2.3.1. Những kết quả đạt được
2.3.1.1. Lợinhuận từ hoạtđộng bánlẻ
Thu nhập lãi thuần
Qua đánh giá tình hình HĐKD NHBL của BIDV Sài Gòn ở trên cho thấy hoạt động cho vay bán lẻ của BIDV Sài Gòn hiện nay chưa phát triển, chỉ chiếm một bộ phận nhỏ trong tổng dư nợ. Thu nhập lãi trực tiếp từ hoạt động cho vay bán lẻ là rất nhỏ. Trong khi đó, huy động vốn từ dân cư chiếm bộ phận lớn trong tổng huy động và có xu hướng ngày càng tăng lên. Do đó, nguồn vốn huy động từ dân cư không chỉ đáp ứng hoạt động cho vay bán lẻ mà phần lớn để đáp ứng hoạt động cho vay bán buôn, đem lại thu nhập lãi gián tiếp thông qua cho vay bán buôn.
Với doanh số cho vay bán lẻ và huy động từ dân cư có sự chênh lệch quá lớn như hiện nay thì việc xác định thu nhập lãi dựa trên dư nợ cho vay bán lẻ, cũng như chi phí lãi dựa trên doanh số huy động từ dân cư để đánh giá thu nhập lãi thuần của hoạt động bán lẻ là khơng chính xác.
Như vậy, bỏ qua đối tượng cho vay, để định lượng chỉ tiêu thu nhập lãi thuần của hoạt động bán lẻ một cách tương đối, thu nhập lãi từ HĐKD NHBL ở đây được xác định là thu nhập lãi mà ngân hàng tạo ra khi sử dụng nguồn vốn huy động từ dân cư để cho vay, bao gồm thu nhập lãi từ cho vay bán lẻ và thu nhập lãi do nguồn vốn huy động từ dân cư mang lại thông qua nghiệp vụ cho vay bán bn.
Bảng 2.9: Chi phí lãi của HĐKD NHBL ĐVT: tỷ đồng 2009 2010 2011 2012 Chi phí lãi (tỷ đồng) 330,14 593,67 479,69 582,86 Tỷ trọng HĐ từ dân cư/tổng HĐ 0,49 0,487 0,59 0,69 Chi phí lãi HĐKD NHBL 161,77 289,12 283,02 402,18
(Nguồn: Báo cáo thường niên của BIDV Sài Gòn qua các năm 2009-2012)
- Thu nhập lãi của HĐKD NHBL:
Bảng 2.10: Thu nhập lãi từ cho vay của HĐKD NHBL
ĐVT: tỷ đồng
2009 2010 2011 2012
Thu nhập lãi 454,92 719,325 607,22 683,31
Tỷ trọng cho vay bán lẻ 0,07 0,092 0,096 0,098 Tỷ trọng cho vay bán buôn từ nguồn
huy động dân cư 0,84 0,70 0,90 0,70
Thu nhập lãi trực tiếp từ cho vay bán lẻ 37,25 72,39 61,88 74,79 Thu nhập lãi gián tiếp từ cho vay bán
buôn 179,50 281.95 296,13 395,45
Thu nhập lãi HĐKD NHBL 216,75 354,34 358,01 470,24
(Nguồn: Báo cáo thường niên của BIDV Sài Gòn qua các năm 2009-2012)
Thu nhập lãi thuần từ hoạt động bán lẻ:
Bảng 2.11: Thu nhập lãi thuần của HĐKD NHBL
ĐVT: tỷ đồng
2009 2010 2011 2012
Thu nhập lãi HĐKD NHBL 216,75 354,34 358,01 470,24
Chi phí lãi HĐKD NHBL 161,77 289,12 283,02 402,18
Thu nhập lãi thuần HĐKD NHBL 54,98 65,22 74,99 68,06
Sự cải thiện trong danh mục sản phẩm huy động vốn đã giúp nâng cao hiệu quả huy động vốn trong dân cư của ngân hàng. Do đó, thu nhập lãi và chi phí lãi của HĐKD NHBL đã có sự tăng trưởng mạnh mẽ trong giai đoạn năm 2009 – năm 2012, làm cho thu nhập lãi thuần của HĐKD NHBL năm 2012 tăng gần 54% so với năm 2009. Điều này cho thấy hiệu quả HĐKD NHBL là rất tốt. Tuy nhiên hiệu quả này chỉ mang tính tương đối, với mức độ đóng góp của hoạt động cho vay bán lẻ cịn q ít, nên có thể thấy rằng hiệu quả HĐKD NHBL ở khía cạnh thu nhập lãi thuần thực tế của ngân hàng là thấp hơn khá nhiều.
Lãi thuần từ hoạt động dịch vụ
Bảng 2.12: Lãi thuần từ hoạt động dịch vụ bán lẻ
ĐVT: tỷ đồng 2009 2010 2011 2012 Thu phí dịch vụ bán lẻ 1,25 2,2 3,11 6,29 Thu phí dịch vụ rịng ngồi bán lẻ 41,42 44,15 48,24 40,06 Tổng thu phí dịch vụ 42,67 46,35 51,35 46,35 Tỷ trọng thu Phí dịch vụ bán lẻ (%) 2,93 4,75 6,056 13,57
(Nguồn: Báo cáo thường niên của BIDV Sài Gòn qua các năm 2009-2012)
Thu từ hoạt động thanh tốn bao gồm: thu phí chuyển tiền, thu phí dịch vụ thẻ, thu phí đơn vị chấp nhận thẻ… Thu từ dịch vụ thanh toán tăng mạnh trong thời gian qua là thành quả của một q trình phát triển tồn diện các dịch vụ bán lẻ như chuyển tiền, ngân hàng điện tử, thẻ… Sự gia tăng doanh số vượt bậc của các hoạt động này đã mang lại hiệu quả lớn.
Tuy nhiên, BIDV Sài Gịn vẫn đang trong q trình đầu tư xây dựng cơ sở cho một hệ thống thanh tốn hiện đại, nên chi phí cho hoạt động thanh tốn là tương đối cao. Chi phí này bao gồm: chi phí xây dựng hệ thống phần cứng –
Cùng với sự phát triển của hoạt động thanh toán, thu - chi của dịch vụ ngân quỹ các năm qua tăng lên là tất yếu. Tuy là dịch vụ hỗ trợ cho các hoạt động khác như huy động vốn, thanh toán nhưng với doanh số giao dịch lớn và khơng ngừng tăng trưởng, hoạt động ngân quỹ cũng đóng góp một nguồn thu trong thu nhập từ hoạt động dịch vụ. Lợi nhuận từ HĐKD NHBL Bảng 2.13: Lợi nhuận từ HĐKD NHBL ĐVT: tỷ đồng 2009 2010 2011 2012 Doanh thu HĐKD NHBL 218,17 352,54 361,12 482,58 Thu nhập lãi 216,75 354,34 358,01 470,24 Thu nhập từ hoạt động dịch vụ 0,83 2,2 3,11 6,29 Chi phí HĐKD NHBL 161,94 289,56 282,02 402,18 Chi phí lãi 161,77 289,12 281,40 398,92 Chi phí từ hoạt động dịch vụ 0,17 0,44 1,62 3,26 Lợi nhuận HĐKD NHBL 56,23 62,98 79,1 82,4 Lợi nhuận hoạt động 130,65 144,35 115,2 107
Mức độ đóng góp HĐKD NHBL (%) 42,59 26,40 67,80 69,49
(Nguồn: Báo cáo thường niên của BIDV Sài Gòn qua các năm 2009-2012)
Theo đánh giá như trên, lợi nhuận HĐKD NHBL tại BIDV Sài Gịn đóng góp một bộ phận lớn trong tổng lợi nhuận hoạt động của ngân hàng và mức độ này có xu hướng ngày càng gia tăng theo thời gian. Mặc dù vẫn có nhiều mảng hoạt động chưa được như mong đợi nhưng tổng thể HĐKD NHBL đã thực sự mang lại hiệu quả cho ngân hàng. Điều này chứng tỏ việc chuyển hướng sang HĐKD NHBL là một hướng đi phù hợp và đúng đắn của BIDV Sài Gòn.
2.3.1.2. Các chỉ tiêu định lượng phản ánh hiệu quả hoạt động kinh doanh ngân hàng bán lẻ