Vận dụng mơ hình định lượng để nghiên cứu năng lực cạnh tranh của

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại cổ phần việt nam thị vượng (Trang 68)

2.4.1 Mô tả mẫu và làm sạch dữ liệu

2.4.1.1 Mô tả mẫu

Nghiên cứu này sử dụng phương pháp chọn mẫu theo 6 thuộc tính: Giới tính, độ tuổi, bộ phận làm việc, thâm niên cơng tác, trình độ chun môn và chức danh hiện tại (Phụ lục 1)

- Về giới tính: Kết quả cho thấy: có 99 nam và 108 nữ tham gia trả lời phỏng vấn. Đây là kết quả chấp nhận được vì trong lĩnh vực ngân hàng nữ chiếm trên 70% và khảo sát được thực hiện đồng đều ở các cấp từ nhân viên đến cấp quản lý.

- Về độ tuổi: Kết quả cho thấy, trong số nhóm người được phỏng vấn thì nhóm người ở độ tuổi dưới 25 tuổi là 62 người chiếm 30%. Nhóm người ở độ tuổi 26 - 35 là 100 người chiếm 48,3%. Nhóm người ở độ tuổi 36 – 45 tham gia khảo sát là 31 người chiếm 15% và nhóm người ở độ tuổi trên 46 là 14 người chiếm 6,8%.

- Về bộ phận làm việc: Trong tổng số 207 người được hỏi, khối dịch vụ chiếm 19,9%, khối tín dụng chiếm 38,6%, các phịng điểm giao dịch 22,7%, và bộ phận khác chiếm 18,8%.

- Về thâm niên công tác: Dưới 2 năm chiếm tỷ lệ 34,3%, có 71 người trả lời; Từ 2 năm đến dưới 5 năm có 53 người trả lời, chiếm 25,6%; Từ 5 năm đến 7 năm có 53 người trả lời, chiếm 25,6%; Trên 7 năm có 30 người trả lời, chiếm 14,5%

- Về trình độ chun mơn: về trình độ học vấn, số người được phỏng vấn: Trung cấp, cao đẳng: 36 người, chiếm 17,4%; Đại học: 120 người, chiếm 58%; Trên đại học: 51 người, chiếm 24,6%

- Chức danh hiện tại: Nhân viên, chuyên viên các cấp: 107 người chiếm 51,7%; Trưởng/Phó các phịng ban nghiệp vụ: 72 người chiếm 34,8%; Ban Giám đốc CN/PGD: 14 người chiếm 6,8%; Chức danh khác: 14 người, chiếm 6,8%

2.4.1.2 Kết quả làm sạch dữ liệu

Phương pháp: sử dụng bảng tần số để rà soát lại tất cả các biến quan sát nhằm tìm ra các biến có thơng tin bị sai lệch hay thiếu sót bằng công cụ phần mềm SPSS.

Lệnh : Analyze  Descriptive Statistics  Frequencies

Kết quả thực hiện: sau khi thực hiện lệnh cho kết quả , thấy khơng có biến quan sát nào bị sai lệnh hoặc thiếu. Vậy, dữ liệu có thể tiến hành các phân tích và kiểm định.

2.4.2 Các kết quả kiểm định

2.4.2.1 Kiểm định thang đo

Mục tiêu và phương pháp thực hiện:

- Mục tiêu: xác định mức độ ảnh hưởng của các biến quan sát tới các biến tiềm ẩn để loại bỏ những biến không đạt yêu cầu để thang đo có độ tin cậy thoả mãn điều kiện cho phép.

- Phương pháp: Sử dụng cơng cụ phân tích độ tin cậy Cronbach Alpha để loại các biến rác. Các biến có hệ số tương quan biến – tổng nhỏ hơn 0,30 sẽ bị loại và tiêu chuẩn để chọn thang đo khi nó có hệ số tin cậy Alpha đạt từ 0,6 trở lên. Bên cạnh đó, khi xét độ tin cậy Cronbach Alpha, nếu biến quan sát nào bị loại mà làm cho hệ số Cronbach Alpha tăng lên chứng tỏ biến đó khơng cần thiết, cần loại bỏ.

Sau đó phân tích nhân tố khám phá EFA với điểm dừng khi trích các yếu tố có Eigenvalue là 1 và phương sai trích từ 0,50 trở lên để lọc ra các biến phù hợp.

Lệnh để thực hiện kiểm định trong SPSS 16.0 và 18.0

Độ tin cậy Cronbanch Alpha: Analyze  Scale  Reliability Analysis

Kết quả phân tích Cronbach Alpha của các thang đo cho thấy:

+ Thang đo tiềm lực tài chính và hiệu quả kinh doanh: Thành phần thang đo gồm 4 biến quan sát ký hiệu từ C.1 đến C.4 như sau:

• C.2: Thị phần của VPBank ngày càng mở rộng

• C.3: Tốc độ tăng trưởng của VPBank nhanh

• C.4: VPBank là một trong những NH kinh doanh có lợi nhuận cao Hệ số tin cậy Alpha = 0,753 > 0,6. Các hệ số tương quan biến – tổng đều lớn hơn so với tiêu chuẩn cho phép (>0,3). Vì vậy, các biến này được chấp nhận.

+ Thang đo sản phẩm đa dạng của sản phẩm và giá cả: Thành phần thang đo gồm 8 biến quan sát ký hiệu từ C.5 đến C.12 như sau:

• C.5: Hình ảnh thương hiệu của VPBank quen thuộc

• C.6: VPBank tiếp thị sản phẩm đến khách hàng một cách hiệu quả

• C.7: Sản phẩm của VPBank đáp ứng được nhu cầu của khách hàng

• C.8: Sản phẩm của VPBank có sự khác biệt so với các NH khác

• C.9: Giá cả sản phẩm cạnh tranh

• C.10: Mạng lưới chi nhánh của VPBank rộng

• C.11: Phối hợp và liên kết với các ngân hàng nhanh chóng

• C.12: VPBank có chính sách khách hàng hiệu quả

Hệ số tin cậy Alpha = 0,855 > 0,6. Các hệ số tương quan biến – tổng đều lớn hơn so với tiêu chuẩn cho phép (>0,3). Vì vậy, các biến này được chấp nhận.

+ Thang đo chất lượng nhân sự và trình độ chuyên nghiệp trong quản lý điều hành: Thành phần thang đo gồm 7 biến quan sát ký hiệu từ C.13 đến C.18 như sau:

• C.13: Quản lý nhân sự có kinh nghiệm’

• C.14: Nhân sự có chất lượng đạt u cầu

• C.15: Hệ thống thơng tin nội bộ tốt

• C.16: Tổ chức và phối hợp giữa các phòng ban nhịp nhàng

• C.17: Nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới có chất lượng

• C18: Phần mềm quản trị ngân hàng hiệu quả

Hệ số tin cậy Alpha = 0,762 > 0,6. Các hệ số tương quan biến – tổng đều lớn hơn so với tiêu chuẩn cho phép (>0,3). Vì vậy, các biến này được chấp nhận.

Tiếp theo, thực hiện việc kiểm định thang đo khám phá nhân tố EFA. Nhân tố khám phá EFA: Analyze  Data Reduction  Factor

Các biến có trọng số nhỏ hơn 0,5 sẽ tiếp tục bị loại (Othman & Owen, 2002). Phương pháp tính hệ số sử dụng Principal Components với phép quay Quatimaxs và điểm dừng khi trích các yếu tố Eigenvalue = 1. Thang đo được chấp nhận khi tổng phương sai trích phải bằng hoặc lớn hơn 50%. Kết quả phân tích EFA, cụ thể :

Với tổng số 18 biến độc lập (ký hiệu từ C.1 đến C.18) sau khi thực hiện Factor. Kết quả được EFA gom lại thành 4 nhóm nhân tố, với giá trị tổng phương sai trích là 66,91%.

Từ kết quả phân tích EFA, với 4 nhân tố và 17 biến đạt yêu cầu, được điều chỉnh mơ hình lại như sau (phụ lục 2):

(1) Sản phẩm (8 biến): C.12, C.6, C.8, C.7, C.11, C.5, C,17, C.16 (2) Tiềm lực tài chính (3 biến): C.2, C.1, C.3

(3) Nhân sự và điều hành (3 biến): C.14, C.13, C.15

(4) Mạng lưới hoạt động và giá cả sản phẩm (3 biến): C.10, C.4, C.9 Sơ đồ 2.1 : Mơ hình lý thuyết được điều chỉnh theo EFA

Các giả thuyết trong mơ hình :

H1: Nếu tính đa dạng và sự thoả mãn mà sản phẩm đáp ứng được càng khác biệt so với các đối thủ cạnh tranh thì khả năng cạnh tranh của ngân hàng càng cao.

H2: Nếu tiềm lực tài chính & hiệu quả kinh doanh của ngân hàng càng tốt thì năng lực cạnh tranh của ngân hàng càng được nâng cao.

Tiềm lực tài chính Nhân sự và điều hành Sản phẩm Năng lực cạnh tranh Các biến kiểm sốt : - Giới tính - Tuổi - Bộ phận làm việc -Thâm niên công tác - Trình độ

- Chức danh cơng việc Mạng lưới và giá cả

H3: Nếu mạng lưới hoạt động và giá cả của sản phẩm càng tốt thì năng lực cạnh tranh của ngân hàng càng cao.

H4: Nếu chất lượng nhân sự và trình độ trong quản lý, điều hành ngân hàng càng tốt thì năng lực cạnh tranh của ngân hàng càng cao

Ta có phương trình tổng qt được xây dựng như sau

NLCT = β0+β1*sanpham+β2*taichinh+β3*nhansu+ β4*mangluoi_gia

Trong đó :

NLCT: Năng lực cạnh tranh nội tại của VPBank (được xem là biến phụ thuộc) Các biến độc lập là: sản phẩm (Chất lượng, tính đa dạng của sản phẩm); taichinh (tiềm lực tài chính và hiệu quả hoạt động kinh doanh); nhansu (chất lượng nhân viên và trình độ quản lý), mangluoi_gia (mạng lưới hoạt động và giá cả của sản phẩm).

2.4.2.2 Kết quả kiểm định mơ hình

Phương pháp thực hiện: sử dụng công cụ hồi quy tương quan trong phần mềm SPSS để xác định mối quan hệ giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc.

Lệnh : Analyze -> Regression – Linear

- Kết quả thực hiện:

Dùng phương pháp đưa các biến vào cùng một lúc (Enter) để phân tích kết quả thu được, tóm tắt như sau (Phụ lục 3):

Hệ số xác định được điều chỉnh Adjusted R-Square là 0,796 chứng tỏ mơ hình có sự phù hợp 79,6%.

Mức độ quan trọng của các thành phần tham dự vào việc đánh giá năng lực cạnh tranh nội tại của VPBank được phản ánh qua giá trị của các hệ số: các hệ số đều khác 0 chứng tỏ các thành phần đều tham dự vào năng lực cạnh tranh nội tại của ngân hàng.

So sánh giá trị cho thấy: tiềm lực tài chính nội tại hiện nay yếu tố quan trọng nhất trong, tác động lớn nhất đến năng lực cạnh tranh của VPBank (= 0,507) vì khi tiềm lực tài chính mạnh, ngân hàng có đủ khả năng chống đỡ những rủi ro, đủ tiềm lực để phát triển các mảng hoạt động khác thì sẽ tác động làm tăng năng lực cạnh tranh của ngân hàng, yếu tố này được đánh giá cao hơn so với các yếu tố khác. Chất lượng sản phẩm và sự thoả mãn của sản phẩm đối với khách hàng (= 0,254) ảnh

hưởng khá mạnh đến năng lực cạnh tranh. Sự thoả mãn nhu cầu của khách hàng từ những sản phẩm dịch vụ mà ngân hàng cung cấp sẽ tạo được uy tín với khách hàng và là yếu tố nâng cao sức cạnh tranh lên rất lớn của ngành dịch vụ. Các yếu tố khác như: chất lượng nhân sự và hiệu quả trong quản lý điều hành ngân hàng (= 0,203); và mạng lưới hoạt động cũng như một phần chính sách giá của sản phẩm 9=0,116) Như vậy, các giả thuyết H1, H2, H3, H4 đều được chấp nhận và chưa có cơ sở để bác bỏ những giả thuyết này.

Từ kết quả trên, phương trình hồi quy được xác định như sau :

NLCT=0,106 + 0,116*Mangluoi_gia + 0,507*Taichinh + 0,203*Nhansu + 0,254*Sanpham

Sau khi làm sạch và xử lý dữ liệu tôi đã rút ra những kết quả như sau :

- Về thang đo: sau khi kiểm định các thang đo thành phần, số liệu các thang đo đều có độ tin cậy cao. Từ 3 nhóm biến độc lập và 01 biến phụ thuộc ban đầu (kết quả nghiên cứu định tính), q trình phân tích nhân tố đã có sự thay đổi thành 4 nhóm biến độc lập và 01 biến phụ thuộc.

Kết quả hồi quy cho thấy 4 thành phần đều tham gia vào mơ hình. Có sự ảnh hướng lớn nhất là: tiềm lực tài chính và hiệu quả kinh doanh; sản phẩm đa dạng và có sự khác biệt thoả mãn nhu cầu của khách hàng, tiếp đền là chất lượng nhân sự và kinh nghiệm, khả năng quản lý và điều hành và cuối cùng là yếu tố mạng lưới chi nhánh hoạt động và giá cả ảnh hưởng đến sức cạnh tranh của ngân hàng.

Mơ hình hồi quy cũng đã thể hiện, yếu tố mà làm cho năng lực cạnh tranh ảnh hưởng nhiều nhất hiện nay là tiềm lực tài chính mạnh và hiệu quả hoạt động tốt, điều này phù hợp với tình trạng hiện nay khi nền kinh tế được đánh giá là đang đứng trước thời kỳ khủng hoảng và suy thoái, sự cạnh tranh mạnh mẽ từ các ngân hàng nước ngoài với lợi thế về vốn và thương hiệu. Tiếp đến là sự đa dạng và khác biệt về sản phẩm, so với các ngân hàng nước ngồi thì số lượng sản phẩm dịch vụ cung cấp quá ít cũng như tính chuyên nghiệp trong phục vụ chưa cao. Nhân tố về trình độ chun mơn nghiệp vụ của cán bộ nhân viên, cách thức điều hành quản lý và mạng lưới hoạt động của ngân hàng cũng là nhân tố làm cho sự trung thành của khách hàng đối với ngân hàng tăng lên.

Kết qua nghiên cứu tương đối phù hợp với thực tế, nhưng kết quả đo lường năng lực cạnh tranh nội tại chỉ phản ánh đúng cho riêng Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank); đối với các ngân hàng khác, kết quả này chỉ mang tính tham khảo. Nếu muốn có được kết quả chính xác thì cơng tác khảo sát phải được thực hiện lại trên quy mơ của tồn ngành ngân hàng.

Từ những kết quả kiểm định trên, tôi sẽ đánh giá một cách chi tiết từng yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh nội tại của VPBank trong phần 2.5 và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh nội tại của VPBank trong quá trình hội nhập quốc tế đã và đang diễn ra trong giai đoạn hiện nay và sắp tới.

2.5 ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÂN HÀNG TMCP VIỆT NAM THỊNH VƯỢNG

2.5.1 Những ưu điểm của VPBank

 Với hơn 200 chi nhánh và phịng giao dịch, VPBank có hệ thống mạng lưới bán lẻ phủ đều tại trên 33 tỉnh, thành phố trong cả nước. Ngân hàng tiếp tục xây dựng nhiều mối quan hệ với khách hàng ngày càng vững chắc, thiết lập mối quan hệ liên kết với nhiều đối tác chiến lược trong và ngoài nước. Với mạng lưới trải dài đã giúp cho VPBank có những lợi thế như: thị phần ổn định; số lượng khách hàng dồi dào. Bên cạnh đó, nó cịn tạo điều kiện thuận lợi cho VPBank dễ dàng phát triển mạnh thị trường bán lẻ.

 Là một trong những NHTM Cổ phần được thành lập vào thời điểm tương đương với các NHTM Cổ phần đầu tiên khác, hiện nay thương hiệu VPBank đã lan rộng khắp thị trường trong nước đồng thời đang hướng đến việc vươn ra thị trường quốc tế. Ngày nay, thương hiệu được xem như là một trong những công cụ quan trọng trong việc thiết lập quan hệ, tạo dựng niềm tin đối với khách hàng trong và ngoài nước.

 Sản phẩm dịch vụ của VPBank so với các ngân hàng so sánh được đánh giá là tương đối đa dạng, có thể đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng. Những năm qua, VPBank luôn nỗ lực trong việc tập trung nghiên cứu và triển khai các sản phẩm nhầm đáp ứng và thu hút đúng, đủ và hiệu quả các phân khúc khách hàng nhầm mang lại lợi ích tối đa cho người tiêu dùng.

 Hiện nay tại VPBank công nghệ thông tin đã được trang bị trong mọi hoạt động chuyên môn với mức độ khác nhau: tồn bộ cán bộ chun mơn được trang bị máy vi tính, khách hàng có thể tham khảo thơng tin thị trường qua máy vi tính được nối mạng, triển khai các dịch vụ VPB VNTopup, VPBilling… Dự án hiện đại hóa cơng nghệ ngân hàng lõi Core Banking đã được VPBank sử dụng thành cơng và mang lại nhiều tiện ích trong việc lưu trữ giữ liệu, phục vụ khách hàng nhanh chóng hơn, cũng nhờ phần mềm này mà các sản phẩm dịch vụ được liên kết với nhau và đã đem lại nhiều lợi ích cho khách hàng hơn...

Hiện nay, VPBank là một trong những ngân hàng TMCP được đánh giá cao tại Việt Nam dựa trên các thông tin sau:

- Tình hình tài chính vững mạnh, kinh doanh hiệu quả

Tính đến 31/12/2012, VPB có tổng dư nợ tín dụng khoảng 36.903 tỷ VND, tổng vốn huy động 91.372 tỷ VND và vốn chủ sở hữu đạt khoảng 6.637 tỷ VND. Với thu nhập ròng đạt 853 tỷ VND, VPB có chỉ số lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu năm 2012 là 10,09%. Chiến lược tăng trưởng của VPB còn được hỗ trợ bởi nền tảng vốn vững chắc với hệ số an toàn vốn (“CAR”) đạt 12,51% tại thời điểm 31/12/2012, cao hơn so với mức tiêu chuẩn tối thiếu 8% do NHNN quy định cho các ngân hàng thương mại.

- Nền tảng công nghệ hiện đại

VPB coi hạ tầng công nghệ thông tin là lợi thế cạnh tranh cốt lõi của mình so với các ngân hàng khác tại Việt Nam vì thế ngân hàng đã chủ động xây dựng Trung tâm Tin học và phát triển nền tảng cơng nghệ thơng tin hiện đại, có khả năng hỗ trợ tối đa các hoạt động ngân hàng với khoản đầu tư hàng năm khoảng 10 triệu USD cho các giải pháp công nghệ. Cùng với đội ngũ cán bộ tin học chun trách, có trình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại cổ phần việt nam thị vượng (Trang 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)