Hiệu quả quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam (Trang 26 - 29)

1.4.1 Khái niệm hiệu quả quản lý rủi ro tín dụng

Mục đích cuối cùng của bất cứ một doanh nghiệp nào cũng là lợi nhuận và NHTM cũng khơng ngoại lệ. Với NHTM hoạt động tín dụng vẫn là hoạt động chủ yếu mang lại nguồn lợi nhuận lớn nhất do đó NHTM cũng ln tìm mọi cách để nâng cao hiệu quả quản lý RRTD thơng qua việc xây dựng mơi trường tín dụng phù hợp, cấp tín dụng lành mạnh, quản lý, đo lường, theo dõi tín dụng phù hợp,…nhằm giảm thiểu RRTD ở mức thấp nhất nhằm tạo ra lợi thế kinh doanh, tăng uy tín, tạo ra vị thế và thương hiệu trên thương trường, cũng như thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng bền vững.

Tóm lại, hiệu quả quản lý RRTD của NHTM chính là kết quả mang lại do thực hiện các hành vi, biện pháp quản lý trong hoạt động cho vay nhằm gia tăng lợi nhuận và bảo đảm an toàn cho hoạt động NH.

1.4.2 Chỉ tiêu định tính thể hiện hiệu quả quản lý rủi ro tín dụng 1.4.2.1 Mơ hình quản lý rủi ro tín dụng 1.4.2.1 Mơ hình quản lý rủi ro tín dụng

Cơng tác xây dựng các quy định, quy trình về cho vay, biện pháp kiểm tra trước, trong và sau khi cho vay, phân cấp thẩm quyền quyết định cho vay, xây dựng hệ thống xếp hạng nội bộ nhằm hạn chế rủi ro xảy ra và tuân thủ quy định của NHNN. Đồng thời xây dựng biện pháp quản lý nợ có vấn đề để có giải pháp cụ thể, nhanh chóng nhằm xử lý nợ quá hạn.

1.4.2.2 Chính sách tín dụng

Xác định ngành nghề, lĩnh vực, thị trường cho vay, việc phân bổ kỳ hạn, loại tiền cho vay. Đa dạng hóa các sản phẩm cho vay theo nguyên tắc hạn chế tối đa rủi ro xảy ra, đa dạng hóa các đối tượng KH, đa dạng các lĩnh vực cho vay theo nguyên tắc phù hợp với sự phát triển của kinh tế và chính sách vĩ mơ của nhà nước.

1.4.2.3 Nguồn nhân lực

Chất lượng nguồn nhân lực có ảnh hưởng quan trọng đến hiệu quả quản lý RRTD. Nếu một NH có quy định, quy trình cho vay chặt chẽ, cơ chế giám sát đầy đủ, nhưng chất lượng nguồn lực hạn chế thì cũng khơng thể giảm thiểu được RRTD. Bên cạnh đó, đội ngũ quản lý có ảnh hưởng quan trọng đến việc hoạch chiến lược, tạo hướng đi rõ ràng nhằm giúp NH mở rộng và phát triển.

1.4.2.4 Cơ cấu tổ chức

Cơ cấu tổ chức chặt chẽ, phân công quyền hạn và trách nhiệm rõ ràng giữa các Phịng ban, có sự tách biệt giữa bộ phận bán hàng và bộ phận thẩm định nhằm hạn chế xảy ra rủi ro.

1.4.3 Chỉ tiêu định lượng đánh giá rủi ro tín dụng 1.4.3.1 Tỷ lệ an toàn vốn (CAR) 1.4.3.1 Tỷ lệ an toàn vốn (CAR)

Tỷ lệ an toàn vốn (CAR): là một chỉ tiêu quan trọng phản ánh năng lực tài chính của NHTM, được dùng để xác định khả năng của NH trong việc thanh toán các khoản nợ có thời hạn và đối mặt với các RRTD, rủi ro vận hành.

CAR = (Vốn tự có / Tổng tài sản có rủi ro quy đổi) * 100% (1.1)

1.4.3.2 Tỷ lệ nợ quá hạn

Tỷ lệ nợ quá hạn = Tổng dư nợ quá hạn

X 100% (1.2) Tổng dư nợ vay

Nợ quá hạn là khoản nợ mà một phần hoặc toàn bộ nợ gốc và/hoặc lãi đã quá hạn.

Tỷ lệ nợ quá hạn càng cao thể hiện chất lượng tín dụng của NH càng kém và ngược lại tỷ lệ nợ quá hạn càng thấp chứng minh được chất lượng tín dụng của NH càng tốt.

1.4.3.3 Tỷ lệ nợ xấu

Tỷ lệ nợ xấu = Tổng dư nợ xấu

X 100% (1.3) Tổng dư nợ vay

1.4.3.4 Hệ số rủi ro tín dụng

Hệ số rủi ro tín dụng = Tổng dư nợ cho vay

X 100% (1.4) Tổng tài sản có

Hệ số này cho thấy tỷ trọng của khoản mục tín dụng trong tài sản có, khoản mục tín dụng trong tài sản càng lớn thì lợi nhuận sẽ lớn nhưng đồng thời RRTD cũng rất cao.

1.4.3.5 Tỷ lệ cấp tín dụng so với nguồn vốn huy động (LDR)

Tỷ lệ cấp tín dụng so với nguồn vốn huy động = Tổng các khoản cho vay/ Tổng tiền gửi (1.5)

Việc sử dụng mối quan hệ giữa cho vay và tiền gửi như một thước đo về thanh khoản dựa trên tiền đề cho rằng tín dụng là tài sản kém linh hoạt nhất trong số các tài sản sinh lời của ngân hàng. Vì thế, khi tỉ lệ LDR tăng thì tính thanh khoản của ngân hàng giảm đi một cách tương ứng.

Với việc yêu cầu bổ sung tài sản để bảo đảm cho khoản tín dụng có thể giúp cho KH có ý thức và trách nhiệm hơn trong việc trả nợ cho NH. Với những khoản tín dụng được cấp mà khơng có tài sản đảm bảo, phần vốn của bên vay tham gia rất ít hoặc khơng tham gia vào dự án đầu tư, thì xu hướng tất yếu là bên vay sẽ thực hiện các dự án có mức độ rủi ro cao để đem lại lợi nhuận cao vì nếu dự án thất bại thì cái mà họ mất là khơng đáng kể, tuy nhiên nếu dự án thành cơng thì lợi ích của họ là rất lớn. Do đó, hành vi của bên vay sẽ hoàn toàn ngược lại khi họ phải đem thế chấp các tài sản hiện có của mình để được cấp tín dụng. Khi tài sản được thế chấp, cầm cố tại các tổ chức tín dụng thì người vay sẽ bị mất nó nếu khoản vay của họ được đầu tư không cẩn thận và xảy ra rủi ro.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)