Chương 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHIẾN LƯỢC KINH DOANH
2.1. Giới thiệu tổng quan ngành du lịch tỉnh Ninh Bình
2.1.3.2. Tài nguyên du lịch văn hóa, nhân văn
Cố đô Hoa Lư
Cố đô Hoa Lư là quần thể di tích quốc gia đặc biệt liên quan đến sự nghiệp của các nhân vật lịch sử thuộc ba triều đại nhà Đinh, nhà Tiền Lê và nhà Lý trong lịch sử Việt Nam. Đây là kinh đô đầu tiên của nhà nước phong kiến Trung ương tập quyền ở Việt Nam với các dấu ấn lịch sử: thống nhất giang sơn, đánh Tống - dẹp Chiêm và phát tích q trình định đơ Hà Nội. Năm 1010 vua Lý Thái Tổ dời kinh đô từ Hoa Lư về Thăng Long (Hà Nội), Hoa Lư trở thành Cố đơ. Các triều vua sau đó dù khơng đóng đơ ở Hoa Lư nữa nhưng vẫn cho tu bổ và xây dựng thêm ở đây nhiều cơng trình kiến trúc như đền, lăng, đình chùa, phủ...Khu di tích lịch sử Cố đơ Hoa Lư hiện nay có diện tích quy hoạch 13,87 km². Với bề dày thời gian hơn 1000 năm, Cố đô Hoa Lư là nơi lưu trữ các di tích lịch sử qua nhiều thời đại.
Chùa Bái Đính là một quần thể gồm khu chùa cổ và khu chùa mới với quy mô là ngôi chùa lớn nhất Đơng Nam Á. Quần thể chùa Bái Đính hiện có diện tích 539 ha bao gồm 27 ha khu chùa Bái Đính cổ, 80 ha khu chùa Bái Đính mới, các khu vực như: cơng viên văn hố và học viện Phật giáo, khu đón tiếp và cơng viên cảnh quan, đường giao thông và bãi đố xe, khu hồ Đàm Thị, hồ phóng sinh...
Nhà thờ đá Phát Diệm
Nhà thờ đá Phát Diệm là một cơng trình kiến trúc tơn giáo kết hợp hài hịa giữa kiến trúc phương Đông và phương Tây. Đây là một cơng trình kiến trúc độc đáo bao gồm một quần thể nhà thờ Công giáo rộng khoảng 22 ha, nằm tại thị trấn Phát Diệm, huyện Kim Sơn, được đánh giá là một trong những nhà thờ đẹp nhất Việt Nam.
Di tích lịch sử cách mạng
- Núi Non Nước (tên cổ là Dục Thúy Sơn): núi Thúy – sơng Vân là hình ảnh biểu tượng độc đáo đặc trưng của thành phố Ninh Bình, nơi đây gắn liền với nhiều sự kiện lịch sử. Bên núi có chùa Non Nước và đền thờ danh sĩ Trương Hán Siêu đời Trần. Trên núi có hàng trăm bài thơ của các tao nhân mặc khách như: Trương Hán Siêu, Lê Thánh Tông, Phạm Sư Mạnh, Tản Đà...
- Chiến khu Quỳnh Lưu (huyện Nho Quan): là một căn cứ cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam thời kỳ kháng Nhật và Pháp tại Ninh Bình, đồng thời được coi là quê hương của phong trào cách mạng ở Ninh Bình. Nơi đây được cơng nhận là một khu di tích lịch sử cách mạng cấp quốc gia.
Ngồi các di tích kể trên, tại Ninh Bình cịn nhiều di tích lịch sử cách mạng khác phục vụ tham quan du lịch (tham khảo thêm phụ lục 5) như Chiến dịch Hà Nam Ninh, phòng tuyến Tam Điệp, đồn Gián Khẩu,...
Di tích tâm linh nho giáo
Ninh Bình với lịch sử là cố đô phong kiến của Việt Nam nên nơi đây từng diễn ra sự phát triển mạnh mẽ của văn hóa và tơn giáo. Trong đó có sự phát triển
đan xen của nho giáo và phật giáo, để lại nhiều giá trị. Ngày nay còn nhiều nơi lưu trữ các giá trị này mà du khách có thể tham quan tìm hiểu như chùa Bích Động, chùa Nhất Trụ, chùa Địch Lộng, chùa Bái Đính, chùa Non Nước...
Ngồi các di tích, khu khu lịch kể trên, tại Ninh Bình cịn rất nhiều địa điểm tham quan du lịch văn hóa tâm linh khác (tham khảo thêm phụ lục 5) như: các đền thờ Trương Hán Siêu, đền Lý Quốc Sư, đền Thái Vi, cửa Thần Phù,...
Các lễ hội
Theo thống kê, Ninh Bình có 443 lễ hội truyền thống, trong đó cấp tỉnh 2 lễ hội, cấp huyện 13 lễ hội, cấp xã 428 lễ hội. Các lễ hội văn hóa ở Ninh Bình chủ yếu diễn ra ở mùa xuân, trừ số ít các lễ hội tưởng niệm ngày mất của các vị danh nhân. Dưới đây là một số lễ hội tiêu biểu (tham khảo thêm Phụ lục 7: Danh sách một số lễ
hội lớn ở Ninh Bình):
Lễ hội Trường Yên: Hội được tổ chức vào ngày mồng 10 đến 13 tháng 3 âm lịch hàng năm tại xã Trường Yên, Huyện Hoa Lư (Cố đô Hoa Lư).
Lễ hội đền Thái Vi: Hội được tổ chức hàng năm từ ngày 14 đến ngày 17 tháng 3 âm lịch tại thôn Văn Lâm, xã Ninh Hải, thị xã Hoa Lư.
Lễ hội đền Địch Lộng: Lễ hội được tổ chức vào hai ngày: mùng 6 và mùng 7 tháng 3 âm lịch tại chùa Địch Lộng thuộc xã Gia Thanh, huyện Gia Viễn.
Lễ hội chùa Bái Đính: diễn ra từ chiều ngày mùng 1 tết kéo dài đến hết tháng 3, khởi đầu cho những lễ hội hành hương về vùng đất cố đô Hoa Lư tỉnh Ninh Bình.
Lễ hội Báo bản Nộn Khê: Tổ chức vào ngày 14 tháng giêng âm lịch tại đình làng Nộn Khê, xã Yên Từ, huyện Yên Mô.
Lễ hội đền Nguyễn Công Trứ: Tổ chức từ ngày 13 đến 15 tháng 11 âm lịch tại đền Nguyễn Công Trứ thuộc xã Quang Thiện, huyện Kim Sơn.
Ninh Bình là một trong những tỉnh nằm ở vùng duyên hải thuộc châu thổ sông Hồng, có những nét đặc thù riêng của nền văn minh lúa nước, của văn hố sơng Hồng, trong đó có văn hoá ẩm thực. Mỗi vùng miền trên dải đất này lại có những món đặc sản riêng khơng chỉ hợp khẩu vị với người dân sở tại mà còn làm cho nhiều du khách cả trong nước và quốc tế đến đây thích thú, say lịng.
Đến với vùng đất mở Kim Sơn, nhiều đoàn khách khi về đây, khơng chỉ tìm đến nhà thờ Đá, mà cịn khơng qn thưởng thức bát bún mọc, món gỏi Nhệch, nhâm nhi với ly rượu nếp Lai Thành. Bún mọc Quang Thiện lại mang một nét đặc trưng khá độc đáo với sợi bún trắng, dẻo, săn tròn và những viên mọc trắng hồng, trong suốt, thơm ngọt.
Đến với Yên Mô, du khách sẽ được thưởng thức đặc sản nem Yên Mạc, rượu Yên Lâm, bánh đa chợ Lồng. Ngày nay nem Yên Mạc đã vươn xa, có mặt ở nhiều khách sạn, nhà hàng cả trong và ngoài tỉnh. Nem Yên Mạc do được tinh chế khá công phu, sợi nem nhỏ, đỏ hồng, rời, tươi, ướp gia vị là lá ổi để được hàng tuần, nên trong ngày Tết không chỉ ở Ninh Bình mà khơng ít người từ Nam Định, Hà Nội, Hải Phịng cịn tìm về mua để dùng đãi khách quý.
Đến với thành phố trung tâm tỉnh lỵ hay đến với Hoa Lư với đất kinh đô xưa lại có những món ăn, một phong cách ẩm thực độc đáo. Đó là những món ăn được chế biến từ dê như: tái dê, dê hấp, dê áp chảo. Dê được chăn thả trên những dãy núi đá trập trùng, chất bổ dưỡng cao, có tác dụng chữa bệnh, nên hầu như số đông khách du lịch về Ninh Bình đều tìm đến thưởng thức. Ở thành phố Ninh Bình cịn có món cơm cháy Hương Mai, miến lươn bà Phấn vốn đã nổi tiếng gần xa. Đất Cố đô không ai không biết đến cá rô Tổng Trường, ngày xưa là thứ đặc sản tiến vua, được đánh bắt từ những triền hang, lòng động.
Làng nghề truyền thống
Ninh Bình hiện có 60 làng nghề truyền thống, trong đó có 36 làng nghề được UBND tỉnh Ninh Bình cơng nhận, gồm có 16 làng nghề chế biến cói, 5 làng nghề chế tác đá mỹ nghệ, 4 làng nghề thêu ren, 5 làng nghề mây tre đan, 1 làng nghề sản
xuất cốt chăn bông, 2 làng nghề bún, 2 làng nghề mộc, 1 nghề làng gốm mỹ nghệ. Ngành Du lịch Ninh Bình có kết nối tour đến các điểm làng nghề truyền thống đặc trưng của địa phương như:
- Nghề đá mỹ nghệ Ninh Vân: nghề đá phát triển mạnh ở Ninh Vân, Hoa Lư với các sản phẩm ở cố đô Hoa Lư và khắp Việt Nam như tượng đài Lê Lợi ở Thanh Hóa, tượng đá Quan Trung ở Bình Định, tượng đài chiến sỹ ở Đồng Lộc v.v.
- Làng hoa Ninh Phúc ở thành phố Ninh Bình với đa dạng các lồi hoa cung cấp cho khu vực miền Bắc và Bắc Trung Bộ.
- Làng nghề cói Kim Sơn: sản xuất các loại đồ dùng, hàng xuất khẩu và phục vụ khách du lịch.
- Làng nghề thêu ren Văn Lâm ở khu du lịch Tam Cốc – Bích Động: là làng nghề truyền thống phát triển từ thời nhà Trần.
- Các làng nghề khác: làng nghề Phúc Lộc sản xuất đồ gỗ, đá cảnh Bình Khang…
Nghệ thuật hát “xẩm”
“Xẩm” là một loại hình dân ca của miền Bắc, phổ biến ở đồng bằng và trung du Bắc Bộ. Hiện nay, tỉnh Ninh Bình với nghệ nhân Hà Thị Cầu được coi là người hát xẩm cuối cùng của thế kỷ 20. Tỉnh Ninh Bình đang có những nỗ lực đệ trình UNESCO cơng nhận hát xẩm là di sản văn hóa phi vật thể của thế giới.