Nguyên nhân từ phía ngân hàng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam (Trang 70 - 74)

2.4 Nguyên nhân dẫn đến những tồn tại

2.4.2.2 Nguyên nhân từ phía ngân hàng

* Việc thẩm định và quyết định tín dụng khơng tuân thủ quy chế, quy trình, khơng thực hiện đúng sự chỉ đạo, điều hành của Ban lãnh đạo AGRIBANK trong từng thời kỳ:

Việc cho vay khi KH không đáp ứng đủ điều kiện vay vốn, cho vay vượt thẩm quyền, cho vay khơng kiểm sốt được mục đích sử dụng vốn vay, giải ngân tùy tiện khơng có căn cứ, khơng kiểm tra kiểm sốt vốn vay, khơng tn thủ sự chỉ đạo và điều hành của AGRIBANK trong từng thời kỳ. Hoặc quyết định cho vay trên cơ sở các tờ trình thẩm định có chất lượng yếu kém, phương án/dự án khơng có khả năng hồn trả nợ vay/hoặc thiếu cơ sở xác định tính khả thi, hiệu quả của phương án/dự án vay vốn, thẩm định tình hình tài chính, sản xuất kinh doanh mang tính hình thức.

* Ban lãnh đạo tại một số chi nhánh thiếu kiểm tra, đôn đốc cấp dưới kịp thời; khi nợ nợ xấu phát sinh, khơng có biện pháp mạnh để thu hồi nợ mà còn quyết

định cho vay đảo nợ, cho phép rút bớt TSBĐ,…đẩy rủi ro về phía

AGRIBANK:

Một bộ phận lãnh đạo tại một số Chi nhánh có nhiều dấu hiệu cố ý làm trái, có dấu hiệu tiếp tay cho KH và những người liên quan rút tiền vay, sử dụng vốn lòng vịng, sai mục đích, thốt ly khỏi sự kiểm tra, giám sát của Chi nhánh. Đồng thời, còn có dấu hiệu tập trung công việc vào một vài cán bộ mang tính “ê kíp”, trong khi các cán bộ đó thường non kém và thiếu bản lĩnh nghề nghiệp. Bên cạnh đó, Truởng/phó phịng Tín dụng chưa giám sát chặt chẽ đối với cán bộ tín dụng, khơng kiểm soát hoặc kiểm soát hời hợt, dẫn đến nhiều tờ trình thẩm định có nội dung lộn xộn, mâu thuẫn mà vẫn ký kiểm soát hoặc cố ý lờ đi những tồn tại trong công tác kiểm tra quá trình sử dụng vốn vay của KH.

* Hiệu quả hoạt động của Tổ thu hồi nợ xấu chưa cao:

Tổ thu hồi nợ xấu tại Chi nhánh chưa hoạt động một cách hiệu quả, chưa có phương án cụ thể xử lý nợ đối với từng khoản nợ kể cả sau khi có thơng báo phân tích, chỉ đạo, hướng dẫn của Trụ sở chính, chưa có sự phối hợp giữa tổ xử lý nợ với người điều hành mới của chi nhánh dẫn đến nợ xấu tiếp tục tăng cao. Một số Giám đốc tại chi nhánh mới được bổ nhiệm, luân chuyển, điều động, một số chi nhánh tiếp nhận chi nhánh bị sáp nhập chưa thực sự quyết tâm xử lý đối với các khoản nợ phát sinh từ trước.

* Năng lực của một bộ phận cán bộ quản lý, cán bộ có liên quan đến cơng tác

tín dụng cịn bộc lộ nhiều hạn chế cả đạo đức và năng lực trình độ chun mơn.

Hoạt động trong lĩnh vực này đòi hỏi NH cần tuyển chọn những cán bộ có đạo đức nghề nghiệp, khơng vì quyền lợi cá nhân. Một khi KH cùng với sự cấu kết của cán bộ bên trong NH cố tình bỏ qua một số bước của quy định, quy trình nghiệp vụ có liên quan thì hậu quả mà NH phải gánh phải vô cùng nghiêm trọng, dẫn đến những tổn thất thiệt hại tiền, tài sản, uy tín của NH.

Một số cán bộ tín dụng chưa đáp ứng được yêu cầu của cơng tác tín dụng như chưa có kinh nghiệm nhiều trong việc thẩm định hồ sơ tín dụng, trình độ chun mơn cịn hạn chế, chưa có khả năng phân tích đánh giá những hiệu quả của

phương án mang lại, cũng như mức độ rủi ro xảy ra khi thực hiện phương án kinh doanh nên không nhận ra ngay từ lúc lập hồ sơ vay vốn, có khơng ít KH cố tình lừa đảo hoặc trong quá trình quan hệ tín dụng, nhiều KH đã vi phạm các cam kết trong Hợp đồng tín dụng, Hợp đồng bảo đảm.

Một số cán bộ tín dụng chưa có ý thức trong việc nghiên cứu kỹ các quy định, quy chế cho vay hiện hành của AGRIBANK, không nghiên cứu, xem xét những dấu hiệu cảnh báo rủi ro mà AGRIBANK đã ban hành nên đã giải quyết hồ sơ khi chưa hội đủ điều kiện cho vay theo quy định, sai quy chế cho vay hiện hành.

* Hoạt động kiểm tra nội bộ cịn hạn chế:

Cơng tác kiểm tra và chấn chỉnh sau kiểm tra, thanh tra hiệu quả chưa cao nên các sai phạm chậm được phát hiện và tiếp tục phát sinh những sai phạm trong hoạt động cấp tín dụng.

Bên cạnh đó, trình độ nghiệp vụ của kiểm tra viên chưa đáp ứng được yêu cầu về kinh nghiệm tín dụng trên thực tế, chưa nắm vững, am hiểu về quy trình quy chế nên chất lượng kiểm tra, đánh giá chưa cao, không kịp thời phát hiện vấn đề để ngăn chặn hoặc có cảnh báo trước khi phát sinh nợ xấu. Mặt khác, kết quả kiểm tra của đoàn kiểm tra nội bộ chưa được quan tâm đúng mức, không theo dõi thường xuyên để khắc phục những lỗi đoàn kiểm tra đã nêu ra.

* Một số nguyên nhân khác:

Hoàn thiện, chỉnh sửa, bổ sung sung cơ chế, chính sách tín dụng, chính sách khách hàng, chưa bắt kịp với sự thay đổi diễn biến của thị trường tài chính, tiền tệ, sự cạnh tranh đối với các TCTD khác; chính sách lãi suất, tỷ giá mua bán ngoại tệ, phí điều vốn, cơ chế quản lý hạn mức dư nợ, cho vay ngoại tệ…nên chưa tạo sự chủ động cho chi nhánh.

Sự phối hợp giữa các đơn vị liên quan tại Trụ sở chính trong việc xử lý những vấn đề vướng mắc của chi nhánh tiến hành còn chậm như cơ cấu nợ, miễn giảm lãi. Bên cạnh đó, bản thân các Chi nhánh chưa quan tâm, theo dõi, nắm bắt tình hình hoạt động và những khó khăn của khách hàng vay vốn.

Cơng tác phân tích, dự báo về hoạt động tín dụng cịn hạn chế, xác định tiêu chí cho vay lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn chưa sát với thực tế.

Kết luận chương 2

Trong Chương 2 đã khái quát được quá trình hình thành và phát triển, kết quả hoạt động tại AGRIBANK trong giai đoạn từ năm 2009 đến nay và công tác đã được triển khai tại AGRIBANK như quản lý RRTD dựa trên quy trình tín dụng, xếp hạng tín dụng, điều kiện về bảo đảm tiền vay, phân cấp quyết định tín dụng và thơng qua chính sách quản lý nợ có vấn đề. Qua đó, tác giả đi sâu phân tích hiệu quả quản lý RRTD tại AGRIBANK về những kết quả tốt và chưa tốt mặt cả 2 mặt định tính và định lượng, từ đó đưa ra những nguyên nhân dẫn đến những tồn tại trong công tác quản lý RRTD. Đây là cơ sở cho việc đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý RRTD của AGRIBANK, sẽ được đề cập trong Chương 3.

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỂ NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ

RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NƠNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam (Trang 70 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)