Quản lý, giám sát chặt chẽ quy trình giải ngân và sau giải ngân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam (Trang 79 - 80)

3.3 Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý rủi ro tín dụng tại AGRIBANK

3.3.2 Quản lý, giám sát chặt chẽ quy trình giải ngân và sau giải ngân

Một khâu không kém phần quan trọng so với việc phân tích, thẩm định phương án/ dự án cho vay là việc kiểm tra, kiểm soát việc sử dụng vốn của KH có đúng mục đích hay khơng. Để phịng ngừa những rủi ro này, cần thực hiện kiểm soát chặt chẽ trong và sau khi cho vay:

- Khi thực hiện giải ngân: giải ngân theo đúng các quyết định cấp tín dụng của cấp phê duyệt, thực hiện đối chiếu giữa mục đích vay, yêu cầu giải ngân và cơ cấu các chi phí trong nhu cầu vốn của KH, phải đảm bảo việc sử dụng vốn vay có đầy đủ chứng từ chứng minh và hợp lệ. Hạn chế giải ngân bằng tiền mặt trừ những trường hợp đặc thù do hoạt động kinh doanh của KH như cho vay thu mua nông, lâm thủy sản của các hộ dân, trả lương công nhân, áp dụng phương thức giải ngân qua phương thức thanh toán chuyển khoản để có thể kiểm sốt việc sử dụng vốn vay của KH.

- Kiểm tra sau khi cho vay: Mỗi khoản vay, mỗi KH vay có sự khác biệt nhất định do đó cần xây dựng và lựa chọn một kế hoạch kiểm tra sử dụng vốn hợp lý, đảm bảo an toàn cho NH nhưng cũng tạo thuận tiện cho hoạt động kinh doanh của KH và mối quan hệ giữa các bên.

Trong việc kiểm tra sử dụng vốn, cần nghiêm túc thực hiện kiểm tra, so sánh chứng từ trên sổ sách với thực tế, đánh giá về việc sử dụng vốn, về TSBĐ của KH, kịp thời phát hiện những rủi ro và có biện pháp xử lý, tránh tình trạng thực hiện kiểm tra mang tính đối phó, thực hiện trên giấy tờ. CBTD cần chủ động trong việc đưa ra các phương pháp kiểm tra phù hợp đối với từng KH như kiểm tra thực tế tại hiện trường, kiểm đếm hàng hóa tại kho hàng, cộng sổ đối chiếu giá trị trên hóa đơn với thẻ xuất nhập kho và/hoặc kiểm tra sổ sách chứng từ kế toán. Các loại giấy tờ cần được sao chụp lưu giữ để làm căn cứ kết luận việc sử dụng vốn vay của KH, việc kiểm tra cẩn thận sẽ góp phần phát hiện các dấu hiệu cảnh báo RRTD để từ đó có được những nhận định trong việc giám sát xếp hạng, đồng thời thu thập được những thông tin quan trọng, giúp hiểu rõ công việc kinh doanh của KH đầy đủ hơn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam (Trang 79 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)