Chương 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHIẾN LƯỢC KINH DOANH
2.2. Phân tích các yếu tố môi trường tác động lên sự phát triển của ngành du
2.2.2.6. Một số vấn đề lư uý trong phát triển du lịch tỉnh Ninh Bình
Ngành du lịch Ninh Bình cịn non trẻ, trong mấy năm trở lại đây mặc dù đạt được các kết quả tăng đột biến nhưng vẫn còn nhiều hạn chế, chưa khai thác hết được các tiềm năng và lợi thế du lịch vốn có. Một số vấn đề lưu ý cụ thể như sau:
Thứ nhất, sản phẩm du lịch chưa đa dạng, thiếu hấp dẫn, hoạt động lữ hành chưa được đầu tư đúng mức, chủ yếu là hoạt động “nối tour” từ các thị trường lớn và làm đại lý tour du lịch cho các hãng, do vậy doanh thu của hoạt động lữ hành chiếm tỷ trọng thấp trong hoạt động du lịch.
Thứ hai, các làng nghề của Ninh Bình cũng chưa tạo ra được những sản phẩm du lịch độc đáo, thiếu những sản phẩm thủ công mỹ nghệ có thể để lại ấn
tượng sâu đậm đối với du khách để mua làm kỷ niệm. Do vậy, hiệu quả từ hoạt động du lịch chưa được khai thác hết thông qua các hoạt động dịch vụ đi kèm.
Thứ ba, hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho phát triển du lịch như chất lượng trang thiết bị, cơ sở lưu trú, điểm du lịch vui chơi giải trí...cịn thiếu đồng bộ, yếu kém, chất lượng dịch vụ chưa cao, chưa thu hút được khách ở lưu trú dài ngày, số lượng khách du lịch quốc tế còn chiếm tỷ trọng thấp
Thứ tư, hoạt động quảng bá xúc tiến du lịch, nghiên cứu thị trường chưa thực sự hiệu quả, hình ảnh du lịch Ninh Bình trong con mắt du khách chưa xứng đáng với tiềm năng hiện có. Sức cạnh tranh của du lịch Ninh Bình cịn thấp so với các trung tâm lớn của cả nước, chưa có nhiều tour, tuyến du lịch hấp dẫn du khách.
Thứ năm, thu từ du lịch của Ninh Bình chủ yếu được thu qua tiền vé tham quan. Quản lý nhà nước về du lịch, nhất là trật tự, vệ sinh môi trường tại các khu, điểm du lịch còn hạn chế, nguồn nhân lực du lịch còn hạn chế về số lượng và chất lượng, chuyên môn và thái độ phục vụ còn yếu.
2.2.2.7. Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong (IFE)
Bảng 2.3: Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong
TT Các yếu tố bên trong Mức độ quan trọng
Phân loại
Tổng
điểm
1 Đặc thù địa lý tạo thế mạnh để phát triển du lịch sinh thái -
cảnh quan, văn hóa – tâm linh
0,09 4 0,36 2 Trình độ cán bộ và lao động trong ngành còn nhiều bất cập 0,08 2 0,16 3 Hệ thống cơ sở hạ tầng đã và đang đầu tư nâng cấp, phát
triển
0,09 3 0,27 4 Sản phẩm du lịch chưa phong phú đa dạng 0,08 2 0,16 5 Kinh tế Ninh Bình phát triển tương đối ổn định, mức sống
của người dân từng bước được cải thiện
0,08 3 0,24
6 Thị phần lữ hành nhỏ bé 0,1 2 0,2
7 Uy tín thương hiệu chưa được nhiều người biết đến 0,08 2 0,16 8 Vốn đầu tư xã hội cho phát triển du lịch tăng 0,08 4 0,32 9 Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch chưa phát triển đúng tầm 0,08 2 0,16 10 Con người Ninh Bình thân thiện và mến khách 0,08 3 0,24 11 Tài nguyên du lịch tương đối đa dạng phong phú, đặc biệt tài
nguyên đậm nét tự nhiên, văn hóa, di tích lịch sử hiếm có
0,08 4 0,32 12 Hoạt động marketing, xúc tiến du lịch còn hạn chế 0,08 2 0,16
Tổng cộng 1,0 2,75
Nhận xét: Tổng số điểm quan trọng là 2,75 điểm, cho thấy các yếu tố bên trong của du lịch Ninh Bình ở mức độ khá, còn một số điểm yếu mà ngành du lịch phải có giải pháp trong thời gian tới như: nâng cao trình độ cho nguồn nhân lực trong ngành xem đó là nguồn lực cho sự phát triển, đa dạng hóa sản phẩm du lịch, hoạt động marketing xúc tiến thị trường chưa được chú trọng hiệu quả hoạt động chưa cao, kinh phí dành cho hoạt động này cịn hạn chế, uy tín thương hiệu cịn q mới, thị phần lữ hành nhỏ bé. Bên cạnh đó, chúng ta cũng nhận thấy những điểm mạnh của du lịch Ninh Bình như: Đặc thù địa lý thuận lợi cho việc phát triển du lịch sinh thái cảnh quan, văn hóa tâm linh, tài nguyên du lịch tương đối đa dạng, phong phú mang đậm nét văn hóa di tích lịch sử hiếm có, tổng vốn đầu tư xã hội cho du lịch tăng. Con người Ninh Bình thân thiện và mếm khách, hệ thống cơ sở hạ tầng đã và đang đầu tư nâng cấp phát triển, kinh tế Ninh Bình phát triển tương đối ổn định, mức sống của người dân từng bước được cải thiện.
Tóm tắt chương 2
Trong chương này, với cách tiếp cận nguồn số liệu, dữ liệu thứ cấp của Tổng cục Du lịch, Tổng cục Thống Kê, Viện nghiên cứu phát triển Du lịch Việt Nam, Sở VHTT&DL Ninh Bình, Cục thống kê tỉnh Ninh Bình, các tạp chí, đặc san du lịch, báo, internet, các đề tài khoa học liên quan đến du lịch Ninh Bình tác giả đã tập trung làm rõ thực trạng phát triển du lịch Ninh Bình trong thời gian qua. Cụ thể, tác giả đã trình bày khái quát được bức tranh tổng thể quá trình phát triển ngành du lịch tỉnh Ninh Bình qua việc phân tích đánh giá tác động các yếu tố bên ngoài và bên trong để thấy được những điểm mạnh, mặt yếu của ngành du lịch, các cơ hội và mối đe dọa từ bên ngồi, đồng thời xây dựng ma trận hình ảnh cạnh tranh giữa các đối thủ trong ngành để so sánh. Từ đó, tác giả có cơ sở đề xuất các giải pháp hợp lý nhằm phát huy những điểm mạnh và khắc phục những khiếm khuyết đang tồn tại, góp phần đưa du lịch tỉnh Ninh Bình phát triển tương xứng với tiềm năng và lợi thế của mình ở chương 3.
Chương 3: XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC KINH DOANH DU LỊCH NINH BÌNH ĐẾN NĂM 2020