2.4 Nguyên nhân dẫn đến những tồn tại
2.4.2.1 Nguyên nhân từ phía khách hàng vay
* Khách hàng sử dụng vốn vay sai mục đích:
Việc KH cố ý sử dụng vốn vay sai mục đích ảnh hưởng rất lớn đến khả năng trả nợ của KH cho NH, nguy cơ trả nợ không đúng hạn hoặc không trả được nợ là rất cao, dẫn đến hệ quả là phát sinh nợ xấu. Nếu thời hạn cho vay dài hơn mức cần thiết so với chu kỳ dòng tiền của KH dẫn đến khi dòng tiền hoạt động sản xuất kinh doanh về nhưng chưa đến hạn trả nợ thì KH sẽ sử dụng nguồn tiền nhàn rỗi vào mục đích khác. Cho vay vượt quá nhu cầu vốn của KH hoặc cho vay ngắn hạn để sử dụng đầu tư vào tài sản cố định.
* Khách hàng vay hộ, vay giùm, vay ké:
Trong trường hợp KH vay là một người, còn KH sử dụng vốn vay, KH trả nợ là một người khác, mà NH không nắm được nguồn trả nợ của KH trả nợ nên nguy cơ dẫn đến nợ quá hạn là tất yếu. Một số KH có tài sản nhưng khơng có hoặc khơng chứng minh được tiềm lực tài chính để trả nợ biết là rất khó để NH xét duyệt cho vay nên đề nghị một KH khác có đủ khả năng tài chính vay hộ và dùng tài sản của mình làm tài sản thế chấp để bảo lãnh cho khoản vay.
* Khách hàng cố ý lừa đảo NH:
KH cố ý lừa đảo NH để chiếm đoạt tài sản thông qua các thủ đoạn tinh vi hoặc nhận được hỗ trợ vơ tình hoặc cố ý của cán bộ tín dụng và các cấp quản lý do sự tắc trách, thiếu tinh thần trách nhiệm. KH có thể làm giả mạo báo cáo tài chính, hóa đơn chứng từ để rút tiền. Hoặc để tạo niềm tin trước với NH, một số KH vay thường thực hiện vay trả rất tốt ở những khoản vay nhỏ và trong thời gian ngắn, đồng thời đưa những TSBĐ có vị trí đẹp, có khả năng chuyển nhượng tốt đem thế chấp NH nhằm gây ấn tượng và tạo sự tín nhiệm với NH. Sau đó, các KH này sẽ lập phương án khơng có thật gửi đến NH xin vay vốn với số tiền lớn để thực hiện phương án kinh doanh thu mua nông sản, thực hiện đầu tư dự án,… Bên cạnh đó, KH rút dần các TSBĐ ở vị trí thuận lợi hoặc của chính họ và thay bằng các TSBĐ khác mà khả năng chuyển nhượng kém, hoặc thế chấp tài sản của bên thứ ba để bảo
đảm cho khoản vay này. Sau khi nhận được tiền vay, KH bỏ trốn khỏi địa phương làm cho việc thu hồi nợ gặp khó khăn hoặc KH để NH xử lý TSBĐ.
* Khách hàng khơng có thiện chí trả nợ:
Thiện chí trả nợ vay của KH là yếu tố hết sức quan trọng và nó liên quan đến tư cách đạo đức của người đi vay, một khi KH thiếu thiện chí trả nợ thì NH sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong thu hồi nợ vay. Mặc dù kết quả kinh doanh tốt, đạt lợi nhuận cao nhưng KH cố tình khơng trả nợ theo đúng cam kết trong hợp đồng mà vẫn muốn giữ lại khoản tiền vay đó cho mục đích khác.
* Rủi ro từ việc chưa chú trọng trong xem xét uy tín đối tác:
Đối tác thiếu uy tín trong giao hàng (khơng giao hàng, giao chậm, chất lượng không đảm bảo,…), trong thanh tốn (khơng thanh tốn, chậm thanh toán,…) ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của KH, từ đó ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của KH đến NH.
* Tình hình tài chính yếu kém, thiếu minh bạch:
Các doanh nghiệp với hệ thống sổ sách kế toán thiếu minh bạch, không tuân thủ các chuẩn mực, thiếu trung thực,… gây khó khăn đối với cơng tác thẩm định để cho vay của NH. Ngoài ra, hầu như các doanh nghiệp vừa và nhỏ thường có hai sổ sách kế toán. Do vậy, sổ sách kế toán mà một số doanh nghiệp cung cấp cho NH nhiều khi chỉ mang tính chất hình thức nên số liệu cung cấp cho NH nhiều khi chưa phản ánh hết tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
* Khả năng quản lý kinh doanh kém:
Trình độ quản lý kinh doanh yếu kém sẽ làm cho khả năng thích ứng với những biến động của thị trường trở nên khó khăn, phương án kinh doanh không hiệu quả, gây thiệt hại cho KH. Quy mô kinh doanh mở rộng quá mức so với tư duy quản lý là nguyên nhân dẫn đến sự phá sản của các phương án kinh doanh khả thi mà lẽ ra nó phải thành công trên thực tế. KH hoạt động khá hiệu quả khi cịn ở quy mơ vừa và nhỏ, nhưng sau khi đầu tư phát triển lớn mạnh với nhiều dự án lớn thì khả năng quản lý khơng theo kịp với tốc độ tăng trưởng và đã làm cho hoạt động
sản xuất kinh doanh bị đình trệ, phát sinh những khoản thiệt hại, ảnh hưởng đến khả năng hoàn trả nợ vay cho NH.
* KH đầu tư kinh doanh dàn trải, chiến lược kinh doanh thiếu rõ ràng:
Một số KH không tập trung vào một số lĩnh vực kinh doanh chính, có nhiều ưu điểm mà lại dàn trải nguồn vốn đầu tư sang những lĩnh vực mới có lợi nhuận cao kèm theo tỷ lệ rủi ro cũng cao khơng kém, ví như thị trường bất động sản, thị trường chứng khoán,..
Một số KH do năng lực tài chính thấp, nguồn hoạt động kinh doanh chủ yếu từ vốn vay, nhưng lại mở rộng quy mô hoạt động quá lớn, chiến lược kinh doanh không được vạch ra cụ thể, rõ ràng, chuẩn xác,...dẫn đến việc KH gặp nhiều trở ngại trong hoạt động kinh doanh như không đủ sức điều hành, khơng có khả năng ứng phó với những biến động của thị trường, nhất là trong giai đoạn các chi phí đầu vào phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh đều tăng cao làm cho hoạt động kinh doanh khơng có hiệu quả, tình trạng thua lỗ kéo dài sẽ dẫn đến việc KH bị phá sản và NH không thu hồi được vốn vay.