Lựa chọn chiến lược thực thi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng chiến lược kinh doanh công ty du lịch ninh bình đến năm 2020 (Trang 73 - 75)

Chương 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHIẾN LƯỢC KINH DOANH

2020

3.3. Lựa chọn chiến lược thực thi

Theo kết quả từ quá trình hoạch định chiến lược, các chiến lược được lựa chọn có điểm hấp dẫn theo thứ tự như sau:

1) Chiến lược: Đầu tư phát triển du lịch (182 điểm)

2) Chiến lược: Đa dạng hóa và nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch (171 điểm)

3) Chiến lược: Phát triển nguồn nhân lực và bảo vệ môi trường phát triển bền vững (170 điểm)

4) Chiến lược: Tạo sản phẩm du lịch độc đáo (165 điểm)

Chiến lược nào có số điểm hấp dẫn cao nhất thì các giải pháp thực hiện chiến lược đó sẽ được ưu tiên thực hiện, đồng thời có thể chọn kèm giải pháp của các nhóm chiến lược khác như là các giải pháp bổ sung nhằm tăng hiệu quả thực hiện.

Như vậy, chiến lược “Đầu tư phát triển du lịch” có số điểm hấp dẫn cao nhất (182 điểm) và các giải pháp thực hiện chiến lược này sẽ được ưu tiên thực hiện. Trong bối cảnh hiện tại, ngành du lịch Ninh Bình cịn non trẻ, để phát huy hết các tiềm năng vốn có (các tài nguyên du lịch thiên nhiên và nhân văn đa dạng), ngành du lịch tỉnh cần tập trung đầu tư phát triển du lịch, bao gồm các giải pháp: Thu hút

vốn đầu tư phát triển du lịch; Xã hội hóa phát triển du lịch để mọi thành phần xã hội cùng tham gia; Bảo vệ và cải tạo nâng cấp các tài nguyên du lịch làm cơ sở phát triển du lịch; Đầu tư phát triển đồng bộ hệ thống cơ sở hạ tầng vật chất du lịch tạo điều kiện phục vụ tốt du khách; Đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ và hợp tác quốc tế nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động du lịch, chất lượng phục vụ du khách; Tăng cường công tác quảng bá xúc tiến du lịch để tìm hiều nhu cầu của du khách, mở rộng thị trường, từ đó thiết kế các sản phẩm, dịch vụ du lịch phù hợp đáp ứng du khách; Cuối cùng là Nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước về du lịch để nhằm tạo điều kiện tốt cho các tổ chức, cá nhân hoạt động du lịch cũng như tạo sự thuận tiện, thoải mái cho khách du lịch đến Ninh Bình.

Hai chiến lược: Đa dạng hóa và nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch và:

Phát triển nguồn nhân lực và bảo vệ môi trường phát triển bền vững có số điểm tương đương nhau (cùng được 171 điểm và 170 điểm). Xét trong tình hình hiện tại, khi các sản phẩm và dịch vụ du lịch còn hạn chế cả về số lượng và chất lượng, bên với việc đầu tư phát triển du lịch, ngành du lịch nên tập trung thực thi trước các giải

pháp đa dạng hóa và nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch. Theo đó các cơ sở du

lịch cần khai thác hết các tiềm năng về tài nguyên du lịch tạo ra các sản phẩm mới nhằm tạo ra nhiều hơn nữa các sản phẩm du lịch để du khách nhiều sự lưa chọn tiêu dùng, từ đó kéo dài thời gian tham quan, lưu trú của du khách. Bên cạnh đó cần chun mơn hóa, nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch để thỏa mãn, làm hài lòng nhu cầu du khách, từ đó ghi dấu ấn trong lịng du khách và thu hút du khách quay trở lại lần sau, đồng thời thông qua các du khách này để quảng bá cho du lịch và thu hút du khách mới tiềm năng.

Kế tiếp hoặc song song với việc thực thi các các giải pháp đa dạng hóa và

nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch là thực thi giải pháp về phát triển nguồn nhân lực du lịch và bảo vệ môi trường phát triển bền vững. Nguồn nhân lực là yếu

tố quan trọng quyết định chất lượng của các dịch vụ du lịch. Vì vậy song song với xây dựng các sản phẩm, dịch vụ du lịch cần tào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch để vừa cung cấp cho du khách sự đa dạng các sản phẩm du lịch, mà đồng

thời chất lượng phục vụ cũng phải cao để phát huy hết giá trị của sản phẩm. Sự phát triển của ngành du lịch dựa trên cơ sở là các tài nguyên du lịch, vì vậy trong quá trình đầu tư phát triển du lịch, khai thác các nguồn tài nguyên tạo ra các sản phẩm và và dịch vụ du lịch cần bảo tồn và nâng cấp các nguồn tài nguyên du lịch để có thể khai thác được lâu dài. Bên cạnh đó là việc bảo vệ mơi trường, cảnh quan, nhất là tại các khu, địa điểm du lịch, vì việc đảm bảo vệ sinh mơi trường là điều kiện cơ bản cho cuộc sống cũng như hoạt động của du khách. Trong bối cảnh ngày nay, khi các nguồn tài nguyên ngày càng cạn kiệt và môi trường thế giới ngày càng ơ nhiễm thì việc bảo việc các nguồn tài nguyên và giữ gìn mơi trường là yếu tố sống còn để phát triển du lịch bền vững.

Nhóm giải pháp phát triển sản phẩm du lịch độc đáo có số điểm hấp đẫn thấp hơn so với 3 nhóm giải pháp cịn lại, vì vậy nó sẽ được lựa chọn thực thi sau khi 3 nhóm giải pháp trên đã được thực thi và tạo ra một cơ sở vững mạnh cho ngành du lịch tỉnh. Các tài nguyên du lịch thường tự nó đã mang những đặc điểm đặc trưng của từng địa phương, vì vậy trong quá trình tạo ra các sản phẩm du lịch, một số đặc trưng của tài nguyên đã được chứa trong sản phẩm. Tuy nhiên, để phát huy tối đa giá trị của những tài nguên này thì cần sử dụng bàn tay con người tác động lên tạo cho nó những đặc điểm độc đáo. Sau khi thực thi 3 nhóm giải pháp phía trên, việc thực thi nhóm giải pháp này sẽ làm cho các sản phẩm du lịch Ninh Bình có sự đặc trưng và độc đáo so với sản phẩm của các địa phương khác. Đây là một yếu tố quan trọng thu hút sự quan tâm du khách trong thời đại ngày nay.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng chiến lược kinh doanh công ty du lịch ninh bình đến năm 2020 (Trang 73 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)