Kết quả hoạt động kinh doanh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam (Trang 37 - 39)

2.1 Giới thiệu về AGRIBANK

2.1.2 Kết quả hoạt động kinh doanh

Hoạt động kinh doanh trong bối cảnh kinh tế toàn cầu gặp nhiều bất ổn do khủng hoảng và suy thoái, kinh tế trong nước đứng trước nhiều khó khăn, thách thức, song với những biện pháp chỉ đạo quyết liệt của Hội đồng thành viên, Ban điều hành, sự đồng thuận, nổ lực của toàn hệ thống, Agribank tiếp tục khẳng định vị trí, vai trị của Ngân hàng thương mại hàng đầu đối với thị trường tài chính nơng thơn và nền kinh tế đất nước, góp phần tích cực cùng Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước thực hiện mục tiêu kiềm chế làm phát, ổn định kinh tế vĩ mô và đảm bảo an sinh xã hội.

Tổng vốn huy động (cả ngoại tệ quy đổi VND) đến 31/12/2011 đạt 505.792 tỷ đồng, tăng 30.851 tỷ đồng (+6,5%) so với cuối năm 2010, đạt mục tiêu kế hoạch đề ra (mục tiêu kế hoạch đề ra là 5-7%). Trong đó, vốn huy động từ khách hàng của dân cư và các tổ chức kinh tế ( thị trường 1) đạt 444.863 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 87,95% nguồn vốn huy động. Agribank đảm bảo cơ cấu, tăng trưởng nguồn vốn có

tính ổn định cao, thực hiện đa dạng sản phẩm và hình thức huy động vốn, góp phần đảm bảo an tồn thanh khoản của toàn hệ thống.

Đến 31/12/2011, dư nợ cho vay nền kinh tế đạt 443.476 tỷ đồng, tăng 28.721 tỷ đồng (+6,9%) so với số cuối năm 2010. Năm 2011, Agribank ban hành kịp thời một số cơ chế, chính sách tín dụng, chỉ đạo điều hành hoạt động này đảm bảo nguyên tắc tăng trưởng tín dụng phù hợp với tăng trưởng nguồn vốn, nâng cao chất lượng tín dụng. Agribank giảm dần dư nợ cho vay phi sản xuất, tập trung cân đối vốn cho vay nông nghiệp, nông thôn, xuất khẩu. Dư nợ cho vay lĩnh vực phi sản xuất giảm 18,8% so với 2010.

Năm 2011 Agribank tiếp tục nâng cao năng lực tài chính bằng cách nâng vốn chủ sở hữu lên đạt 31.005 tỷ đồng tại 31/12/2011, tăng 3.161 tỷ đồng ( +11,35%) so với năm 2010. Trong đó, vốn điều lệ tại 31/12/2011 lại giảm 117 tỷ đồng so với cuối năm 2010, tuy nhiên đến 31/12/2012 thì vốn điều lệ lại tăng lên đạt 29.605 tỷ đồng tăng 8.035 tỷ đồng ( +37%) so với số cuối năm 2011.

Lợi nhuận năm 2011 cũng tăng lên đáng kể, 31/12/2011 lợi nhuận sau thuế đạt 3.634 tỷ đồng, tăng 2.333 tỷ đồng (+ 176,46%) so với số cuối năm 2010.

ĐVT: Triệu đồng

Chỉ tiêu 31/12/2009 31/12/2010 31/12/2011 31/12/2012

Tổng tài sản 475,338,975 534,987,152 562,245,075 556,651,905

Tiền gửi của dân cư và

các tổ chức kinh tế 434,331,000 474,941,000 444,863,374 540,509,000

Dư nợ cho vay 354,112,000 414,755,000 443,476,000 480.452.000

Vốn chủ sở hữu 11,636,366 27,844,305 31,005,253 35,456,935

Trong đó Vốn điều

lệ 11,224,960 21,687,143 21,570,013 24,666,984

Lợi nhuận trước thuế -1,137,429 2,217,666 4,853,828 5,594,765

Lợi nhuận sau thuế -1,856,452 1,300,237 3,633,592 4,373,489

Lợi nhuận thuần của chủ

sở hữu -1,909,830 1,221,255 3,541,393 4,212,904

Bảng 2.1 : Kết quả hoạt động kinh doanh của Agribank từ 2009 đến 2011

(Nguồn : Tổng hợp theo báo cáo thường niên đã được kiểm toán của Agribank)

Một số thông tin về kết quả hoạt động của Agribank trong năm 2012 và 8 tháng đầu năm 2013 (số liệu nội bộ, chưa được kiểm toán) như sau:

Tại 31/12/2012 số dư tiền gửi của dân cư và các tổ chức kinh tế là 540.509 tỷ đồng, tăng 95.646 tỷ đồng (+22%) so với số cuối năm 2011. Đến 31/8/2013, vốn huy động từ các tổ chức kinh tế và dân cư (TT1) đạt 573.480 tỷ đồng, tăng 6,1% so với cuối năm 2012 và đạt 51% mục tiêu tăng trưởng vốn huy động trong năm 2013. Tiền gửi dân cư tăng 10,3%, tiền gửi TCKT tăng 0,5%, tiền gửi của BHXH và tiền gửi KBNN giảm 5.589 tỷ đồng.

Tại 31/12/2012 dư nợ cho vay đạt 480.452 tỷ đồng, tăng 36.976 tỷ đồng (+8%) so với số cuối năm 2011, tỷ lệ nợ xấu toàn hệ thống 5,68% giảm 0,41% so với số cuối năm 2011. Đến 31/8/2013 thì tổng dư nợ cho vay đạt 512.636 tỷ đồng, tăng 6,7% so với cuối năm 2012, đạt 56% mục tiêu tăng trưởng năm 2013, Dư nợ cho vay bằng VND tăng 7,9% so với cuối năm 2012. Dư nợ cho vay USD đạt 1.250,3 triệu USD, giảm 79,1 triệu USD (-5,9%). Dư nợ cho vay đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn tăng 12,3%; dư nợ cho vay hộ sản xuất và cá nhân tăng 12%. Tỷ lệ nợ xấu toàn hệ thống là 6,4%.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam (Trang 37 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)