Nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng chiến lược kinh doanh công ty du lịch ninh bình đến năm 2020 (Trang 61 - 63)

Chương 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHIẾN LƯỢC KINH DOANH

2.2. Phân tích các yếu tố môi trường tác động lên sự phát triển của ngành du

2.2.2.2. Nguồn nhân lực

Nguồn nhân lực là yếu tố quyết định đến quá trình phát triển du lịch. Số lượng và chất lượng lao động trong ngành du lịch đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng các dịch vụ du lịch. Trong những năm gần đây, số lượng lao động trong ngành du lịch gia tăng một cách đáng kể. Cùng với sự gia tăng về số lượng, chất lượng lao động cũng được nâng cao, trình độ chun mơn, trình độ ngoại ngữ, thái độ và khả năng giao tiếp của nhân viên phục vụ đang được hoàn thiện từng bước đáp ứng các yêu cầu của khách du lịch.

Theo số liệu thống kê của Sở VHTT&DL Ninh Bình, năm 2005 số lao động trong ngành du lịch là 4.707 người, đến cuối năm 2011 ngành du lịch thu hút được 9.555 người lao động trong đó có 1.900 người lao động tại các đơn vị kinh doanh du lịch, góp phần quan trọng trong giải quyết việc làm và nâng cao thu nhập cho người dân địa phương. Mặt khác, hoạt động kinh doanh du lịch cũng đã góp phần thúc đẩy ngành tiểu thủ công nghiệp của Ninh Bình phát triển như nghề thêu ren, đan lát hàng cói, thủ cơng mỹ nghệ,…tạo ra những sản phẩm lưu niệm cho du khách. Thực trạng về cơ cấu và trình độ lao động ngành du lịch là một vấn đề còn nhiều bất cập. Theo thống kê, trong tổng số 1.900 người lao động tại các đơn vị kinh doanh du lịch tại Ninh Bình thì tỷ lệ đã qua đào tạo chiếm 35-40%. Cụ thể, số lao động có trình độ đại học, cao đẳng chiếm 12,97%; trình độ trung cấp 20,64%; trình độ sơ cấp chiếm 14,09%, còn lại là qua các lớp bồi dưỡng ngắn hạn chiếm 52,03% nên trình độ nghiệp vụ, kiến thức về du lịch cịn thấp.

Vì vậy, liên tục từ năm 2001 đến nay, sở Sở VHTT&DL Ninh Bình đã phối hợp với các trường như Đại học Kinh tế quốc dân, Đại học khoa học xã hội và nhân văn, Cao đẳng Du lịch Hà Nội mở các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ du lịch cho lao động của các đơn vị kinh doanh du lịch trên địa bàn tỉnh, trong đó năm 2010 có 300 người tham gia. Năm 2009-2011 Sở VHTT&DL đã kết hợp với trường Đại học Hoa Lư tuyển dụng, đào tạo 466 sinh viên có trình độ trung cấp du lịch cho các đơn vị kinh doanh du lịch trên địa bàn. Thời gian tới, Ninh Bình sẽ tiếp tục chú trọng đào tạo, nâng cao tay nghề mang tính chuyên nghiệp cho những người làm trực tiếp trong ngành Du lịch. Đến năm 2015, ước sẽ thu hút và giải quyết khoảng từ 8.000- 10.000 lao động chính trong ngành và trên 20.000 lao động có thu nhập gián tiếp thông qua các hoạt động dịch vụ, du lịch.

Nhìn chung lao động trong ngành du lịch chưa được đào tạo chuyên mơn nghiệp vụ một cách có hệ thống và chun sâu theo từng cơng đoạn của quy trình cơng nghệ phục vụ du lịch. Trình độ nghiệp vụ, ngoại ngữ, tin học chưa đáp ứng được nhu cầu ngày càng tăng của du khách. Để có thể đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của du khách, đội ngũ lao động cần phải được đào tạo và đào tạo lại một cách có hệ thống. Các chuyên ngành đào tạo, các cấp đào tạo và số lượng lao động cần được đào tạo phải theo nhu cầu thực tế phát triển của ngành. Ngoài ra, đội ngũ lao động cũng cần phải được thường xuyên bồi dưỡng kiến thức, cập nhật các tri thức, kỹ thuật mới, hiện đại cho phù hợp với nhu cầu, xu thế phát triển của thời đại.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng chiến lược kinh doanh công ty du lịch ninh bình đến năm 2020 (Trang 61 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)