Quy trình nghiên cứu đề tài

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại cổ phần việt nam thị vượng (Trang 30)

1.5.2 Cách thức nghiên cứu và phân tích dữ liệu

Hệ thống hoá lý luận về năng lực cạnh tranh của NHTM

- Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh nội tại của NHTM

Phân tích thực trạng năng lực cạnh tranh của NHTM cụ thể thông qua tài liệu thứ cấp

Nội dung xử lý dữ liệu

- Kiểm định thang đo

- Đo lường sức cạnh

tranh

- Phân tích hồi quy để

xác định trọng số cho

từng nhóm biến

Đề xuất các giải pháp và kiến nghị Nhập số liệu và xử lý số liệu trên phần mềm SPSS

Lấy thông tin vào bảng câu hỏi

Thiết kế bảng câu hỏi để phỏng vấn

Kết luận và nhận xét từ phân tích, xử lý số liệu

Khi tiến hành phân tích về năng lực cạnh tranh của NHTM, cần phải xây dựng các bước cơ bản sau:

- Xác định vấn đề nghiên cứu: phải xác định rõ ràng và chính xác vấn đề nghiên cứu để giúp việc thu thập dữ liệu được tiến hành nhanh gọn và chính xác. Việc xác định vấn đề nghiên cứu là một bước rất quan trọng và gần như ảnh hưởng đến toàn bộ kết quả của vấn đề. Trong trường hợp phân tích năng lực cạnh tranh của VPBank mà chúng ta không xác định cụ thể các vấn đề sẽ phân tích, thu thập dữ liệu khơng phù hợp sẽ dẫn đến tình trạng phân tích khơng trọng tâm, các dữ liệu quan trọng cho phân tích khơng có, dẫn đến kết quả không phù hợp.

- Thu thập dữ liệu: trên thực tế kết quả của phân tích dữ liệu là suy diễn thống kê tức là mở rộng kết quả của một nhóm mẫu lựa chọn ngẫu nhiên thành kết quả của các tổng thể. Do đó, q trình thu thập dữ liệu địi hỏi người phân tích phải chọn lọc và phân bố phù hợp. Tuỳ theo mục đích của đề tài hướng đến, việc lựa chọn đối tượng để thu thập dữ liệu được phân bố rộng rãi ở các khu vực, các phòng ban, các cấp từ lãnh đạo đến nhân viên để xác định được nhận định chung của mẫu nghiên cứu về nội dung cần điều tra. Việc thu thập thơng tin như thế tránh tình trạng nghiên về nhận định của một số bộ phận và dẫn đến kết quả nhầm lẫn.

- Xử lý dữ liệu: phải đảm bảo dữ liệu sau khi thu thập phải nhập liệu một cách chính xác, giảm thiểu tối đa việc sai sót trong khâu nhập liệu và sử dụng phần mềm SPSS để tìm kiếm, xử lý các số liệu khơng chính xác.

- Phân tích dữ liệu: sử dụng phần mềm SPSS để phân tích dữ liệu đã thu thập, phân tích từng nhóm yếu tố, phân tích mức độ tương qua của các yếu tố, kiểm định độ tin cậy của các biến, hình thành mơ hình hồi quy sau khi phân tích mức độ ảnh hưởng của các biến đối với toàn bộ tổng thể nghiên cứu. Trong q trình phân tích bằng phần mềm, điều quan trọng là phải nhìn nhận ra được ý nghĩa của các biến phân tích có phù hợp hay khơng, tìm ra được những sai sót có thể ảnh hưởng đến kết quả phân tích và lựa chọn các cách phù hợp để chạy mơ hình.

- Báo cáo kết quả: sau khi phân tích dữ liệu, bước cuối cùng là rút ra kết quả phù hợp. Phải xác định các yếu tố nào ảnh hưởng mạnh nhất hoặc thấp nhất đến đối tượng được điều tra từ đó sẽ giúp người phân tích có những nhận định đúng và chính xác về vấn đề cần nghiên cứu đồng thời giúp đưa ra những giải pháp phù hợp

nhằm mang lại hiệu quả trong việc ứng dụng kết quả nghiên cứu vào quá trình kinh doanh thực tiễn.

1.5.3 Nghiên cứu định tính

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận về năng lực cạnh tranh của NHTM và thông qua việc tham khảo ý kiến của các chuyên gia trong lĩnh vực ngân hàng để xây dựng nên các yếu tố ảnh hưởng đến sức cạnh tranh của NHTM.

Các ý kiến được tập hợp và hoàn chỉnh để đưa vào bảng câu hỏi tập trung vào các mảng lớn như sau :

1. Tiềm lực tài chính & hiệu quả kinh doanh.

2. Sản phẩm dịch vụ đa dạng thoả mãn khách hàng.

3. Chất lượng nhân sự, trình độ chuyên nghiệp trong quản lý và điều hành NH. 4. Công nghệ tiên tiến và khả năng khai thác sản phẩm thông qua công nghệ.

Xuất phát từ các nhân tố này, tiến hành phân tích, đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh nội tại của ngân hàng trong nền kinh tế nói chung và trong lĩnh vực tài chính ngân hàng nói riêng thơng qua những thơng tin, dữ liệu thứ cấp để phân tích và đánh giá những tồn tại cũng như ưu thế mà ngân hàng đang có. Sau đó, sử dụng dữ liệu sơ cấp để xác định mơ hình và sự ảnh hưởng của các nhân tố đến sức cạnh tranh nội tại của ngân hàng.

1.5.4. Nghiên cứu định lượng

Được thực hiện bằng kỹ thuật phỏng vấn trực tiếp CBNV của ngân hàng thông qua bảng câu hỏi chi tiết được xây dựng sau q trình nghiên cứu định tính. Mục đích của bước nghiên cứu này là đo lường các yếu tố tác động đến sức cạnh tranh, đồng thời kiểm tra mơ hình lý thuyết đặt ra.

Mẫu nghiên cứu: mẫu được lựa chọn theo phương pháp ngẫu nhiên, kích thước mẫu là 219 phần tử, phân bố tại Hội sở, các chi nhánh, phòng giao dịch, theo độ tuổi, giới tính, bộ phận làm việc, thâm niên cơng tác, trình độ học vấn, vị trí cơng tác khác nhau.

Để đạt kết quả tốt hơn, tôi đã tiến hành bước thử nghiệm, phỏng vấn thử 25 người. Sau đó thực hiện việc hiệu chỉnh một số câu hỏi chưa rõ hoặc yêu cầu thêm phỏng vấn viên về các thuyết phục người trả lời, đánh giá theo suy nghĩ của mình để hạn chế đến mức thấp nhất số câu hỏi bị bỏ trống.

Sau khi thực hiện phỏng vấn thử, tôi đã phát 230 phiếu điều tra. Kết quả thu về được 219 phiếu, kiểm tra sự phù hợp của các phiếu điều tra có 12 phiếu bị loại bỏ vì chỉ có một lựa chọn duy nhất cho tất cả các câu hỏi hoặc bỏ trống quá nhiều. Với 207 phiếu hồn chỉnh được sử dụng, tơi tiến hành việc cập nhật và làm sạch dữ liệu thông qua phần mềm SPSS 18.0.

Nghiên cứu này sử dụng phương pháp chọn mẫu theo 6 thuộc tính: giới tính, độ tuổi, bộ phận làm việc, thâm niên cơng tác, trình độ chun mơn và chức danh hiện tại. Sau khi thu thập được các phiếu điều tra đạt yêu cầu, tôi tiến hành làm sạch dữ liệu bằng cách sử dụng bảng tần số để rà soát lại tất cả các biến quan sát nhằm tìm ra các biến có thơng tin sai lệch hay thiếu sót để đảm bảo cho q trình kiểm định đạt kết quả tốt nhất.

Quá trình kiểm định là q trình tơi xác định mức độ ảnh hưởng của các biến quan sát tới các biến tiềm ẩn để loại bỏ những biến không đạt yêu cầu để thang đó có độ tin cậy thoả mãn các điều kiện cho phép bằng cách sử dụng cơng cụ phân tích độ tin cậy Cronbach Alpha sau đó phân tích nhân tố khám phá EFA với điểm dừng khi trích các yếu tố có Eigenvalue là 1 và phương sai trích từ 0,5 trở lên để lọc ra các biến phù hợp.

Cuối cùng tôi sử dụng công cụ hồi quy tương quan trong phần mềm SPSS để xác định mối quan hệ giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc. Xác định yếu tố nào ảnh hưởng nhiều nhất đến năng lực cạnh tranh của ngân hàng, kết quả có phù hợp với thực tế hiện nay của ngân hàng đang được khảo sát khơng, từ đó đưa ra được các giải pháp phù hợp cho việc nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng trong quá trình hội nhập quốc tế hiện nay.

1.5.5 Xây dựng thang đo

Theo nội dung phân tích ở trên, tơi đã rút ra 4 nội dung chủ yếu về nhân tố năng lực nội tại áp dụng cho việc nghiên cứu, đánh giá sức cạnh tranh nội tại của ngân hàng. Sau khi điều chỉnh, thang đo về năng lực nội tại của ngân hàng bao gồm 04 nhóm biến tiềm ẩn được tơi mơ tả cụ thể như sau :

- Tiềm lực tài chính và hiệu quả kinh doanh: là yếu tố đầu tiên ảnh hưởng đến sức cạnh tranh của NHTM. Trong lĩnh vực ngân hàng tiềm lực về vốn tự có và hiệu

qủa kinh doanh sẽ tác động đến uy tín và lịng tin của khách hàng cũng như đảm bảo khả năng thanh tốn, mở rộng và an tồn cho việc phát triển kinh doanh.

- Sản phẩm dịch vụ đa dạng thoả mãn khách hàng: là yếu tố rất quan trọng bởi chỉ có khách hàng mới biết được chất lượng sản phẩm, dịch vụ của ngân hàng như thế nào. Điều này giúp ngân hàng xác định được sản phẩm chủ đạo và chiến lược phát triển đồng thời cũng tạo nên uy tín của ngân hàng.

- Chất lượng nhân sự và trình độ chuyên nghiệp trong quản lý & điều hành NH: thể hiện ở trình độ chuyên nghiệp của đội ngũ nhân sự cũng như khả năng điều hành ngân hàng của cấp quản lý. Hiện nay, để có thể nâng cao khả năng cạnh tranh giữa các ngân hàng thì yếu tố nhân sự sẽ quyết định lợi thế cạnh tranh.

- Công nghệ tiên tiến và khả năng khai thác sản phẩm mới từ công nghệ: Đây là yếu tố đánh giá về khả năng cung cấp các loại sản phẩm mới của ngân hàng ra thị trường, cũng như khả năng ứng dụng cơng nghệ tiên tiến vào trong q trình điều hành và kinh doanh của ngân hàng.

Để đánh giá về năng lực cạnh tranh nội tại của ngân hàng tôi đã sử dụng một biến về năng lực cạnh tranh làm biến tổng thể.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Chương 1 của luận văn đã đề cập đến các khái niệm về cạnh tranh, năng lực cạnh tranh và các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp nói chung và các ngân hàng thương mại nói riêng trong bối cảnh tồn cầu hố về dịch vụ tài chính, đồng thời trình bày phương pháp nghiên cứu của đề tài. Trong chương này cũng xác định các nhân tố ảnh hưởng đến sức cạnh tranh của ngân hàng thương mại thông qua cơ sở lý luận và ý kiến của các chuyên gia trong lĩnh vực ngân hàng. Từ đây, tôi đã xây dựng thang đo Likert 5 bậc và thực hiện việc nghiên cứu với kích thức mẫu n = 207. Trong chương tiếp theo, tôi sẽ tổng hợp kết quả nghiên cứu của vấn đề và phân tích thực trạng năng lực cạnh tranh của đối tượng nghiên cứu.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH

CỦA NGÂN HÀNG TMCP VIỆT NAM THỊNH VƯỢNG

2.1 GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ VPBANK 2.1.1 Lịch sử hình thành

Ngân hàng TMCP Các Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Việt Nam (tên giao dịch là VPBank) được thành lập theo Giấy phép số 0042/NH-GP do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp ngày 12/08/1993 và giấy phép số 1535/QĐ-UB do ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội cấp ngày 04/09/1993. Ngân hàng chính thức đi vào hoạt động kể từ ngày 10/09/1993.

Từ ngày 12/08/2010, VPBank đã chính thức cơng bố tên gọi mới: Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng, đồng thời đưa vào sử dụng bộ hình ảnh nhận diện thương hiệu mới.

Tính đến ngày 31/12/2012, VPBank bao gồm: 01 Hội sở chính, 01 Sở giao dịch, 02 cơng ty con, 48 chi nhánh và 153 phịng giao dịch tại cả tỉnh và thành phố trên cả nước.

2.1.2 Các sự kiện quan trọng của VPBank qua các năm gần đây

Năm 2009

- VPBank ký thỏa thuận hợp tác với Prudential Việt Nam. Theo thỏa thuận này, VPBank sẽ trở thành đại lý chính thức của Prudential Việt Nam thực hiện việc phân phối gói sản phẩm bảo hiểm qua ngân hàng Bancassurance tới người tiêu dùng trong nước và khách hàng hiện có của VPBank.

- VPBank cho ra mắt chương trình ưu đãi Golf dành cho chủ thẻ VPBank MasterCard Platinum trên cơ sở hợp đồng cung cấp dịch vụ với tập đoàn OAAG (Singapore) nhằm mang lại chế độ hậu mãi tốt nhất cho khách hàng.

- Triển khai dịch vụ Internet Banking trên toàn hệ thống nhằm mở rộng tiện ích cho khách hàng, nâng cao chất lượng của sản phẩm nhằm thoả mãn nhu cầu và tiện ích cho khách hàng đồng thời quảng bá hơn nữa hình ảnh và thương hiệu của VPBank

Năm 2010

- VPBank ký thoả thuận hợp tác toàn diện với Eurowindow Holding.

- VPBank cùng Oceanbank tài trợ tín dụng cho Vinalines mua tàu hàng trọng tải lớn.

- VPBank ký thoả thuận hợp tác toàn diện với BIDV.

- VPBank nhận được Quyết định của Ngân hàng Nhà nước chấp thuận cho VPBank đổi tên từ Ngân hàng TMCP Các Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Việt Nam thành Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng. Cùng với việc thay đổi tên gọi, VPBank cũng chính thức đưa vào sử dụng logo và hệ thống nhận diện thương hiệu mới. Với tên gọi và hình ảnh mới, VPBank chính thức bước sang giai đoạn phát triển mới với định hướng phù hợp hơn với tình hình kinh tế - xã hội hiện tại.

- Khai trương chi nhánh mới là Vũng Tàu và Bình Dương. - VPBank đã tăng vốn điều lệ lên 4.000 tỷ đồng.

- Nâng điểm giao dịch của toàn hệ thống lên 150 điểm.

Năm 2011

- VPBank kỷ niệm sinh nhật 18 năm thành lập ngân hàng. - VPBank đã tăng vốn điều lệ lên 5.050 tỷ đồng.

- Trở thành một thành viên trong nhóm 12 ngân hàng thương mại hàng đầu hệ thống (G12) theo xác định của Ngân hàng Nhà nước.

- Nhận giải thưởng “Doanh nghiệp vì cộng đồng” và top 100 sản phẩm dịch vụ Tin & Dùng năm 2011 và nhận danh hiệu Thương hiệu mạnh Việt Nam

- Năm năm liên tiếp giành giải thưởng Thanh tốn quốc tế do Citibank trao. - Mở rộng quy mơ hoạt động với gần 200 chi nhánh, điểm giao dịch và hơn 3.000 cán bộ nhân viên trên toàn quốc

Năm 2012

- Công bố chiến lược phát triển của VPBank giai đoạn 2012 - 2017. Ngày 11/8/2012, VPBank đã công bố chiến lược 3 gọng kìm nhằm hiện thực hóa tầm nh.n

trở thành 1 trong 5 ngân hàng TMCP hàng đầu Việt Nam và 1 trong 3 ngân hàng TMCP bán lẻ hàng đầu Việt Nam vào năm 2017.

- Ngày 2/11/2012, Ngân hàng Nhà nước đã chấp thuận phương án tăng vốn điều lệ của VPBank từ 5.050 tỷ đồng lên 5.770 tỷ đồng. Đây là hoạt động nằm trong lộ trình củng cố năng lực tài chính để thực hiện chiến lược phát triển của VPBank.

- VPBank được trao nhiều giải thưởng uy tín như 3 giải thưởng về tăng trưởng Outbound, tăng trưởng số lượng điểm giao dịch và điểm kích hoạt giao dịch cao nhất của dịch vụ Western Union; giải Ngân hàng có chất lượng thanh toán quốc tế xuất sắc năm 2012 của ngân hàng Bank of New York Mellon (Mỹ); giải Ngân hàng có chất lượng dịch vụ được hài lòng nhất; giải Thương hiệu quốc gia 2012 và Thương hiệu mạnh 2012… Các giải thưởng trên đ. khẳng định chất lượng các hoạt động nghiệp vụ ngân hàng – tài chính, những ưu thế vượt trội về chất lượng sản phẩm dịch vụ và vị thế vững chắc của VPBank trong tâm trí khách hàng.

- Xây dựng và triển khai Chiến lược Thu hồi nợ. Với sự tư vấn của công ty McKinsey, VPBank đ. xây dựng một chiến lược thu hồi nợ tổng thể, bao gồm việc phân tích thực trạng cơng tác thu hồi nợ tại Ngân hàng, thiết kế mơ hình thu hồi nợ tổng thể, xây dựng các quy trình thu hồi nợ, và tuyển dụng nhân sự cho mơ hình này. Chiến lược này sẽ được tiếp tục triển khai trong năm 2013 với những sáng kiến mới nhằm chuẩn hóa, nâng cao hiệu quả hệ thống thu hồi nợ tại Ngân hàng.

- Ra mắt không gian giao dịch mới. Trong nỗ lực tiếp tục hồn thiện mơ h.nh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại cổ phần việt nam thị vượng (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)