Bài học kinh nghiệm cho các NHT Mở Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam (Trang 34)

Các NHTM Việt Nam cần có mối quan hệ lâu dài và tổng hợp với KH đi vay và phục vụ mọi nhu cầu về tài chính của họ, yêu cầu KH vay cung cấp thế chấp cả tài sản cá nhân và tài sản doanh nghiệp cho dù là tài sản đảm bảo có cần thiết hay khơng để tạo ra động lực về tâm lý cho bên vay đối với khoản vay.

Cần nâng cao công tác quản lý kiểm soát khoản vay kinh doanh bất động sản và chứng khốn, chất lượng tín dụng phải được coi trọng, không thẩm định kỹ trước khi cho vay, không sử dụng nguồn huy động ngắn hạn để đầu tư vào những khoản dài hạn như bất động sản để tránh khỏi rủi ro mất khả năng thanh toán và khơng thu hồi được nợ.

Các ngân hàng cần tìm hiểu và xác định rõ nguyên nhân chính dẫn đến các món nợ xấu, từ đó có những biện pháp giải quyết cứng rắn và dứt điểm.

Ngân hàng nên chủ động trong việc đánh giá một khách hàng có tiềm năng rủi ro trong tương lai gần và xa, từ đó có biện pháp xử lý càng sớm càng tốt.

Với hệ thống NHTM cổ phần hiện nay, hệ thống chấm điểm tín dụng cịn mang tính chủ quan, sơ xài, cần nhận rõ tầm quan trọng của hệ thống này trong hoạt động tín dụng, từ đó xây dựng và hồn thiện hệ thống chấm điểm tín dụng phù hợp và theo các chuẩn mực của quốc tế.

Thành lập cơng ty mua nợ có thể là công ty mua nợ của nhà nước hoặc công ty mua nợ của tư nhân.

Kết luận chương 1

Việc hệ thống cơ sở lý luận về tín dụng ngân hàng, RRTD ngân hàng, quản lý RRTD, nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng, ảnh hưởng của RRTD đến hoạt động của ngân hàng – khách hàng- nền kinh tế, hiệu quả quản lý RRTD thể hiện thông qua các chỉ tiêu định tính, định lượng làm cơ sở cho chương tiếp theo của luận văn. Bên cạnh đó, trong chương 1 của đề tài còn nghiên cứu một số kinh nghiệm quản lý rủi ro tín dụng trong ngành NH của một số nước trên thế giới, từ đó có thể rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN

HÀNG NƠNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM 2.1 Giới thiệu về AGRIBANK

Tên gọi doanh nghiệp: NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM

Tên giao dịch đối ngoại:VIETNAM BANK FOR AGRICULTURE AND RURAL DEVELOPMENT

Tên viết tắt: AGRIBANK

Logo:

Địa chỉ Trụ sở chính: Số 18 Trần Hữu Dực, Mỹ Đình, Từ Liêm, Hà Nội

2.1.1 Sơ lược về quá trình hình thành và phát triển AGRIBANK

Năm 1988, Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Việt Nam được thành lập theo Nghị định số 53/HĐBT ngày 26/3/1988 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) về việc thành lập các ngân hàng chuyên doanh, trong đó có Ngân hàng Phát triển Nơng nghiệp Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn. Ngày 14/11/1990, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ) ký Quyết định số 400/CT thành lập Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam thay thế Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Việt Nam.

Qua nhiều lần đổi tên và hoàn thiện hệ thống quản lý, đến ngày 15/11/1996, được Thủ tướng Chính phủ ủy quyền, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ký Quyết định số 280/QĐ-NHNN đổi tên Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam thành Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Việt Nam (tên gọi hiện nay).

Năm 2001 là năm đầu tiên NHNo triển khai thực hiện đề án tái cơ cấu với các nội dung chính sách là cơ cấu lại nợ, lành mạnh hoá tài chính, nâng cao chất lượng tài sản có, chuyển đổi hệ thống kế tốn hiện hành theo chuẩn mực quốc tế đôi mới sắp xếp lại bộ máy tổ chức theo mơ hình NHTM hiện đại tăng cường đào tạo và đào tạo lại cán bộ tập trung đổi mới công nghệ ngân hàng, xây dựng hệ thống thông tin quản lý hiện đại.

Năm 2011, thực hiện Quyết định số 214/QĐ-NHNN, ngày 31/01/2011, của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Agribank chuyển đổi hoạt động sang mơ hình Cơng ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu 100% vốn điều lệ.

Tính đến 31/12/2012, vị thế dẫn đầu của Agribank vẫn được khẳng định với trên nhiều phương diện: Tổng tài sản: trên 617.859 tỷ đồng, Tổng nguồn vốn: trên 540.378 tỷ đồng, Vốn điều lệ: 29.605 tỷ đồng, Tổng dư nợ: trên 480.452 tỷ đồng, Mạng lưới hoạt động: gần 2.300 chi nhánh và phịng giao dịch trên tồn quốc, Chi nhánh Campuchia, Nhân sự gần 40.000 cán bộ.

Agribank là một trong số các ngân hàng có quan hệ ngân hàng đại lý lớn nhất Việt Nam với 1.043 ngân hàng đại lý tại 92 quốc gia và vùng lãnh thổ.

Với vị thế là Ngân hàng thương mại – Định chế tài chính lớn nhất Việt Nam, Agribank đã, đang không ngừng nỗ lực, đạt được nhiều thành tựu đáng khích lệ, đóng góp to lớn vào sự nghiệp cơng nghiệp hố, hiện đại hố và phát triển kinh tế của đất nước.

2.1.2 Kết quả hoạt động kinh doanh

Hoạt động kinh doanh trong bối cảnh kinh tế toàn cầu gặp nhiều bất ổn do khủng hoảng và suy thoái, kinh tế trong nước đứng trước nhiều khó khăn, thách thức, song với những biện pháp chỉ đạo quyết liệt của Hội đồng thành viên, Ban điều hành, sự đồng thuận, nổ lực của toàn hệ thống, Agribank tiếp tục khẳng định vị trí, vai trị của Ngân hàng thương mại hàng đầu đối với thị trường tài chính nơng thơn và nền kinh tế đất nước, góp phần tích cực cùng Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước thực hiện mục tiêu kiềm chế làm phát, ổn định kinh tế vĩ mô và đảm bảo an sinh xã hội.

Tổng vốn huy động (cả ngoại tệ quy đổi VND) đến 31/12/2011 đạt 505.792 tỷ đồng, tăng 30.851 tỷ đồng (+6,5%) so với cuối năm 2010, đạt mục tiêu kế hoạch đề ra (mục tiêu kế hoạch đề ra là 5-7%). Trong đó, vốn huy động từ khách hàng của dân cư và các tổ chức kinh tế ( thị trường 1) đạt 444.863 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 87,95% nguồn vốn huy động. Agribank đảm bảo cơ cấu, tăng trưởng nguồn vốn có

tính ổn định cao, thực hiện đa dạng sản phẩm và hình thức huy động vốn, góp phần đảm bảo an tồn thanh khoản của toàn hệ thống.

Đến 31/12/2011, dư nợ cho vay nền kinh tế đạt 443.476 tỷ đồng, tăng 28.721 tỷ đồng (+6,9%) so với số cuối năm 2010. Năm 2011, Agribank ban hành kịp thời một số cơ chế, chính sách tín dụng, chỉ đạo điều hành hoạt động này đảm bảo nguyên tắc tăng trưởng tín dụng phù hợp với tăng trưởng nguồn vốn, nâng cao chất lượng tín dụng. Agribank giảm dần dư nợ cho vay phi sản xuất, tập trung cân đối vốn cho vay nông nghiệp, nông thôn, xuất khẩu. Dư nợ cho vay lĩnh vực phi sản xuất giảm 18,8% so với 2010.

Năm 2011 Agribank tiếp tục nâng cao năng lực tài chính bằng cách nâng vốn chủ sở hữu lên đạt 31.005 tỷ đồng tại 31/12/2011, tăng 3.161 tỷ đồng ( +11,35%) so với năm 2010. Trong đó, vốn điều lệ tại 31/12/2011 lại giảm 117 tỷ đồng so với cuối năm 2010, tuy nhiên đến 31/12/2012 thì vốn điều lệ lại tăng lên đạt 29.605 tỷ đồng tăng 8.035 tỷ đồng ( +37%) so với số cuối năm 2011.

Lợi nhuận năm 2011 cũng tăng lên đáng kể, 31/12/2011 lợi nhuận sau thuế đạt 3.634 tỷ đồng, tăng 2.333 tỷ đồng (+ 176,46%) so với số cuối năm 2010.

ĐVT: Triệu đồng

Chỉ tiêu 31/12/2009 31/12/2010 31/12/2011 31/12/2012

Tổng tài sản 475,338,975 534,987,152 562,245,075 556,651,905

Tiền gửi của dân cư và

các tổ chức kinh tế 434,331,000 474,941,000 444,863,374 540,509,000

Dư nợ cho vay 354,112,000 414,755,000 443,476,000 480.452.000

Vốn chủ sở hữu 11,636,366 27,844,305 31,005,253 35,456,935

Trong đó Vốn điều

lệ 11,224,960 21,687,143 21,570,013 24,666,984

Lợi nhuận trước thuế -1,137,429 2,217,666 4,853,828 5,594,765

Lợi nhuận sau thuế -1,856,452 1,300,237 3,633,592 4,373,489

Lợi nhuận thuần của chủ

sở hữu -1,909,830 1,221,255 3,541,393 4,212,904

Bảng 2.1 : Kết quả hoạt động kinh doanh của Agribank từ 2009 đến 2011

(Nguồn : Tổng hợp theo báo cáo thường niên đã được kiểm tốn của Agribank)

Một số thơng tin về kết quả hoạt động của Agribank trong năm 2012 và 8 tháng đầu năm 2013 (số liệu nội bộ, chưa được kiểm toán) như sau:

Tại 31/12/2012 số dư tiền gửi của dân cư và các tổ chức kinh tế là 540.509 tỷ đồng, tăng 95.646 tỷ đồng (+22%) so với số cuối năm 2011. Đến 31/8/2013, vốn huy động từ các tổ chức kinh tế và dân cư (TT1) đạt 573.480 tỷ đồng, tăng 6,1% so với cuối năm 2012 và đạt 51% mục tiêu tăng trưởng vốn huy động trong năm 2013. Tiền gửi dân cư tăng 10,3%, tiền gửi TCKT tăng 0,5%, tiền gửi của BHXH và tiền gửi KBNN giảm 5.589 tỷ đồng.

Tại 31/12/2012 dư nợ cho vay đạt 480.452 tỷ đồng, tăng 36.976 tỷ đồng (+8%) so với số cuối năm 2011, tỷ lệ nợ xấu toàn hệ thống 5,68% giảm 0,41% so với số cuối năm 2011. Đến 31/8/2013 thì tổng dư nợ cho vay đạt 512.636 tỷ đồng, tăng 6,7% so với cuối năm 2012, đạt 56% mục tiêu tăng trưởng năm 2013, Dư nợ cho vay bằng VND tăng 7,9% so với cuối năm 2012. Dư nợ cho vay USD đạt 1.250,3 triệu USD, giảm 79,1 triệu USD (-5,9%). Dư nợ cho vay đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn tăng 12,3%; dư nợ cho vay hộ sản xuất và cá nhân tăng 12%. Tỷ lệ nợ xấu toàn hệ thống là 6,4%.

2.2 Thực trạng quản lý rủi ro tín dụng tại AGRIBANK 2.2.1 Mơ hình quản lý rủi ro tín dụng 2.2.1 Mơ hình quản lý rủi ro tín dụng

Với AGRIBANK các rủi ro chính trong kinh doanh ngân hàng bao gồm: rủi ro tín dụng, rủi ro thanh khoản, rủi ro lãi suất, rủi ro ngoại hối và rủi ro chính sách. Với mỗi loại rủi ro cụ thể thì có cách quản lý riêng nhưng đều có quy trình quản lý chung bao gồm các bước sau: nhận dạng, phân tích, đo lường, kiểm sốt, phịng ngừa và tài trợ rủi ro.

Mơ hình quản lý rủi ro của Agribank được phân thành 2 cấp: cấp Trụ sở chính và cấp chi nhánh.

* Tại Trụ sở chính: Thực hiện quản lý rủi ro toàn hệ thống thông qua tập trung các nguồn lực, xây dựng cơ chế chính sách nhằm dự báo hạn chế và phịng ngừa rủi ro; Quản lý rủi ro tồn hệ thống đến các chi nhánh thông qua các qui định, quy trình, các chỉ tiêu và các giới hạn hoạt động; Các đơn vị trực thuộc Trụ sở chính căn cứ chức năng nhiệm vụ phối hợp trực tiếp tham gia các hoạt động quản lý rủi ro:

Tên đơn vị tại Trụ sở chính Chức năng quản lý rủi ro

Ủy ban quản lý rủi ro Tham mưu cho HĐTV trong việc ban hành chính sách, quy chế và các quy trình quản lý rủi ro bao gồm: rủi ro tín dụng, rủi ro hoạt động, rủi ro thị trường, rủi ro thanh khoản và các rủi ro khác. Trung tâm phòng ngừa và xử lý rủi ro Rủi ro tín dụng.

Ban Kế hoạch tổng hợp Rủi ro tín dụng, rủi ro thanh khoản, rủi ro tỷ giá, rủi ro Lãi suất.

Ban dự báo thống kê kinh tế Các thông tin, dự thảo phục vụ quản trị rủi ro

Trung tâm thanh toán Rủi ro thanh khoản

Sở Giao dịch Rủi ro thanh khoản, rủi ro hối đối

Ban Tín dụng Rủi ro tín dụng

Ban kiểm tra, kiểm sốt nội bộ Kiểm sốt, phịng ngừa rủi ro

* Tại chi nhánh: Các chi nhánh phải chịu trách nhiệm về cơng tác Quản lý rủi ro của chi nhánh mình trong giới hạn hướng dẫn của trụ sở chính dựa trên các quy định của NHNN.

2.2.2 Các biện pháp quản lý rủi ro tín dụng đã triển khai tại AGRIBANK 2.2.2.1 Thành lập trung tâm phòng ngừa và xử lý rủi ro. 2.2.2.1 Thành lập trung tâm phòng ngừa và xử lý rủi ro.

Thành lập trung tâm phòng ngừa và xử lý rủi ro, hoạt động độc lập trong việc thực hiện dự báo, phân tích và phịng ngừa rủi ro. Trong đó chủ yếu là rủi ro Tín dụng.

Chức năng nhiệm vụ của Trung tâm phòng ngừa và xử lý rủi ro bao gồm: - Tổ chức xây dựng chiến lược phòng ngừa và xử lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh của AGRIBANK.

- Dự thảo các cơ chế, quy chế, quy trình nghiệp vụ về: thu nhận, cung cấp thông tin và xử lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh của toàn hệ thống.

- Tổ chức khai thác thông tin liên quan đến hoạt động của AGRIBANK trong kinh doanh tiền tệ, tín dụng và dịch vụ ngân hàng từ các phương tiện thông tin đại chúng, các mạng thông tin điện tử của Việt Nam và của Thế giới.

- Làm đầu mối quan hệ với Trung Tâm thơng tin tín dụng Ngân hàng Nhà nước, các Trung tâm thông tin rủi ro của các Ngân hàng thương mại khác, các Bộ, các Ngành có liên quan về cơng tác phịng ngừa rủi ro.

- Tổng hợp, phân tích, theo dõi thơng tin, nghiên cứu và thực hiện các biện pháp phòng ngừa rủi ro trong hoạt động kinh doanh, đặc biệt là rủi ro Tín dụng.

- Đầu mối tiếp nhận hồ sơ, tổng hợp và trình Hội đồng hoặc cấp có thẩm quyền quyết định xử lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh của AGRIBANK.

2.2.2.2 Quản lý rủi ro tín dụng dựa trên quy trình tín dụng

Ban hành và bổ sung, sửa đổi các quy chế, quy trình nghiệp cụ cho vay, bảo lãnh, cho thuê tài chính, chiết khấu, bao thanh tốn, ...theo quy định của NHNN, Chính phủ và phù hợp với đặc thù hoạt động kinh doanh của AGRIBANK trong từng giai đoạn phát triển theo xu hướng tiến gần với chuẩn mực quốc tế.

Ví dụ như : hiện tại Agribank đang thực hiện theo Quyết định số 666/QĐ- HĐQT-TDHo ngày 15/6/2010 của Hội đồng quản trị về việc ban hành Quy định cho vay đối với khách hàng trong hệ thống Agribank. Theo đó đã quy định và hướng dẫn cụ thể quy trình nghiệp vụ cấp tín dụng đối với khách hàng là các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, tổ hợp tác Việt Nam và nước ngồi có nhu cầu vay vốn, có khả năng trả nợ để thực hiện các dự án đầu tư, phương án sản xuất kinh doanh, dịch vụ hoặc dự án đầu tư, phương án phục vụ đời sống ở trong nước và nước ngoài.

2.2.2.3 Quản lý rủi ro tín dụng dựa trên kết quả xếp hạng tín dụng

AGRIBANK xây dựng hệ thống chấm điểm, xếp hạng tín dụng nội bộ nhằm mục đích hỗ trợ cho việc quyết định cấp tín dụng, thực hiện chính sách khách hàng, quản lý rủi ro tín dụng, phân loại nợ và trích lập dự phịng rủi ro tín dụng trong hệ thống Agribank.

Đối tượng chấm điểm, xếp hạng: Những khách hàng đang và sẽ có quan hệ tín dụng với Agribank, bao gồm Khách hàng là tổ chức kinh tế, KH là định chế tài chính, KH là cá nhân/hộ gia đình kinh doanh.

Hiện tại, AGRIBANK thực hiện xếp hạng tín dụng theo Quyết định số 1197/QĐ-NHNo-XLRR ngày 18/10/2011 về việc ban hành hướng dẫn sử dụng, vận hành chấm điểm xếp hạng trên hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ Agribank.

Chi tiết quy trình chấm điểm, xếp hạng khách hàng và chấm điểm theo bộ chỉ tiêu trên hệ thống xếp hạng tín dụng vui lịng xem chi tiết tại phụ lục 02

2.2.2.4 Quản lý rủi ro tín dụng dựa trên điều kiện về bảo đảm tiền vay

Hiện nay, AGRIBANK đang thực hiện theo Quyết định 1300/QĐ-HĐQT- TDHo ngày 3/12/2007 về việc ban hành Quy định thực hiện các biện pháp bảo đảm tiền vay trong hệ thống Agribank.

Điều kiện đối với TS được nhận làm TSBĐ tiền vay:

Tài sản mà khách hàng vay, bên bảo lãnh dùng để cầm cố, thế chấp, bảo lãnh vay vốn tại NHNo Việt Nam phải có đủ các điều kiện sau đây:

- Tài sản phải thuộc quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng, quản lý của khách hàng vay, bên bảo lãnh theo quy định sau:

+ Đối với giá trị quyền sử dụng đất, phải thuộc quyền sử dụng của khách

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)