Chương 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHIẾN LƯỢC KINH DOANH
2.2. Phân tích các yếu tố môi trường tác động lên sự phát triển của ngành du
2.2.1.4. Tình hình phát triển du lịch của Việt Nam
Trong những năm qua, du lịch Việt Nam tăng trưởng tương đối ổn định với tốc độ trung bình ở mức tương đối cao (giai đoạn 2001-2010 là 15,8%/năm). Đây là một thành cơng lớn góp phần đưa du lịch trở thành một trong những ngành có đóng góp tích cực vào phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Đến nay, ngành Du lịch Việt Nam đã ký 39 văn bản hợp tác với các nước và vùng lãnh thổ trên thế giới; thiết lập quan hệ đối tác với trên một nghìn hãng của 60 quốc gia và vùng lãnh thổ. Việt Nam tham gia tích cực trong hoạt động của các tổ chức và cơ chế hợp tác khu vực và quốc tế về du lịch, như: ASEAN, APEC, ASEM, Tổ chức Du lịch Thế giới, Hiệp hội Lữ hành Du lịch châu Á-Thái Bình Dương…Du lịch Việt Nam đã tham gia hầu hết các Hội chợ Du lịch khu vực và quốc tế lớn; tổ chức nhiều chương trình quảng
bá, xúc tiến du lịch tại các thị trường trọng điểm, góp phần đưa hình ảnh Việt Nam đến với bạn bè quốc tế và thu hút khách du lịch quốc tế đến Việt Nam.
Theo UNWTO, hiện nay Việt Nam là một trong những nước có tốc độ tăng trưởng du lịch cao nhất khu vực và thế giới. Năm 2011 tốc độ tăng trưởng du lịch của Việt Nam là 34% xếp thứ 4 thế giới. Chỉ số cạnh tranh chung ngành du lịch và lữ hành của Việt Nam đang được cải thiện từ vị trí thứ 89 năm 2009 lên thứ 80 năm 2011. Du lịch Việt Nam đến nay đã vươn lên đứng thứ 5 tại khu vực Đông Nam Á.
Mặc dù bị ảnh hưởng chung của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2008, du lịch Việt Nam hai năm 2008 và 2009 có những bước chựng lại. Tuy nhiên tới năm 2010 du lịch Việt Nam đã bước đầu phục hồi. Đến năm 2011, du lịch Việt Nam thu hút 6 triệu lượt khách quốc tế, phục vụ 30 triệu lượt khách nội địa, tổng thu từ du lịch đạt khoảng 130 nghìn tỉ đổng, tỉ lệ tăng trưởng tương ứng so với năm 2010 là 19%, 7,14% và 30%.
Năm 2011, hoạt động du lịch đã trở thành một trong những điểm sáng về kinh tế trong bối cảnh đất nước có nhiều khó khăn thách thức. Bên cạnh các kết quả về kinh tế, các hoạt động quảng bá, xúc tiến trong nước và nước ngoài đã được triển khai với nhiều hoạt động do Bộ VHTT&DL chủ trì đã mang lại hiệu quả tích cực: Các chiến dịch Roadshow và sự kiện văn hóa, JAT tại Nhật Bản, Hàn Quốc, Nga và Ucraina, Trung Quốc, các hội chợ ITB tại Đức, Singapore, WTM tại Anh...cùng với hoạt động quảng bá du lịch Việt Nam trên một số kênh truyền hình, báo chí nước ngồi đã góp phần đạt được tỉ lệ tăng trưởng khách quốc tế gần 20%.
Năm 2011, hoạt động du lịch ở các địa phương trong cả nước diễn ra sôi động và gặt hái được nhiều kết quả tích cực. Hầu hết các địa phương đã đạt và vượt các kế hoạch và chỉ tiêu phát triển du lịch đã đề ra. Năm du lịch quốc gia 2011 tại các tỉnh Nam Trung Bộ - Phú Yên với chủ đề “Du lịch biển đảo” với rất nhiều sự kiện đã tạo ra điểm nhấn trong trong hoạt động du lịch. Nhiều sự kiện văn hóa, thể thao và du lịch có quy mơ lớn đã tạo ra hiệu quả về mặt truyền thông. Đặc biệt việc Vịnh Hạ Long được bầu chọn là một trong 7 kỳ quan thiên nhiên mới của thế giới đã mang lại vinh quang và cơ hội to lớn để quảng bá cho nghành du lịch Việt Nam.
2.2.1.5. Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài (EFE)
Bảng 2.1: Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài
TT Các yếu tố bên ngoài Mức độ quan trọng
Phân loại
Tổng
điểm
1 Nền kinh tế Việt Nam ổn định và phát triển 0,09 2 0,18
2 Tiềm năng thị trường 0,12 3 0,36
3 Sự cạnh tranh mạnh mẽ của đối thủ trên thị trường 0,09 2 0,18 4 Tình hình an ninh chính trị Việt Nam ổn định 0,1 4 0,4 5 Sự bất ổn về chính trị, an ninh tại một số quốc gia, khu vực 0,11 3 0,33 6 Nhu cầu du lịch khách nội địa tăng cao 0,12 4 0,48 7 Hợp tác du lịch quốc tế của Việt Nam ngày càng mở rộng 0,08 3 0,24 8 Nền kinh tế thế giới đang dần hồi phục 0,09 2 0,18 9 Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch Việt Nam còn hạn chế 0,09 2 0,18 10 Nằm trong khu vực có vị trí địa lý và giao thông thuận lợi 0,11 3 0,33
Tổng cộng 1,0 2.86
(Nguồn: Nhận định của tác giả & tham khảo ý kiến các chuyên gia)
Nhận xét: Tổng số điểm quan trọng là 2,86 điểm, cho thấy ngành du lịch Ninh Bình phản ứng với các yếu tố mơi trường bên ngoài ở mức độ khá trong việc tận dụng các cơ hội và tránh những mối đe dọa từ bên ngoài. Qua bảng đánh giá trên, chúng ta nhận thấy du lịch Ninh Bình phản ứng tốt với các yếu tố như: Tình hình an ninh chính trị Việt nam ổn định, nhu cầu du lịch khách nội địa tăng cao, nằm trong khu vực có vị trí địa lý và giao thơng thuận lợi, tiềm năng thị trường… Tránh các mối đe dọa từ bên ngoài như: Sự cạnh tranh mạnh mẽ của đối thủ trên thị trường, nền kinh tế thế giới đang dần hồi phục, tốc độ phát triển thấp…