Triển khai Hiệp ước Basel II và thực tiễn áp dụng tạ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam (Trang 45)

2.2 Thực trạng quản lý rủi ro tín dụng tại AGRIBANK

2.2.2.7 Triển khai Hiệp ước Basel II và thực tiễn áp dụng tạ

Trong bối cảnh hòa nhập kinh tế thế giới, tiếp cận và áp dụng các chuẩn mực trong các ngành, các lĩnh vực nói chung và ngành ngân hàng nói riêng thì Ngân hàng Nhà nước đã ban hành các Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005 về việc Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động NH của tổ chức tín dụng, Quyết định số 18/2007/QĐ-NHNN về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ngày 25/4/2007 và Thông tư số 13/2010/TT-NHNN ngày 20/05/2010 về các tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của các tổ chức tín dụng. Những quy định này được

xây dựng một phần dựa vào các nguyên tắc, các hướng dẫn của Basel II là điều kiện để ngành NH Việt Nam tiếp cận dần các chuẩn mực hoạt động NH theo thông lệ quốc tế.

Thực tiễn cơng tác quản lý tín dụng tại AGRIBANK hiện nay được thực hiện dựa trên kết quả của Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ (RMS). Qua hệ thống XHTD nội bộ này sẽ thực hiện chấm điểm các chỉ tiêu tài chính và phi tài chính của KH theo bộ giá trị chuẩn cho mỗi loại KH và xếp hạng khách hàng dựa trên kết quả chấm điểm KH. Theo đó sẽ là cơ sở để từng chi nhánh cũng như Trụ sở chính trích lập dự phịng rủi ro.

Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ (RMS) với chức năng, nhiệm vụ và cách vận hành cụ thể như đã đề cập ở trên, được thiết lập phù hợp theo hướng dẫn của Basel II nhưng thực tiễn vẫn chưa vận hành như mong muốn. Một số giá trị đánh giá cịn mang tính phụ thuộc vào thị trường ( vd: mức độ giảm giá trị của tài sản đảm bảo là bất động sản) chứ chưa có cơ sở dữ liệu, thông tin đầy đủ phục vụ cơng tác dự báo.

2.2.2.8 Triển khai mơ hình tín dụng và thực tiễn áp dụng tại AGRIBANK

Ngay từ khâu tiếp nhận thơng tin khách hàng có nhu cầu vay vốn thì cán bộ của Agribank đã áp dụng mơ hình định tính truyền thống 6C. Trong q trình tiến hành thẩm định và ra quyết định cho vay thì sự kết hợp các mơ hình quản lý rủi ro tín dụng như Mơ hình xếp hạng của Standard & Poor’s, Mơ hình điểm số Z và Mơ hình điểm số tín dụng tiêu dùng được thể hiện rõ trong hệ thống chấm điểm khách hàng nội bộ Agribank thông qua bộ chỉ tiêu và phương pháp chấm điểm.

Đối với Khách hàng doanh nghiệp được chấm điểm bằng phương pháp đánh giá các chỉ tiêu tài chính và các chỉ tiêu phi tài chính, các chỉ tiêu này được xây dựng trên cơ sở 34 ngành đã được xác định sẵn phù hợp với đặc thù hoạt động và cơ cấu tín dụng của AGRIBANK. Mỗi doanh nghiệp ứng với 1/34 ngành nghề đã được chọn sẽ xác định quy mô trước khi thực hiện chấm điểm tài chính và phi tài chính, Việc xác định quy mơ được hệ thống tự tính và dựa vào 4 thơng tin, gồm:Vốn chủ

sở hữu, Số lượng lao động, Doanh thu thuần, Tổng tài sản. Mỗi bộ chỉ tiêu gồm 60 chỉ tiêu: 14 chỉ tiêu tài chính và 46 chỉ tiêu phi tài chính.

Với khách hàng cá nhân bộ chỉ tiêu bao gồm 16 chỉ tiêu trong đó thơng tin về thân nhân có 12 chỉ tiêu, khả năng trả nợ của người vay có 4 chỉ tiêu. Dựa trên kết quả của 16 chỉ tiêu này và kết quả đánh giá của tài sản đảm bảo sẽ đưa ra bảng tổng hợp và ra quyết định.

Với khách hàng là hộ kinh doanh thì bộ chỉ tiêu bao gồm 55 chỉ tiêu trong đó thơng tin về chủ hộ kinh doanh có 12 chỉ tiêu, các chỉ tiêu khác liên quan đến hộ có 22 chỉ tiêu, phương án kinh doanh có 21 chỉ tiêu. Dựa trên kết quả của 55 chỉ tiêu này và kết quả đánh giá của tài sản đảm bảo sẽ đưa ra bảng tổng hợp và ra quyết định.

Với khách hàng là hộ nơng dân thì bộ chỉ tiêu bao gồm 19 chỉ tiêu trong đó thơng tin về thân nhân có 14 chỉ tiêu, khả năng trả nợ của người vay có 5 chỉ tiêu. Dựa trên kết quả của 16 chỉ tiêu này và kết quả đánh giá của tài sản đảm bảo sẽ đưa ra bảng tổng hợp và ra quyết định.

Hệ thống chấm điểm khách hàng của Agribank còn thực hiện chấm điểm đối với khách hàng là định chế tài chính, để xếp loại định chế tài chính phải dựa vào kết quả của chấm điểm các chỉ tiêu tài chính (có 4 nhóm: Nhóm chỉ tiêu đảm bảo an tồn vốn, Nhóm chỉ tiêu chất lượng tài sản, Nhóm chỉ tiêu khả năng thanh khoản, Nhóm chỉ tiêu khả năng sinh lời) và chấm điểm các chỉ tiêu phi tài chính (có 4 nhóm: Các yếu tố mơi trường; Năng lực lãnh đạo, môi trường nội bộ và khả năng cạnh tranh của Ngân hàng; Khả năng duy trì năng lực kinh doanh của ngân hàng; Các yếu tố khác). Kết quả xếp loại định chế tài chính ở trên kết hợp với xếp loại quan hệ ngân hàng sẽ cho ra kết quả tổng hợp và ra quyết định.

Qua đây, cho thấy Agribank đã có sự kết hợp linh hoạt các phương thức đo lường RRTD truyền thống trên thế giới và vận dụng linh hoạt vào Việt Nam.

2.3 Hiệu quả hoạt động quản lý rủi ro tín dụng tại AGRIBANK 2.3.1 Những kết quả tốt 2.3.1 Những kết quả tốt

2.3.1.1 Về mặt định tính

* Quy định rõ ràng chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban

Hiên nay Agribank vẫn đang thực hiện theo quyết định số 1377/QĐ/HĐTV- TCCB ngày 24/12/2007 về việc Ban hành Quy chế về Tổ chức và Hoạt động của chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam. Trong quyết định này Agribank quy đinh rõ việc phân loại chi nhánh, nhiệm vụ của từng loại chi nhánh và cơ cấu tổ chức bộ máy điều hành của từng loại chi nhánh. Tại chi nhánh loại 1 bộ máy tổ chức điều hành bao gồm : Giám đốc, các Phó giám đốc, các phịng chun mơn nghiệp vụ ( chi nhánh được thành lập tối đa 8 phòng nghiệp vụ: Phịng Kế hoạch tổng hợp; Phịng Tín dụng; Phịng Kế tốn và Ngân quỹ; Phịng Hành chính và Nhân sự; Phịng Kiểm tra, kiểm sốt nội bộ; Phịng Kinh doanh ngoại hối; Phòng Dịch vụ và Marketing; Phòng Điện tốn. Đối với Phịng Kinh doanh ngoại hối; Phòng dịch vụ và Marketing và Phịng Điện tốn căn cứ tình hình thực tế tại chi nhánh, Giám đốc chi nhánh quyết định lập hay không lập và chịu trách nhiệm về quyết định của mình), PGD, Chi nhánh loại 3. Mỗi chức danh, bộ phận đều được quy định rõ về trách nhiệm và quyền hạn của từng cá nhân, từng phòng ban.

Đây cũng chính là một cách thức giúp Agribank quản lý hệ thống một cách tốt hơn, chủ động hơn trước các rủi ro trong lĩnh vực ngân hàng nói chung và rủi ro tín dụng nói riêng.

* Xây dựng quy trình thẩm định phù hợp từng loại hình

Đối với từng sản phẩm, từng đối tượng khách hàng tín dụng Agribank đều ban hành quy định hướng dẫn cụ thể về hồ sơ, quy định, quy trình cho vay riêng. Theo Quyết định 666/QĐ-HĐTV-TDHo ngày 15/6/2010 về việc ban hành quy định cho vay đối với khách hàng trong hệ thống Agribank. Đây được coi là kim chỉ nang của CBTD hướng dẫn để thực hiện cho vay đối với tất cả các đối tượng khách hàng (trừ khách hàng là tổ chức tín dụng) có nhu cầu vay vốn, có khả năng trả nợ để thực

hiện các dự án đầu tư, phương án sản xuất kinh doanh, dịch vụ hoặc dự án đầu tư, phương án phục vụ đời sống ở trong nước và nước ngoài.

Căn cứ trên quyết định 666/QĐ-HĐTV-TDHo ngày 15/6/2010 nêu trên thì ngày 22/7/2010 Agribank đã ban hành Quyết định 909/QĐ-HĐTV-TDHo quy định về quy trình cho vay hộ gia đình, cá nhân với phạm vi áp dụng là: hướng dẫn chi tiết các bước nghiệp vụ trong quá trình phê duyệt khoản vay; theo dõi, kiểm tra quản trị rủi ro; xử lý nợ… tại trụ sở chính và Sở giao dịch, các chi nhánh, PGD thuốc hệ thống Agribank được phép thực hiện nghiệp vụ cho vay đối với khách hàng là Hộ gia đình, cá nhân, tổ hợp tác.

Những quy định tại văn bản số 6340/NHNo-TDHo ngày 18/11/2010 về hướng dẫn cho vay cầm cố giấy tờ có giá đồng tiền cho vay là VNĐ.

Theo Quyết định số 376/QĐ-HĐTV-KHDN ngày 7/5/2013 về ban hành quy định bảo lãnh ngân hàng trong hệ thống AGRIBANK,…

* Có định hướng tín dụng rõ ràng trong từng thời kỳ

Năm 2013, Chính phủ tiếp tục có nhiều giải pháp để tháo gỡ khó khăn cho hoạt động sản xuất, hỗ trợ thị trường thông qua việc ban hành Nghị quyết số 02/NQ-CP về một số giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường, giải quyết nợ xấu, hỗ trợ thị trường bất động sản...Ngân hàng Nhà nước sẽ tiếp tục thực hiện chính sách tiền tệ linh hoạt, thận trọng nhằm kiểm soát lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế ở mức hợp lý, điều hành lãi suất và ngoại hối, bảo đảm tốc độ tăng trưởng tín dụng, tổng phương tiện thanh toán hợp lý để thực hiện kiểm soát lạm phát và hỗ trợ tăng trưởng kinh tế hợp lý, thực hiện các giải pháp xử lý nợ xấu, hỗ trợ thị trường bất động sản. Dự kiến tốc độ tăng trưởng dư nợ năm 2013 khoảng 10-12% so với năm 2012. Vốn tín dụng tiếp tục được tập trung ưu tiên cho khu vực nông nghiệp, nông thôn; doanh nghiệp vừa và nhỏ; doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu; doanh nghiệp nhỏ và vừa, công nghiệp hỗ trợ và một phần vốn để hỗ trợ thúc đẩy thị trường bất động sản.

Mục tiêu hoạt động tín dụng năm 2013 của Agribank được xây dựng dựa trên định hướng và chỉ đạo của NHNN, bám sát nội dung tại nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 7/1/2013, chỉ thị 01/CT-NHNN ngày 31/01/2013.

Tiếp tục mở rộng và tăng trưởng tín dụng một cách an toàn, hiệu quả với mục tiêu tăng trưởng dư nợ trong năm 2013 khoảng từ 9%-11% so với năm 2012. Trong đó, dư nợ cho vay hộ gia đình và cá nhân tăng 13%-15%, cho vay nông nghiệp nông thôn chiếm tỷ trọng khoản 70%/ tổng dư nợ, dư nợ cho vay trung dài hạn chiếm tối đa 40%/ tổng dư nợ cho vay. Ưu tiên cân đối nguồn vốn để đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng vào một số lĩnh vực như: nơng nghiệp, nông thôn, hộ sản xuất, xuất khẩu, doanh nghiệp nhỏ và vừa, các chương trình tín dụng lớn của Agribank như chương trình cho vay ngành thủy sản, lương thực, cà phê, chăn nuôi, cho vay trồng cây cao su, tiêu, điều, cà phê, cho vay theo Quyết định 63 để đầu tư cho các dự án chế biến sâu, ứng dụng cơng nghệ hiện đại, quan tâm đến tín dụng tiêu dùng ở nơng thơn, cho vay đối với người có nhu cầu mua căn hộ tại các dự án bất động sản Agribank đang đầu tư.

Mở rộng tăng trưởng tín dụng đi đơi với việc đảm bảo an tồn, hiệu quả, khơng nới lỏng các điều kiện cấp tín dụng, tiếp tục kiểm sốt chất lượng tín dụng, thực hiện đồng bộ các giải pháp để giảm tỷ lệ nợ xấu năm 2013 xuống dưới 6%/tổng dư nợ.

*AGRIBANK đã cơ cấu lại tổ chức, hoạt động quản lý RRTD theo tiêu chuẩn quốc tế

Agribank đã thành lập HĐXLRR tại các chi nhánh và tại Trụ sở chính. Tại các chi nhánh HĐXLRR do Giám đốc Chi nhánh làm chủ tịch, các thành viên gồm: Trưởng phòng kế tốn, Trưởng các phịng Tín dụng (hoặc kinh doanh), Tổ trưởng tổ kiểm tra kiểm sốt nội bộ, Phó phịng Kinh doanh (hoặc Kế hoạch) phụ trách thơng tin phịng ngừa rủi ro làm thư ký hội đồng. Tại Trụ sở chính, HĐXLRR do Chủ tịch Hội đồng quản trị làm chủ tịch, chịu trách nhiệm chỉ đạo chung, hội đồng thành viên gồm: Tổng Giám đốc; Trưởng ban kiểm soát của HĐQT; Kế tốn trưởng NHNo&PTNT; Trưởng các ban: Tín dụng hộ sản xuất và cá nhân, Tín dụng doanh

nghiệp, Kiểm tra Kiểm toán Nội bộ; Giám đốc Trung tâm phòng ngừa và xử lý rủi ro là thành viên kiêm thư ký hội đồng.

HĐXLRR tại chi nhánh có nhiệm vụ xét duyệt kết quả phân loại nợ, thực hiện trích lập rủi ro theo quy định, xét duyệt xử lý các khoản nợ rủi ro thuộc quyền phân cấp xử lý của Chi nhánh, xem xét và kiểm tra hồ sơ các khoản nợ rủi ro vượt quyền phân cấp xử lý của Chi nhánh nếu thấy đủ điều kiện thì trình HĐXLRR của Trụ sở chính xét duyệt, xem xét tình hình thực hiện thu hồi nợ đối với các khoản nợ đã được xử lý rủi ro, quyết nghị việc xử lý rủi ro tín dụng của quý hiện hành và phương án thu hồi nợ trong quý (tháng ) tiếp theo đối với các khoản nợ đã được xử lý rủi ro tín dụng, trong đó phải xác định rõ thời gian và những biện pháp để thu hồi nợ.

Tại Trụ sở chính HĐXLRR có nhiệm vụ xem xét việc phân loại nợ, trích lập dự phịng rủi ro tín dụng của quý hiện hành; xem xét báo cáo thực hiện thu hồi nợ đối với các khoản nợ đã được xử lý rủi ro tín dụng so kế hoạch được giao; Tổng hợp và phê duyệt quyết nghị việc xử lý rủi ro tín dụng của quý hiện hành và phương án thu hồi nợ trong quý tiếp theo đối với các khoản nợ đã XLRR tín dụng trong tồn hệ thống; xét duyệt xử lý rủi ro đối với các khoản vay vượt quyền của Chi nhánh.

Trong 21 đơn vị tại Trụ sở chính thì có tới 4 đơn vị quản lý chuyên trách về các mảng liên quan đến tín dụng và quản lý rủi ro tín dụng bao gồm:Ban Kiểm tra, Kiểm soát nội bộ; Ban Tín dụng doanh nghiệp; Ban tín dụng Hộ sản xuất & cá nhân; Trung tâm Phòng ngừa và Xử lý rủi ro.

Ngồi ra cịn có Phịng kiểm tra kiểm soát nội bộ thực hiện việc kiểm tra thường xuyên, định kỳ các khoản cho vay của chi nhánh để phát hiện những rủi ro tín dụng từ đó đề xuất những giải pháp xử lý kịp thời.

*AGRIBANK đã xây dựng hệ thống kiểm tra kiểm soát nội bộ quản lý các mặt nghiệp vụ hoạt động toàn NH

Theo Quyết định 481/QĐ-HĐQT-BKS ngày 19/4/2011 quy định chức năng, nhiệm vụ của các Phòng kiểm toán nội bộ trong hệ thống Agribank thì hệ thống kiểm tra kiểm soát nội bộ được xây dựng từ trụ sở chính đến chi nhánh. Tại trụ sở

chính có Ban kiểm sốt bao gồm Phịng tổng hợp, Phịng kiểm tốn nội bộ 1, Phịng kiểm tốn nội bộ 2, Phịng kiểm tốn nội bộ Khu vực Miền Nam, Phịng kiểm tốn nội bộ Khu vực Miền Trung. Mỗi phịng có những quy định cụ thể về chức năng và nhiệm vụ riêng nhưng về nghiệp vụ tín dụng thì đa số thuộc về nhiệm vụ của Phịng Kiểm toán nội bộ 1 như:

- Đề xuất, xây dựng, trình cấp có thẩm quyền ban hành, sửa đổi, bổ sung chính sách quy trình, hướng dẫn kiểm tốn nội bộ về hoạt động tín dụng, đảm bảo tuân thủ quy định của luật pháp, phù hợp với hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước, tình hình hoạt động kinh doanh, đáp ứng yêu cầu phát triển của Agribank.

- Rà soát, đánh giá độc lập, khách quan về mức độ đầy đủ, tính thích hợp, tính hiệu lực, hiệu quả và khả năng kiểm soát rủi ro của cơ chế, chính sách, quy trình, quy định nội bộ, cơ cấu tổ chức đã được Agribank thiết lập có liên quan và ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng.

- Rà soát , đanh giá các đơn vị trong việc tuân thủ quy định của pháp luật, quy định của Ngân hàng Nhà nước, trong đó có quy định về tỷ lệ bảo đảm an toàn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)