1.4 Kinh nghiệm của một số ngân hàng nước ngoài và bài học cho các
1.4.3 Bài học về tăng cường năng lực cạnh tranh cho các ngân hàng Việt Nam
Bài học rút ra từ một trong số những ngân hàng nước ngoài mạnh trên thế giới như Citibank và HSBC chính là khơng ngừng phát triển các sản phẩm, dịch vụ gắn liền với thương hiệu dựa trên sự khảo sát không ngừng nhu cầu của khách hàng tại từng thị trường mà họ hướng đến, nhanh chóng mở rộng mạng lưới giao dịch ở các nước trên thế giới, phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ, và đặc biệt họ chú trọng đến việc phát triển thương hiệu thông qua các hoạt động hỗ trợ cộng đồng, xã hội trong nước và ngoài nước.
Ngược lại với các ngân hàng nước ngoài, ngân hàng Việt Nam có lợi thế trong việc nắm bắt thị hiếu của người dân nhưng lại chậm trong việc phát triển các sản phẩm dịch vụ độc đáo mang tính cạnh tranh hơn các sản phẩm của các ngân hàng nước ngoài, thiếu năng lực trong việc đẩy mạnh hoạt động tại thị trường thế giới, và chưa chú trọng đến phát triển thương hiệu như các ngân hàng nước ngoài.
Một trong những nguyên nhân khiến các ngân hàng Việt Nam có năng lực cạnh tranh thấp đó là năng lực tài chính yếu kém dẫn đến các ngân hàng Việt Nam không đủ năng lực cải thiện hoạt động kinh doanh so với các ngân hàng nước ngoài, đồng thời do ảnh hưởng của nền kinh tế Việt Nam chậm trong việc mở cửa tự do làm hạn chế các mối quan hệ hợp tác quốc tế, các ngân hàng Việt Nam khơng có cơ hội tiếp xúc với thị trường nước ngoài để đẩy mạnh hoạt động kinh doanh tại thị trường các nước trên thế giới.
Dựa trên những kinh nghiệm hoạt động của Citibank và HSBC, các ngân hàng Việt Nam cần thực hiện ngay các nhiệm vụ chính sau:
Thứ nhất, nhanh chóng xây dựng chiến lược, chiến thuật thích hợp để đảm bảo cho quá trình hội nhập giữa ngân hàng trong nước và ngân hàng nước ngoài thành cơng, mang lại lợi ích thật sự cho nền kinh tế Việt Nam.
Thứ hai, xây dựng một môi trường pháp lý ổn định tạo điều kiện thuận lợi cho kinh tế Việt Nam và hệ thống ngân hàng phát triển trong điều kiện hội nhập quốc tế.
- Tiến hành bước đầu rà soát, đối chiếu các quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam để xây dựng văn bản pháp luật cho phù hợp với các quy định cam kết.
- Từng bước xoá bỏ các cơ chế bao cấp, bảo hộ đối với NHTM Việt Nam, đồng thời nới rộng dần các hạn chế đối với ngân hàng nước ngoài.
- Xây dựng khung pháp lý đảm bảo sân chơi bình đẳng, an tồn cho các loại hình NHTM trên lĩnh vực tín dụng, dịch vụ ngân hàng, đầu tư và các nghiệp vụ tài chính khác .
- Từng bước thiết lập và áp dụng đầy đủ các chuẩn mực quốc tế về an toàn trong kinh doanh tiền tệ như: chuẩn mực về tỉ lệ an toàn trong hệ thống ngân hàng, phân loại, trích lập và sử dụng dự phịng bù đắp rủi ro, bảo hiểm tiền gửi, phá sản
TCTD… thông qua việc tiến hành sửa đổi, bổ sung các văn bản để môi trường pháp lý về hoạt động ngân hàng phù hợp với thông lệ quốc tế.
Thứ ba, nâng cao vai trò của NHNN trong điều hành chính sách tiền tệ. - Hạn chế đến mức thấp nhất sự can thiệp quá sâu của chính phủ, các cơ quan, tổ chức đối với các hoạt động của NHNN.
- Tiếp tục hồn thiện các cơng cụ điều hành chính sách tiền tệ theo hướng chuyển từ trực tiếp sang gián tiếp.
- Đẩy mạnh và phát triển thị trường liên ngân hàng: Từng bước hoàn thiện thị trường tiền tệ thứ cấp, đặc biệt là thị trường liên ngân hàng về nội tệ và ngoại tệ. Phát triển các cơng cụ tài chính của thị trường này, đặc biệt là các công cụ phái sinh như: forward, swap, option… Mở rộng thành viên tham gia giao dịch trên thị trường liên ngân hàng cho tất cả các TCTD kể cả NHNN.
Thứ tư, nâng cao năng lực cạnh tranh cho các NHTM Việt Nam
- Nâng cao năng lực tài chính của các NHTM Việt Nam thông qua thực hiện tăng vốn tự có, cần tăng vốn tự có lên mức ngang bằng với các ngân hàng trong khu vực. Tuy nhiên, việc nâng vốn tự có của các ngân hàng phải phù hợp với chiến lược tài chính của mình.
- Giảm tỷ lệ nợ xấu bằng cách các ngân hàng phải thực hiện chặt chẽ quy trình cho vay, chấn chỉnh và thường xuyên kiểm tra, xử lý kịp thời rủi ro tín dụng, thực hiện các nghiệp vụ phái sinh phòng ngừa rủi ro hữu hiệu. Song song với việc phân loại nợ, cần nhanh chóng phối hợp với các cơng ty mua bán nợ của các ngân hàng và công ty mua bán nợ của Bộ tài chính để nhanh chóng làm sạch bảng cân đối. Đây là cách mà các ngân hàng nước ngoài đã thực hiện và đạt được kết quả.
- Hiện đại hóa cơng nghệ ngân hàng để theo kịp với trình độ cơng nghệ của các nước trong khu vực và thế giới. Việc hiện đại hóa cơng nghệ ngân hàng sẽ làm giảm được thời gian, lao động phục vụ việc quản trị, điều hành, tác nghiệp cũng như phục vụ khách hàng nhanh chóng, thuận tiện hơn, đồng thời phát triển được nhiều sản phẩm dịch vụ ngân hàng hiện đại.
- Mở rộng và nâng cao chất lượng danh mục sản phẩm dịch vụ. Cho phép các ngân hàng thực hiện không hạn chế các nghiệp vụ ngân hàng đầu tư và kinh doanh
tiền tệ mới, đặc biệt là các nghiệp vụ phái sinh tiền tệ, lãi suất, tỷ giá trên thị trường tài chính trong nước và quốc tế nhằm tối đa hóa cơ hội đầu tư và giảm thiểu rủi ro.
- Nâng cao năng lực quản trị điều hành của NHTM, tăng cường tổ chức các khóa đào tạo dành riêng cho cán bộ quản lý theo từng cấp, lựa chọn cán bộ quản lý cấp cao đi đào tạo thực tập ở các ngân hàng nước ngồi, đổi mới mơ hình tổ chức và quy chế điều hành theo hướng tăng quyền lực quản lý của hội đồng quản trị, nâng cao hơn nữa quyền tự chủ tài chính cho các NHTM.
1.5 VẬN DỤNG MƠ HÌNH ĐỊNH LƯỢNG TRONG SPSS ĐỂ ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NHTM