3.3 Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý rủi ro tín dụng tại AGRIBANK
3.3.7 Nâng cao chất lượng thẩm định, quản lý danh mục, quản lý TSBĐ
Hiện nay hệ thống thơng tin về KH cịn thiếu và chưa đủ độ tin cậy cao, các quy định về chế độ kiểm tốn tài chính đối với các doanh nghiệp chưa bắt buộc dẫn đến việc đánh giá năng lực tài chính, thẩm định dự án phương án KH khơng chính xác. Điều này giải thích tại sao ở hầu hết các ngân hàng thì Tài sản bảo đảm vẫn là một yếu tố vô cùng quan trọng trong việc quyết định cho vay. TSBĐ được các NH xem là một trong những biện pháp phòng ngừa rủi ro quan trọng trong trường hợp KH vay làm ăn thua lỗ, khơng cịn khả năng trả nợ.
Thực tế cho thấy việc xử lý TSBĐ thu hồi nợ khơng phải dễ dàng ngồi các thủ tục phát mãi kéo dài mà còn do hồ sơ pháp lý tài sản khơng đầy đủ, khơng bảo đảm tính pháp lý, giá trị định giá khơng chính xác… dẫn đến khơng thu hồi đủ nợ vay hoặc hợp đồng vô hiệu…gây tổn thất cho NH. Điều này cũng phản ảnh phần nào trình độ thẩm định TSBĐ của cán bộ tín dụng còn hạn chế. Do đó, cần tách bạch bộ phận thẩm định hồ sơ KH vay vốn với thẩm định tài sản thế chấp.
Ngân hàng cần xây dựng một bộ phận định giá TSBĐ chuyên nghiệp để nắm vững các kiến thức pháp luật về sở hữu tài sản, các luật pháp có liên quan và phương pháp định giá tài sản để bảo đảm tính khách quan và chuẩn xác trong định giá.
Cơ cấu danh mục TSBĐ phải được xây dựng, điều chỉnh phù hợp với định hướng tín dụng của chi nhánh và trụ sở chính, đặc thù tình hình kinh tế - xã hội tại địa bàn và khả năng quản lý, giám sát của chi nhánh. Cơ cấu danh mục TSBĐ nên hướng tới mục tiêu tăng tỷ trọng dư nợ cho vay có bảo đảm bằng TSBĐ có khả năng thanh khoản cao; TSBĐ có khả năng chuyển đổi, chuyển nhượng dễ dàng; thuận lợi cho cán bộ trong quá trình kiểm tra, giám sát. Đồng thời, tăng cường các biện pháp để tăng tỷ trọng dư nợ cho vay có bảo đảm bằng tài sản; việc lựa chọn tài sản nhận thế chấp, cầm cố cần được xem xét kết hợp với việc thẩm định đánh giá mức độ tín nhiệm, năng lực tài chính của KH, tính khả thi và hiệu quả của phương án/ dự án. Cần thực hiện đầy đủ các thủ tục công chứng/chứng thực/xác nhận Hợp đồng bảo đảm và đăng ký giao dịch bảo đảm theo quy định của AGRIBANK.
Đối với việc quản lý TSBĐ:
- Bất động sản: Cần thực hiện đầy đủ các thủ tục pháp lý đối với việc nhận TSBĐ khi cấp tín dụng và thường xuyên theo dõi biến động của thị trường bất động sản nói chung, tình hình thị trường bất động sản tại địa phương nói riêng, cũng như chính sách kinh tế xã hội (quy hoạch, quy định về giá,…) từ đó kịp thời thực hiện định giá lại TSBĐ/rút giảm dư nợ cho vay phù hợp với xu hướng giá thị trường bất động sản/ giá trị trường tại khu vực, địa bàn để bảo đảm an toàn vốn vay.
- Đối với dây chuyền máy móc thiết bị, phương tiện vận tải: Thường xuyên đánh giá lại giá trị TSBĐ (yếu tố hao mịn hữu hình, cơng nghệ,…). Khi có dấu hiệu giảm về mặt giá trị, cần bổ sung thêm các tài sản khác để bảo đảm cho dư nợ cho vay. Đề nghị KH mua bảo hiểm vật chất cho tài sản, thường xuyên sửa chữa, bảo dưỡng để đảm bảo giá trị cho máy móc thiết bị, phương tiện vận tải nhận làm TSBĐ, đặc biệt là dây chuyền máy móc thiết bị, phương tiện vận tải hình thành từ vốn vay.
- Vật tư, hàng hóa: Việc nhận vật tư, hàng hóa làm TSBĐ địi hỏi phải được giám sát và quản lý chặt chẽ, đáp ứng các điều kiện về kho hàng, người trông giữ. CBTD phải nắm rõ việc nhập, xuất hàng hóa trong kho, thường xuyên đối chiếu số liệu sổ sách và kiểm đếm thực tế.
- Đối với TSBĐ hình thành từ vốn vay: Cần giám sát chặt chẽ tiến độ, quá trình hình thành tài sản, các quy định về giấy tờ TSBĐ, đôn đốc, nhắc nhở KH hoàn thành các thủ tục pháp lý về quyền sở hữu, quyền sử dụng và nhận bổ sung ngay khi hoàn thành.
- Đối với việc nhận TSBĐ là tài sản của bên thứ ba: cần thẩm định bên thứ ba – là tổ chức/cá nhân có uy tín, có năng lực tài chính và/hoặc có cơ sở xác định chắc chắn khả năng thanh toán cũng như làm rõ mối quan hệ và tính hợp lý của bên thứ ba với KH vay ngay từ đầu.
3.3.8 Tăng cường sự chỉ đạo, điều hành của Trụ sở chính
Thường xuyên theo dõi, phân tích dự báo diễn biến của nền kinh tế vĩ mô, thị trường tài chính, tiền tệ, chỉ đạo điều hành của Chính phủ và NHNN, nhận định đúng đắn về tình hình để chỉ đạo hoạt động tín dụng chung cho tồn hệ thống.
Chú trọng công tác quản lý danh mục tín dụng, phân tích và định hướng ngành hàng, cảnh báo rủi ro để chỉ đạo tín dụng cụ thể, phù hợp đối với từng nhóm KH, ngành hàng, chi nhánh đảm bảo hoạt động tín dụng an tồn, hiệu quả.
Rà soát, chỉnh sửa, ban hành hệ thống văn bản chế độ tín dụng để bảo đảm tính đồng bộ, phù hợp với thực tiễn kinh doanh.
Theo dõi, đánh giá, cải tiến, hoàn thiện các sản phẩm, dịch vụ hiện có, phát triển các sản phẩm mới (đặc biệt là các sản phẩm tài trợ trọn gói) phù hợp với thị trường, có tính khác biệt và hấp dẫn hơn so với các NHTM khác nhằm đáp ứng nhu cầu KH, tăng sức cạnh tranh của AGRIBANK; nâng cao tính chuyên nghiệp trong khâu phát triển sản phẩm, chú trọng đẩy mạnh công tác quảng bá, giới thiệu và chăm sóc KH trong quá trình bán sản phẩm.
Giám sát chặt chẽ hoạt động tín dụng để có biện pháp phịng ngừa rủi ro, chỉ đạo, chấn chỉnh kịp thời; nghiêm khắc kiểm điểm và áp dụng chế tài phạt đối với các chi nhánh sai phạm.
Tranh thủ sự ủng hộ của các cơ quan chức năng để xử lý nợ xấu, nợ đã xử lý rủi ro; giải quyết kịp thời những vướng mắc về cơ chế, cung cấp thông tin và phát triển các công cụ hỗ trợ quản lý cho chi nhánh.