Quản lý rủi ro tín dụng dựa trên điều kiện về bảo đảm tiền vay

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam (Trang 42 - 44)

2.2 Thực trạng quản lý rủi ro tín dụng tại AGRIBANK

2.2.2.4 Quản lý rủi ro tín dụng dựa trên điều kiện về bảo đảm tiền vay

Hiện nay, AGRIBANK đang thực hiện theo Quyết định 1300/QĐ-HĐQT- TDHo ngày 3/12/2007 về việc ban hành Quy định thực hiện các biện pháp bảo đảm tiền vay trong hệ thống Agribank.

Điều kiện đối với TS được nhận làm TSBĐ tiền vay:

Tài sản mà khách hàng vay, bên bảo lãnh dùng để cầm cố, thế chấp, bảo lãnh vay vốn tại NHNo Việt Nam phải có đủ các điều kiện sau đây:

- Tài sản phải thuộc quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng, quản lý của khách hàng vay, bên bảo lãnh theo quy định sau:

+ Đối với giá trị quyền sử dụng đất, phải thuộc quyền sử dụng của khách hàng vay, bên bảo lãnh và được thế chấp theo quy định của pháp luật về đất đai.

+ Đối với tài sản của Doanh nghiệp nhà nước, thì phải là tài sản do Nhà nước giao cho doanh nghiệp đó quản lý, sử dụng và được dùng để bảo đảm tiền vay theo quy định của pháp luật.

+ Đối với tài sản khác, thì phải thuộc quyền sở hữu của khách hàng vay, bên bảo lãnh. Trường hợp tài sản mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu, thì khách hàng vay, bên bảo lãnh phải có giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản.

- Tài sản được phép giao dịch.

- Tại thời điểm thế chấp, cầm cố, bảo lãnh tài sản khơng có tranh chấp. - Tài sản mà pháp luật quy định phải mua bảo hiểm thì khách hàng vay phải mua bảo hiểm trong thời hạn bảo đảm tiền vay. Bên nhận thế chấp phải thông báo cho tổ chức bảo hiểm biết về việc tài sản bảo hiểm đang được dùng để thế chấp.

Agribank kiểm tra điều kiện của tài sản bảo đảm tiền vay. Khách hàng vay, bên bảo lãnh chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính hợp pháp của tài sản bảo đảm tiền vay.

Xác định giá trị TSBĐ:

Tài sản bảo đảm tiền vay được xác định giá trị tại thời điểm ký kết hợp đồng bảo đảm; việc xác định giá trị tại thời điểm chỉ làm cơ sở xác định mức cho vay của Agribank, không áp dụng khi xử lý TSBĐ để thu nợ.

Giá trị TSBĐ tiền vay do chi nhánh Agribank, khách hàng vay, bên bảo lãnh thỏa thuận trên cơ sở giá trị thị trường tại thời điểm xác định, có tham khảo giá quy định của nhà nước (trong trường hợp TSBĐ là quyền sử dụng đất nông nghiệp do Nhà nước giao và không thu tiền sử dụng thì giá trị phải theo giá đất của UBND tỉnh, TP trực thuộc TW quy định, không khấu trừ giá trị quyền sử dụng với thời gian đã sử dụng), giá mua, giá trị còn lại trên sổ sách kế toán và các yếu tố khác về giá. Trường hợp cần thiết có thể thuê tổ chức tư vấn, tổ chức chuyên môn xác định.

Mức cấp tín dụng tối đa so với giá trị TSBĐ:

Trường hợp cầm cố bằng chứng khoán, các giấy tờ có giá thì mức cho vay tối đa thực hiện theo quy định của Tổng giám đốc Agribank từng thời kỳ; Đối với tài sản cầm cố, thế chấp ( trừ cầm cố bằng chứng khoán, các giấy tờ có giá nêu trên) thì mức cho vay tối đa bằng 75% giá trị TSBĐ; Đối với bộ chứng từ xuất khẩu thế chấp vay vốn thì mức cho vay tối đa bằng 100% giá trị bộ chứng từ hoàn hảo trừ đi số tiền lãi vay phải trả trong thời hạn vay vốn.

2.2.2.5 Quản lý rủi ro tín dụng thơng qua phân cấp quyết định tín dụng

Phân cấp quyết định cấp tín dụng là việc AGRIBANK quy định thẩm quyền quyết định cấp tín dụng. Thẩm quyền quyết định cấp tín dụng là mức cấp tín dụng tối đa mà Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc, Giám đốc Sở giao dịch, Chi nhánh, Phòng Giao dịch được phép cấp cho một khách hàng, một dự án đầu tư, tổng mức cấp tín dụng cho một khách hàng và người có liên quan theo quy định.

Cấp quyết định cấp tín dụng bao gồm: Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc, Giám đốc Sở giao dịch, Giám đốc Chi nhánh loại I, loại II, loại III, Giám đốc Phòng Giao dịch.

Thực hiện quyết định số 1850/QĐ-HĐTV-TDDN ngày 14/9/2012 về quy định phân cấp phán quyết tín dụng trong hệ thống Agribank thay thế quyết định số 528/QĐ-HĐTV-TDDN ngày 21/5/2010 của Hội đồng quản trị. Theo đó, quy định cụ thể về:

- Thẩm quyền quyết định cấp tín dụng đối với một khách hàng, một dự án đầu tư - Thẩm quyền quyết định cấp tín dụng đối với một khách hàng và người có liên quan.

- Quyết định cấp tín dụng trong trường hợp Sở giao dịch và nhiều Chi nhánh cùng cấp tín dụng cho một khách hàng.

- Han chế phân cấp quyết định cấp tín dụng dưới hình thức bảo lãnh. - Thẩm quyền quyết định cấp tín dụng gắn với chất lượng tín dụng.

- Thẩm quyền quyết định cấp tín dụng của Giám đốc Sở giao dịch, Chi nhánh loại I, loại II gắn liền với kết quả xếp loại chi nhánh.

- Ủy quyền cấp tín dụng.

- Cấp tín dụng căn cứ xếp hạng tín dụng nội bộ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam (Trang 42 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)