2.2 Thực trạng về năng lực cạnh tranh của VPBank
2.2.1.6 Hoạt động cho vay và đầu tư
Hoạt động cho vay và đầu tư là một trong những hoạt động mang lại nguồn lợi nhuận nhiều nhất cho ngân hàng đồng thời cũng là lĩnh vực chứa đựng nhiều rủi ro và mang lại ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại. Đồng thời đây cũng là mảng hoạt động mà các ngân hàng hiện nay rất quan tâm và chú trọng.
Những tháng đầu năm 2009, chính sách kích cầu ngăn chặn suy giảm kinh tế đã tạo điều kiện để tín dụng tăng trưởng mạnh trở lại. Tuy nhiên đến những tháng cuối năm 2009, các Ngân hàng lại bắt đầu thắt chặt tín dụng, thậm chí là ngừng giải ngân nên dư nợ đến cuối năm 2009 đạt 15.813 tỷ đồng, tăng 22% so với năm trước.
Những tháng cuối năm 2010 và đầu năm 2011 lãi suất huy động tăng cao, lên mức 18 – 19%/năm, có những ngân hàng đẩy mức lãi suất huy động lên 20%, làm cho lãi suất cho vay tăng cao lên đến 23 – 24%/năm. Việc thắt chặt hơn đối với cho vay bất động sản, chứng khoán và tiêu dùng cũng như mục tiêu tăng trưởng tín dụng năm 2010 ở mức 25% đã khiến thị trường Ngân hàng trong năm khơng bị tăng trưởng q nóng và nợ xấu cũng ở mức độ vừa phải.
Từ tháng 7/2012, Ngân hàng Nhà nước cũng đã có chỉ đạo định hướng các NHTM giảm lãi suất cho vay xuống tối đa 15%/năm. Lãi suất cho vay ngắn hạn bằng VNĐ đối với nhu cầu phục vụ nông nghiệp, nông thôn, xuất khẩu, công nghiệp hỗ trợ, doanh nghiệp nhỏ và vừa giảm từ 13%/năm xuống 12%/năm từ tháng 12/2012. Việc giảm lãi suất là yêu cầu cấp thiết của nền kinh tế nhằm cải thiện lòng tin của người dân vào đồng nội tệ, giảm gánh nặng lãi vay đối với doanh nghiệp, tạo tiền đề cho các hoạt động sản xuất kinh doanh có thể được cải thiện. Nhận biết rõ điều này, VPBank đưa ra nhiều gói giải pháp tín dụng ưu đãi cho doanh nghiệp, đồng thời vẫn có thể đảm bảo được các mục tiêu kinh doanh của NH. Cụ thể cuối năm 2012, dư nợ tín dụng đạt 36.903 tỷ đồng tăng 26,44% so với năm trước.
Bảng 2.10. Dư nợ tín dụng của khách hàng
ĐVT: Tỷ đồng
Chỉ tiêu 2009 2010 2011 2012
Cho vay TCKT và cá nhân
trong nước 15.737 25.224 29.092 36.820
Các khoản trả thay KH 3 4 1 3
Cho vay bằng vốn tài trợ,
uỷ thác đầu tư (*) 71 92 86 72
Cho vay đối với tổ chức cá
nhân nước ngoài 2 4 5 8
(*) Cho vay bằng vốn tài trợ, uỷ thác đầu tư bao gồm các khoản cho vay được tài trợ bởi các nguồn vốn uỷ thác từ các chương trình hỗ trợ quốc gia thơng qua Bộ Tài Chính và VPBank nhận nguồn vốn nay trực tiếp từ ngân hàng đầu mối là Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV). VPBank đóng vai trị nhận nguồn và quản lý, sử dụng nguồn. Theo đó, VPBank sẽ vẫn phải chịu tồn bộ rủi ro liên quan đến những khoản vay này. Trường hợp những khoản cho vay này mức khả năng thanh tốn, VPBank có trách nhiệm trả gốc lại cho BIDV theo cam kết tại hợp đồng đã ký.
Theo bảng số liệu thống kê thì doanh số cho vay từ tổ chức kinh tế và cá nhân trong nước chiếm tỷ trọng gần như tuyệt đối. VPBank chưa có chính sách và sản phẩm phù hợp để phát triển các loại hình cho vay khác. Đây cũng là một trong những hạn chế của ngân hàng trong việc phát triển và thúc đẩy cho vay.
Bảng 2.11: Dư nợ tín dụng của khách hàng phân loại
Chỉ tiêu 2011 Tỷ lệ 2012 Tỷ lệ
I. Phân tích dư nợ theo thời gian đáo hạn
- Ngắn hạn 20.279 69,49% 22.746 61,56%
- Trung hạn 5.708 19,56% 10.211 27,67%
- Dài hạn 3.197 10.95% 3.964 10,77%
TỔNG CỘNG 25.324 100% 36.903 100%
II. Dư nợ cho vay theo đối tượng khách hàng và loại hình Doanh nghiệp
- DNNN 460 1,54% 1.273 3,64%
- Công ty TNHH 6.326 23,64% 9.129 24,79%
- Công ty Cổ phần 4.861 16,24% 8.039 21,77%
- DN có vốn đầu tư NN 16 0,05% 130 0,35%
- DN tư nhân 574 1,92% 591 1,60%
- Cho vay cá nhân và cho
vay khác 16.947 56,61% 17.741 48,05%
TỔNG CỘNG 29.184 100% 36.903 100%
III. Dư nợ theo ngành nghề
- Nông nghiệp và Lâm
- Thương mại, sản xuất và
chế biến 24.486 84,31% 21.539 58,35%
- Xây dựng 2.118 7,08% 6.000 16,26%
- Kho bãi vận tải và thông
tin liên lạc 563 1,88% 1.146 3,10%
- Cá nhân và hoạt động
khác 1.793 5,99% 7.212 19,54%
TỔNG CỘNG 29.184 100% 36.903 100%
So với năm 2011 thì năm 2012 dư nợ tín dụng chủ yếu tăng đối với loại hình cho vay ngắn hạn và trung hạn. Gần như VPBank chỉ tập trung cho vay đối với cá nhân, các công ty TNHH, công ty cổ phần trong nước với sản phẩm chủ yếu là bổ sung vốn lưu động, góp vốn hợp tác kinh doanh trong lĩnh vực thương mại, sản xuất và chế biến nguyên nhân là do lãi suất biến động, nguồn huy động trung và dài hạn khơng có nhiều, chủ yếu là ngắn hạn. Mặc dù theo Thông tư số 07/2010/TT-NHNN có hiệu lực ngày 26/02/2010 ban hành thì ngân hàng có thể thỏa thuận với khách hàng để cho vay với lãi suất cao hơn lãi suất trần cho các khoản vay trung và dài hạn nhưng VPBank vẫn chưa tập trung phát triển mảng này do chi phí đầu vào sẽ cao mà lãi suất đầu ra đối với các khoản vay này cũng không cao hơn nhiều so với lãi suất ngắn hạn đồng thời khả năng quay vòng vốn sẽ chậm và tỷ lệ rủi ro của các khoản vay cũng cao hơn.
Bảng 2.12. Dư nợ tín dụng của VPBank và một số NHTM so sánh
ĐVT: tỷ đồng 2009 2010 2011 2012 Oceanbank 10.188 17.631 19.187 26.227 HDBank 8.167 11.644 13.848 21.149 ABB 12.883 20.019 20.125 26.404 VIB 27.353 41.731 43.497 33.313 EAB 34.687 38.436 44.003 50.650 SHB 12.828 24.376 29.162 56.813 VPB 15.813 25.324 29.184 36.903 LienVietPostBank 5.983 10.114 12.757 22.991
Bảng số liệu thể hiện hầu như dư nợ tín dụng của các ngân hàng trong năm 2012 tăng so với năm 2011 nhưng khơng nhiều ngun nhân có thể lý giải là do bên cạnh khó khăn thanh khoản của một số ngân hàng khiến nguồn cung tín dụng bị hạn chế, lãi suất huy động tăng đẩy lãi suất cho vay vượt quá sức chịu đựng của doanh nghiệp khiến doanh nghiệp không mặn mà với việc vay vốn ngân hàng, hàng hóa tiêu thụ chậm, hàng tồn kho tăng cao khiến nhiều doanh nghiệp rơi vào tình trạng phá sản, hoặc phải thu hẹp quy mơ.
Ngồi ra, các chính sách của NHNN cũng có tác động khơng nhỏ đến hoạt động cho vay tại các ngân hàng. Điển hình như Thơng tư số 13 của NHNN ban hành ngày 20/05/2010 quy định tỷ lệ đảm bảo an toàn, siết chặt hơn việc sử dụng các nguồn vốn trong hoạt động của các tổ chức tín dụng buộc các NHTM có những chính sách thắt chặt tín dụng, sàn lọc đối tượng khách hàng, sản phẩm vay và thời hạn vay. Đến tháng 2/2012, Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Chỉ thị 01/CT- NHNN và Cơng văn 674/NHNN-CSTT về tổ chức thực hiện chính sách tiền tệ năm 2012. Trong đó, NHNN đã tiến hành phân loại các Ngân hàng thành 4 nhóm, ứng với 4 mức giới hạn tăng trưởng tín dụng cho năm 2012: Nhóm 1 tăng trưởng tối đa 17%, Nhóm 2 tăng trưởng tối đa 15%, Nhóm 3 tăng trưởng tối đa 8% và Nhóm 4 khơng được tăng trưởng. Quy định này nhằm mục đích phân loại các Ngân hàng theo tình hình tài chính và kiểm sốt tốc độ tăng trưởng tín dụng, tránh tình trạng nhiều NHTM tăng trưởng tín dụng nóng nhưng không dựa trên năng lực huy động – điều đã khiến thanh khoản hệ thống ngân hàng rơi vào bất ổn trong năm 2011.