Chương 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHIẾN LƯỢC KINH DOANH
1.3. Cơ sở lý luận về du lịch
1.3.3.1. Yếu tố bên ngoài
- Tình hình kinh tế - chính trị trên thế giới và khu vực
Kinh tế trong khu vực và thế giới phát triển nhanh chóng, tốc độ tăng trưởng khá ổn định là yếu tố quyết định của các dòng du lịch, là cơ hội lớn cho những quốc gia có tiềm năng và nguồn tài nguyên du lịch thu hút du khách.
Ổn định chính trị là điều kiện phát triển cho kinh tế nói riêng, cho phát triển bền vững nói chung, đảm bảo và duy trì sự lãnh đạo của một thể chế chính trị đối với quốc gia đó mà theo một ý nghĩa rộng là duy trì một mơi trường xã hội thuận lợi cho sự phát triển kinh tế bền vững. Xu thế hịa bình, hợp tác, mở rộng quan hệ quốc tế trên các lĩnh vực chính trị - văn hố - kinh tế - khoa học kỹ thuật, phát triển cùng có lợi đang được các quốc gia hưởng ứng theo cách của riêng mình.
Q trình quốc tế hố sâu sắc, cũng như mối liên kết khu vực, cùng với sự giao lưu về du lịch giữa các quốc gia trong khu vực và trên thế giới không ngừng phát triển. Do đó một số quốc gia, khu vực có chiến tranh, xung đột cục bộ, chủ nghĩa ly khai xảy ra thường xuyên gây ra sự mất an toàn sẽ làm giảm lượng du khách và gây ra sự xáo trộn dòng du khách.
- Tình hình và xu hướng phát triển kinh tế của đất nước
Yếu tố có vai trị hàng đầu ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển du lịch là kinh tế. Sự phát triển của nền kinh tế làm phát sinh nhu cầu du lịch, rồi sau đó biến nhu cầu thành hoạt động du lịch. Do đó nền kinh tế tác động trực tiếp đến sự phát triển của hoạt động du lịch. Nền kinh tế càng phát triển thì thị trường nhu cầu du lịch càng lớn và chất lượng càng cao.
Theo các chuyên gia kinh tế thuộc Hội đồng Kinh tế - Xã hội Liên hiệp quốc (ECOSOC), một đất nước có thể phát triển du lịch vững chắc nếu nước đó tự sản xuất được phần lớn số của cải vật chất cần thiết cho du lịch. Như vậy những quốc
gia có nền kinh tế phát triển, có điều kiện sản xuất ra nhiều của cải vật chất có chất lượng sẽ có điều kiện thuận lợi để thúc đẩy du lịch phát triển.
Sự phát triển của các ngành nông nghiệp, công nghiệp nhẹ, công nghiệp chế biến lương thực - thực phẩm có ý nghĩa quan trọng đến hoạt động của ngành du lịch. Ngành du lịch tiêu thụ một lượng lớn nông sản và thực phẩm. Vai trị của các ngành cơng nghiệp chế biến rượu bia, sữa, đường, thịt, đồ hộp luôn được nhấn mạnh, đây là cơ sở cung ứng nhiều hàng hoá cho du lịch. Một số ngành công nghiệp nhẹ như ngành chế biến gỗ, sành sứ và đồ gốm, dệt,…cũng đóng vai trị quan trọng trong việc cung ứng vật tư cho ngành du lịch.
- Tình hình chính trị hồ bình, ổn định của đất nước
Sự ổn định chính trị, hồ bình, an ninh xã hội đảm bảo là tiền đề tiên quyết cho sự phát triển của một đất nước. Đất nước đạt được các yếu tố này không chỉ tập trung được mọi nguồn lực cho sự phát triển kinh tế, chính trị, xã hội…mà cịn mang đến sự an tồn cho du khách, từ đó phát huy được các nguồn lực, tài nguyên phát triển du lịch. Sự bất ổn chính trị hay khủng hoảng chính trị sẽ đưa lại những hệ lụy tiêu cực, không chỉ làm tổn hại tới hình ảnh của quốc gia trong con mắt cộng đồng quốc tế mà còn để lại những tác hại lớn đối với nền kinh tế đất nước, gây tổn thất nghiêm trọng cho ngành du lịch, làm hạn chế hoặc phá huỷ sự phát triển của du lịch.
- Các chính sách điều tiết của nhà nước
Các chính sách điều tiết của nhà nước góp phần hình thành cơ cấu kinh tế tối ưu, tạo điều kiện thuận lợi cho nền kinh tế phát triển ổn định và bền vững, thúc đẩy ngành du lịch phát triển hợp lý, giúp gia tăng chất lượng phục vụ cho du khách cũng như cho xã hội. Tuy nhiên, cũng có một số chính sách khơng kích thích được sự phát triển của ngành, trái lại nó cịn kìm hãm sự phát triển, chẳng hạn như quy định về đăng ký lưu trú qua đêm đối với khách nghỉ phịng, gây khó khăn ức chế, ấn tượng không tốt cho khách du lịch.
Môi trường pháp lý và các thủ tục hành chính là một trong những yếu tố quan trọng trong chính sách thu hút đầu tư để phát triển du lịch. Cơ chế chính sách ban hành tạo ra mơi trường đầu tư ổn định, thơng thống có nhiều ưu đãi phù hợp với từng đối tượng là một lợi thế lớn để thu hút các nhà đầu tư, ngược lại sẽ cản trở hay hạn chế các nhà đầu tư.
- Yếu tố tự nhiên
Là những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến sức hấp dẫn của sản phẩm du lịch. Các tài nguyên thiên nhiên như cảnh quan, sơng, suối, biển, đất đai, khí hậu, động thực vật, con người...là những nhân tố để thu hút khách du lịch.
- Yếu tố văn hố
Văn hóa là yếu tố quan trọng không thể thiếu trong phát triển du lịch, góp phần tạo ra sức hấp dẫn thu hút du khách bằng các đặc sản văn hố của địa phương. Chính những di sản văn hoá, lịch sử, phong tục tập quán, nghệ thuật truyền thống cùng với mơi trường văn hố và cách ứng xử của cộng đồng là tài nguyên du lịch có giá trị tạo nên các loại hình du lịch văn hố. Như vậy du lịch ln gắn với văn hoá, văn hoá vừa là nguyên nhân, vừa là kết quả của ngành du lịch. Trong thời đại hội nhập, phát triển hiện nay, nhu cầu khám phá, tìm hiểu những bản sắc văn hoá, những nét tương đồng về văn hoá của du khách ngày càng lớn.
- Công nghệ thông tin
Công nghệ thông tin, nhất là internet cũng ảnh hưởng sâu sắc đến du lịch, góp phần quan trọng trong công tác quảng bá du lịch một cách hữu hiệu, nhanh chóng đưa thơng tin sản phẩm du lịch đến với khách hàng ở khắp nơi, tạo điều kiện cho du khách tìm kiếm thơng tin đáp ứng nhu cầu du lịch của mình.