Hoạt động sản xuất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhận diện và quản lý chi phí chất lượng cho công ty TNHH guyomarch VN (Trang 45 - 48)

CHƢƠNG 2 : THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHI PHÍ CHẤT LƢỢNG

2.2 Thực trạng chi phí chất lƣợng tại công ty TNHH Guyomarc'h VN

2.2.2.2 Hoạt động sản xuất

Hình2.3: Sơ đồ mơ tả quy trình sản xuất thức ăn gia súc tại Công ty

Bộ phận sản xuất đứng đầu là giám đốc sản xuất quản lý các trƣởng bộ phận kho, trƣởng ca, trƣởng bộ phận bảo trì. Bộ phận này đƣợc tổ chức thành các tổ: tổ tập kết nguyên liệu, bộ phận vận hành máy, tổ đóng gói sản phẩm hay còn gọi ra bao, kết

hợp với bộ phận vận hành lò hơi và KCS kiểm tra chất lƣợng sản phẩm theo từng ca sản xuất. Hoạt động sản xuất đƣợc tóm tắt qua sơ đồ sản xuất nhƣ trên.

Mô tả sơ đồ:

Theo kế hoạch, công nhân tập kết sẽ nạp nguyên liệu chuẩn bị đầy đủ vào các silô lớn chứa nguyên liệu theo từng loại mặc định từ trƣớc. Các nguyên liệu đƣợc sử dụng trong chế biến thức ăn gia súc thƣờng gồm các loại: mì lát, ngơ, hạt kê, bã nành, bã cải và các loại premix, chất phụ gia, vitamin … theo thành phần công thức sản xuất đã đƣợc đăng ký theo công bố chất lƣợng với cơ quan nhà nƣớc. Dựa vào kế hoạch sản xuất, nguyên liệu tập kết đƣợc đổ bằng tay và nguyên liệu định lƣợng tự động từ silô sẽ đƣợc chuyển vào hố nguyên liệu để nghiền. Nguyên liệu đƣợc nghiền thành bột mịn và sau đó chuyển sang silơ chứa ngun liệu sau nghiền. Hỗn hợp bột này sau đó sẽ đƣợc định lƣợng theo từng mẻ 2 hoặc 4 tấn để chuyển vào bồn trộn. Tại bồn trộn, các thành phần nguyên liệu mịn, premix, chất lỏng nhƣ dầu gan mực, dầu cá, rỉ mật…(nếu có) sẽ đƣợc trộn vào hỗn hợp này để cho ra một hỗn hợp hoàn chỉnh đầy đủ các thành phần theo công thức sản phẩm. Hỗn hợp đƣợc làm chín nhờ hệ thống hơi từ lị hơi. Nếu sản phẩm ở dạng bột hỗn hợp sẽ chuyển sang silô chứa thành phẩm bột chờ KCS kiểm tra, đóng gói hồn thành. Đối với sản phẩm dạng viên, hỗn hợp sẽ chuyển sang silô chờ ép viên. Các máy ép viên sẽ cho ra các sản phẩm có đƣờng kính 2.5mm, 3.5mm và loại 4.0 mm. Sản phẩm sau khi ép viên sẽ đƣợc đƣợc qua hệ thống ống làm nguội để sản phẩm nguội lại và đạt độ cứng theo quy định. Nếu sản phẩm dạng mảnh thì viên sẽ đƣợc chuyển qua máy cán mảnh trƣớc khi chuyển qua lƣới sàn để loại bỏ bụi nhỏ sản phẩm trƣớc khi đóng bao. Sản phẩm sau hoàn thành sẽ đƣợc KCS kiểm tra cảm quan cũng nhƣ kiểm tra độ bụi, độ cứng, độ dài viên…đối với sản phẩm viên và độ mịn đối với sản phẩm bột.

Nhận xét: Việc tổ chức sản xuất tại cơng ty chủ yếu sử dụng máy móc thiết bị là phần

nhiều, cơng nhân tham gia vào q trình sản xuất ở mỗi tổ sản xuất khá ít. Tuy nhiên, nhân viên ở tổ vận hành, lò hơi và bảo trì cần phải đƣợc huấn luyện và phải có nhiều

hiểu biết về máy móc mới có thể đảm bảo quá trình vận hành máy tốt và ổn định. Ngồi ra, máy móc chiếm phần quan trọng nên các chi phí bảo trì, sửa chữa thay thế cho các thiết bị, máy móc cũng rất lớn. Việc vận hành, sử dụng khơng tốt máy móc dễ dẫn đến hỏng hóc và chi phí chất lƣợng phát sinh cao.

Thành phần khác có thể ảnh hƣởng đến chi phí chất lƣợng là hao hụt nguyên liệu trong q trình sản xuất và chi phí tái chế sản phẩm do thành phẩm không đạt. Hiện nay các nguyên liệu sử dụng đều đƣợc định lƣợng bằng silô để tiết kiệm thời gian và giảm việc sử dụng công sức nhân công nạp liệu. Tuy nhiên phƣơng pháp này cũng gây hao hụt nguyên liệu nhiều hơn là dùng công nhân đổ bằng tay đối với các nguyên liệu có độ mịn cao hoặc những premix - hỗn hợp chất bổ sung dinh dƣỡng thiết yếu - do nguyên liệu đƣợc chuyển qua bị dính lại, bị xì bụi hoặc bị hao hụt tại các điểm nối đƣờng ống dẫn trong khi thơng thƣờng các loại ngun liệu, premix này có giá bán rất cao.

Lƣợng nguyên liệu đƣa vào sản xuất hàng ngày là rất lớn, từ 700-800 tấn mỗi ngày nên nguyên liệu sẽ đƣợc nạp sẵn đầy các silô từ trƣớc và không thể nạp hằng ngày theo kế hoạch sản xuất vì sẽ khơng kịp đáp ứng nhu cầu. Nguyên liệu sản xuất đƣợc nạp đầy, khi tiến hành sản xuất sẽ sử dụng và tính lƣợng nguyên liệu xuất kho sử dụng theo công thức định lƣợng. Sự chênh lệch giữa lƣợng nguyên vật liệu theo công thức và theo thực tế đƣợc thể hiện khi tổng khối lƣợng thành phẩm sản xuất ra chênh lệch với tổng lƣợng nguyên liệu đƣa vào sản xuất tạo thành hao hụt trong sản xuất sản phẩm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhận diện và quản lý chi phí chất lượng cho công ty TNHH guyomarch VN (Trang 45 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)