Các biện pháp quản lý rủi ro tín dụng đã triển khai tại AGRIBANK

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam (Trang 40)

2.2 Thực trạng quản lý rủi ro tín dụng tại AGRIBANK

2.2.2 Các biện pháp quản lý rủi ro tín dụng đã triển khai tại AGRIBANK

2.2.2.1 Thành lập trung tâm phòng ngừa và xử lý rủi ro.

Thành lập trung tâm phòng ngừa và xử lý rủi ro, hoạt động độc lập trong việc thực hiện dự báo, phân tích và phịng ngừa rủi ro. Trong đó chủ yếu là rủi ro Tín dụng.

Chức năng nhiệm vụ của Trung tâm phòng ngừa và xử lý rủi ro bao gồm: - Tổ chức xây dựng chiến lược phòng ngừa và xử lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh của AGRIBANK.

- Dự thảo các cơ chế, quy chế, quy trình nghiệp vụ về: thu nhận, cung cấp thông tin và xử lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh của tồn hệ thống.

- Tổ chức khai thác thơng tin liên quan đến hoạt động của AGRIBANK trong kinh doanh tiền tệ, tín dụng và dịch vụ ngân hàng từ các phương tiện thông tin đại chúng, các mạng thông tin điện tử của Việt Nam và của Thế giới.

- Làm đầu mối quan hệ với Trung Tâm thơng tin tín dụng Ngân hàng Nhà nước, các Trung tâm thông tin rủi ro của các Ngân hàng thương mại khác, các Bộ, các Ngành có liên quan về cơng tác phịng ngừa rủi ro.

- Tổng hợp, phân tích, theo dõi thông tin, nghiên cứu và thực hiện các biện pháp phòng ngừa rủi ro trong hoạt động kinh doanh, đặc biệt là rủi ro Tín dụng.

- Đầu mối tiếp nhận hồ sơ, tổng hợp và trình Hội đồng hoặc cấp có thẩm quyền quyết định xử lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh của AGRIBANK.

2.2.2.2 Quản lý rủi ro tín dụng dựa trên quy trình tín dụng

Ban hành và bổ sung, sửa đổi các quy chế, quy trình nghiệp cụ cho vay, bảo lãnh, cho thuê tài chính, chiết khấu, bao thanh toán, ...theo quy định của NHNN, Chính phủ và phù hợp với đặc thù hoạt động kinh doanh của AGRIBANK trong từng giai đoạn phát triển theo xu hướng tiến gần với chuẩn mực quốc tế.

Ví dụ như : hiện tại Agribank đang thực hiện theo Quyết định số 666/QĐ- HĐQT-TDHo ngày 15/6/2010 của Hội đồng quản trị về việc ban hành Quy định cho vay đối với khách hàng trong hệ thống Agribank. Theo đó đã quy định và hướng dẫn cụ thể quy trình nghiệp vụ cấp tín dụng đối với khách hàng là các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, tổ hợp tác Việt Nam và nước ngồi có nhu cầu vay vốn, có khả năng trả nợ để thực hiện các dự án đầu tư, phương án sản xuất kinh doanh, dịch vụ hoặc dự án đầu tư, phương án phục vụ đời sống ở trong nước và nước ngoài.

2.2.2.3 Quản lý rủi ro tín dụng dựa trên kết quả xếp hạng tín dụng

AGRIBANK xây dựng hệ thống chấm điểm, xếp hạng tín dụng nội bộ nhằm mục đích hỗ trợ cho việc quyết định cấp tín dụng, thực hiện chính sách khách hàng, quản lý rủi ro tín dụng, phân loại nợ và trích lập dự phịng rủi ro tín dụng trong hệ thống Agribank.

Đối tượng chấm điểm, xếp hạng: Những khách hàng đang và sẽ có quan hệ tín dụng với Agribank, bao gồm Khách hàng là tổ chức kinh tế, KH là định chế tài chính, KH là cá nhân/hộ gia đình kinh doanh.

Hiện tại, AGRIBANK thực hiện xếp hạng tín dụng theo Quyết định số 1197/QĐ-NHNo-XLRR ngày 18/10/2011 về việc ban hành hướng dẫn sử dụng, vận hành chấm điểm xếp hạng trên hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ Agribank.

Chi tiết quy trình chấm điểm, xếp hạng khách hàng và chấm điểm theo bộ chỉ tiêu trên hệ thống xếp hạng tín dụng vui lịng xem chi tiết tại phụ lục 02

2.2.2.4 Quản lý rủi ro tín dụng dựa trên điều kiện về bảo đảm tiền vay

Hiện nay, AGRIBANK đang thực hiện theo Quyết định 1300/QĐ-HĐQT- TDHo ngày 3/12/2007 về việc ban hành Quy định thực hiện các biện pháp bảo đảm tiền vay trong hệ thống Agribank.

Điều kiện đối với TS được nhận làm TSBĐ tiền vay:

Tài sản mà khách hàng vay, bên bảo lãnh dùng để cầm cố, thế chấp, bảo lãnh vay vốn tại NHNo Việt Nam phải có đủ các điều kiện sau đây:

- Tài sản phải thuộc quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng, quản lý của khách hàng vay, bên bảo lãnh theo quy định sau:

+ Đối với giá trị quyền sử dụng đất, phải thuộc quyền sử dụng của khách hàng vay, bên bảo lãnh và được thế chấp theo quy định của pháp luật về đất đai.

+ Đối với tài sản của Doanh nghiệp nhà nước, thì phải là tài sản do Nhà nước giao cho doanh nghiệp đó quản lý, sử dụng và được dùng để bảo đảm tiền vay theo quy định của pháp luật.

+ Đối với tài sản khác, thì phải thuộc quyền sở hữu của khách hàng vay, bên bảo lãnh. Trường hợp tài sản mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu, thì khách hàng vay, bên bảo lãnh phải có giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản.

- Tài sản được phép giao dịch.

- Tại thời điểm thế chấp, cầm cố, bảo lãnh tài sản khơng có tranh chấp. - Tài sản mà pháp luật quy định phải mua bảo hiểm thì khách hàng vay phải mua bảo hiểm trong thời hạn bảo đảm tiền vay. Bên nhận thế chấp phải thông báo cho tổ chức bảo hiểm biết về việc tài sản bảo hiểm đang được dùng để thế chấp.

Agribank kiểm tra điều kiện của tài sản bảo đảm tiền vay. Khách hàng vay, bên bảo lãnh chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính hợp pháp của tài sản bảo đảm tiền vay.

Xác định giá trị TSBĐ:

Tài sản bảo đảm tiền vay được xác định giá trị tại thời điểm ký kết hợp đồng bảo đảm; việc xác định giá trị tại thời điểm chỉ làm cơ sở xác định mức cho vay của Agribank, không áp dụng khi xử lý TSBĐ để thu nợ.

Giá trị TSBĐ tiền vay do chi nhánh Agribank, khách hàng vay, bên bảo lãnh thỏa thuận trên cơ sở giá trị thị trường tại thời điểm xác định, có tham khảo giá quy định của nhà nước (trong trường hợp TSBĐ là quyền sử dụng đất nông nghiệp do Nhà nước giao và khơng thu tiền sử dụng thì giá trị phải theo giá đất của UBND tỉnh, TP trực thuộc TW quy định, không khấu trừ giá trị quyền sử dụng với thời gian đã sử dụng), giá mua, giá trị còn lại trên sổ sách kế toán và các yếu tố khác về giá. Trường hợp cần thiết có thể thuê tổ chức tư vấn, tổ chức chun mơn xác định.

Mức cấp tín dụng tối đa so với giá trị TSBĐ:

Trường hợp cầm cố bằng chứng khốn, các giấy tờ có giá thì mức cho vay tối đa thực hiện theo quy định của Tổng giám đốc Agribank từng thời kỳ; Đối với tài sản cầm cố, thế chấp ( trừ cầm cố bằng chứng khốn, các giấy tờ có giá nêu trên) thì mức cho vay tối đa bằng 75% giá trị TSBĐ; Đối với bộ chứng từ xuất khẩu thế chấp vay vốn thì mức cho vay tối đa bằng 100% giá trị bộ chứng từ hoàn hảo trừ đi số tiền lãi vay phải trả trong thời hạn vay vốn.

2.2.2.5 Quản lý rủi ro tín dụng thơng qua phân cấp quyết định tín dụng

Phân cấp quyết định cấp tín dụng là việc AGRIBANK quy định thẩm quyền quyết định cấp tín dụng. Thẩm quyền quyết định cấp tín dụng là mức cấp tín dụng tối đa mà Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc, Giám đốc Sở giao dịch, Chi nhánh, Phòng Giao dịch được phép cấp cho một khách hàng, một dự án đầu tư, tổng mức cấp tín dụng cho một khách hàng và người có liên quan theo quy định.

Cấp quyết định cấp tín dụng bao gồm: Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc, Giám đốc Sở giao dịch, Giám đốc Chi nhánh loại I, loại II, loại III, Giám đốc Phòng Giao dịch.

Thực hiện quyết định số 1850/QĐ-HĐTV-TDDN ngày 14/9/2012 về quy định phân cấp phán quyết tín dụng trong hệ thống Agribank thay thế quyết định số 528/QĐ-HĐTV-TDDN ngày 21/5/2010 của Hội đồng quản trị. Theo đó, quy định cụ thể về:

- Thẩm quyền quyết định cấp tín dụng đối với một khách hàng, một dự án đầu tư - Thẩm quyền quyết định cấp tín dụng đối với một khách hàng và người có liên quan.

- Quyết định cấp tín dụng trong trường hợp Sở giao dịch và nhiều Chi nhánh cùng cấp tín dụng cho một khách hàng.

- Han chế phân cấp quyết định cấp tín dụng dưới hình thức bảo lãnh. - Thẩm quyền quyết định cấp tín dụng gắn với chất lượng tín dụng.

- Thẩm quyền quyết định cấp tín dụng của Giám đốc Sở giao dịch, Chi nhánh loại I, loại II gắn liền với kết quả xếp loại chi nhánh.

- Ủy quyền cấp tín dụng.

- Cấp tín dụng căn cứ xếp hạng tín dụng nội bộ.

2.2.2.6 Quản lý rủi ro tín dụng thơng qua chính sách quản lý nợ có vấn đề

Quản lý nợ có vấn đề là tồn bộ quá trình kiểm tra, giám sát và các biện pháp xử lý đối với những khoản nợ có vấn đề, các biện pháp phịng ngừa nợ có vấn đề nhằm giảm thiểu mức độ rủi ro có thể xảy ra, nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng.

Chính sách quản lý nợ có vấn đề của AGRIBANK bao gồm những nội dung cơ bản sau:

- Phòng ngừa nợ có vấn đề: Các cá nhân và đơn vị liên quan đến việc quản

lý khoản cấp tín dụng phải chủ động nhận biết những dấu hiệu cảnh báo sớm khoản nợ có thể trở thành nợ có vấn đề: sự suy giảm của hoạt động sản xuất kinh doanh, tình hình tài chính của KH; những thay đổi trong giao dịch với NH; những dấu hiệu bất ổn từ thị trường, ảnh hưởng trực tiếp tới tình hình sản xuất kinh doanh của KH; dấu hiệu liên quan đến thẩm định/quản lý khoản vay không chặt chẽ, không tuân thủ quy định từ phía NH,…

- Phân loại nợ: Phân loại nợ đã được quản lý và thực hiện tự động đồng bộ

bằng hệ thống công nghệ thông tin. Việc phân loại nợ được dựa trên cả hai tiêu chí định tính và định lượng. Thực hiện phân loại nợ, trích lập dự phịng và rủi ro tín dụng theo đúng quy định 469/QĐ-HĐTV-XLRR ngày 30/3/2012.

- Quản lý nợ có vấn đề: AGRIBANK thực hiện quản lý nợ có vấn đề theo

nội dung cơ bản sau: phân tích tình hình tài chính, hoạt động của KH để đưa ra hướng xử lý phù hợp; xem xét hồ sơ, tình trạng TSBĐ tiền vay; hướng xử lý đối với khoản nợ có vấn đề; các biện pháp thực hiện để thu hồi nợ; báo cáo thường xuyên về tình hình khoản nợ có vấn đề và q trình xử lý khoản nợ có vấn đề; trách nhiệm và quyền hạn của từng cá nhân/bộ phận tham gia trong q trình quản lý nợ có vấn đề.

2.2.2.7 Triển khai Hiệp ước Basel II và thực tiễn áp dụng tại AGRIBANK

Trong bối cảnh hòa nhập kinh tế thế giới, tiếp cận và áp dụng các chuẩn mực trong các ngành, các lĩnh vực nói chung và ngành ngân hàng nói riêng thì Ngân hàng Nhà nước đã ban hành các Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005 về việc Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phịng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động NH của tổ chức tín dụng, Quyết định số 18/2007/QĐ-NHNN về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ngày 25/4/2007 và Thông tư số 13/2010/TT-NHNN ngày 20/05/2010 về các tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của các tổ chức tín dụng. Những quy định này được

xây dựng một phần dựa vào các nguyên tắc, các hướng dẫn của Basel II là điều kiện để ngành NH Việt Nam tiếp cận dần các chuẩn mực hoạt động NH theo thông lệ quốc tế.

Thực tiễn cơng tác quản lý tín dụng tại AGRIBANK hiện nay được thực hiện dựa trên kết quả của Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ (RMS). Qua hệ thống XHTD nội bộ này sẽ thực hiện chấm điểm các chỉ tiêu tài chính và phi tài chính của KH theo bộ giá trị chuẩn cho mỗi loại KH và xếp hạng khách hàng dựa trên kết quả chấm điểm KH. Theo đó sẽ là cơ sở để từng chi nhánh cũng như Trụ sở chính trích lập dự phịng rủi ro.

Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ (RMS) với chức năng, nhiệm vụ và cách vận hành cụ thể như đã đề cập ở trên, được thiết lập phù hợp theo hướng dẫn của Basel II nhưng thực tiễn vẫn chưa vận hành như mong muốn. Một số giá trị đánh giá cịn mang tính phụ thuộc vào thị trường ( vd: mức độ giảm giá trị của tài sản đảm bảo là bất động sản) chứ chưa có cơ sở dữ liệu, thơng tin đầy đủ phục vụ công tác dự báo.

2.2.2.8 Triển khai mơ hình tín dụng và thực tiễn áp dụng tại AGRIBANK

Ngay từ khâu tiếp nhận thông tin khách hàng có nhu cầu vay vốn thì cán bộ của Agribank đã áp dụng mơ hình định tính truyền thống 6C. Trong quá trình tiến hành thẩm định và ra quyết định cho vay thì sự kết hợp các mơ hình quản lý rủi ro tín dụng như Mơ hình xếp hạng của Standard & Poor’s, Mơ hình điểm số Z và Mơ hình điểm số tín dụng tiêu dùng được thể hiện rõ trong hệ thống chấm điểm khách hàng nội bộ Agribank thông qua bộ chỉ tiêu và phương pháp chấm điểm.

Đối với Khách hàng doanh nghiệp được chấm điểm bằng phương pháp đánh giá các chỉ tiêu tài chính và các chỉ tiêu phi tài chính, các chỉ tiêu này được xây dựng trên cơ sở 34 ngành đã được xác định sẵn phù hợp với đặc thù hoạt động và cơ cấu tín dụng của AGRIBANK. Mỗi doanh nghiệp ứng với 1/34 ngành nghề đã được chọn sẽ xác định quy mơ trước khi thực hiện chấm điểm tài chính và phi tài chính, Việc xác định quy mơ được hệ thống tự tính và dựa vào 4 thơng tin, gồm:Vốn chủ

sở hữu, Số lượng lao động, Doanh thu thuần, Tổng tài sản. Mỗi bộ chỉ tiêu gồm 60 chỉ tiêu: 14 chỉ tiêu tài chính và 46 chỉ tiêu phi tài chính.

Với khách hàng cá nhân bộ chỉ tiêu bao gồm 16 chỉ tiêu trong đó thơng tin về thân nhân có 12 chỉ tiêu, khả năng trả nợ của người vay có 4 chỉ tiêu. Dựa trên kết quả của 16 chỉ tiêu này và kết quả đánh giá của tài sản đảm bảo sẽ đưa ra bảng tổng hợp và ra quyết định.

Với khách hàng là hộ kinh doanh thì bộ chỉ tiêu bao gồm 55 chỉ tiêu trong đó thơng tin về chủ hộ kinh doanh có 12 chỉ tiêu, các chỉ tiêu khác liên quan đến hộ có 22 chỉ tiêu, phương án kinh doanh có 21 chỉ tiêu. Dựa trên kết quả của 55 chỉ tiêu này và kết quả đánh giá của tài sản đảm bảo sẽ đưa ra bảng tổng hợp và ra quyết định.

Với khách hàng là hộ nơng dân thì bộ chỉ tiêu bao gồm 19 chỉ tiêu trong đó thơng tin về thân nhân có 14 chỉ tiêu, khả năng trả nợ của người vay có 5 chỉ tiêu. Dựa trên kết quả của 16 chỉ tiêu này và kết quả đánh giá của tài sản đảm bảo sẽ đưa ra bảng tổng hợp và ra quyết định.

Hệ thống chấm điểm khách hàng của Agribank còn thực hiện chấm điểm đối với khách hàng là định chế tài chính, để xếp loại định chế tài chính phải dựa vào kết quả của chấm điểm các chỉ tiêu tài chính (có 4 nhóm: Nhóm chỉ tiêu đảm bảo an tồn vốn, Nhóm chỉ tiêu chất lượng tài sản, Nhóm chỉ tiêu khả năng thanh khoản, Nhóm chỉ tiêu khả năng sinh lời) và chấm điểm các chỉ tiêu phi tài chính (có 4 nhóm: Các yếu tố môi trường; Năng lực lãnh đạo, môi trường nội bộ và khả năng cạnh tranh của Ngân hàng; Khả năng duy trì năng lực kinh doanh của ngân hàng; Các yếu tố khác). Kết quả xếp loại định chế tài chính ở trên kết hợp với xếp loại

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)