụ tốt thì sẽ thu hút được nhiều khách hàng, duy trì quan hệ ổn định với khách hàng, gia tăng nguồn thu từ dịch vụ này. Do đó, sự tăng trưởng của nguồn thu từ hoạt động thanh toán chuyển tiền, hoạt động thẻ… cũng là tiêu chí đánh giá hiệu quả hoạt động.

Ý nghĩa của chỉ tiêu tính ổn định trong sự phát triển của nguồn thu từ HĐKD NHBL:

Tất cả các dịch vụ ngân hàng hầu hết đều có sự tương quan, hỗ trợ lẫn nhau. Ở mỗi giai đoạn, ngân hàng có thể chủ trương đẩy mạnh một số lĩnh vực mũi nhọn, nhưng sự sụt giảm của bất kỳ một hoạt động nào cũng phần nào hạn chế

Phát triển là thành công của NHTM, nhưng phát triển ổn định mới là mục tiêu mà các NHTM hướng đến. Để hoạt động ngân hàng nói chung và HĐKD NHBL nói riêng có hiệu quả thì các dịch vụ phải mang lại lợi ích lâu dài, tạo ra một quá trình phát triển ổn định và bền vững.

1.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh dịch vụ ngân hàng bán lẻ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại `ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh sài gòn (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)