Chương 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHIẾN LƯỢC KINH DOANH
2.2. Phân tích các yếu tố môi trường tác động lên sự phát triển của ngành du
2.2.1.2. Tình hình kinh tế, chính trị Việt Nam
rộng sang phát triển kinh tế theo chiều sâu.
Những năm đầu của thế kỷ XXI nền kinh tế thế giới tiếp tục phát triển với tốc độ tăng trưởng ổn định và phát triển theo xu hướng quốc tế hoá nền kinh tế thế giới. Xu hướng liên kết toàn thế giới thành một thị trường thống nhất đang được đẩy mạnh, các quốc gia tăng cường mở rộng các quan hệ quốc tế, tạo cơ hội đầu tư giao thương kinh tế mở rộng thị trường. Toàn cầu hoá và khu vực hoá đã đưa nền kinh tế thế giới chuyển biến nhanh chóng bước vào thời kỳ cạnh tranh toàn cầu làm gia tăng các rủi ro kinh tế (khủng hoảng kinh tế, sụt giảm của thương mại toàn cầu,…)
Đến nay, nền kinh tế tồn cầu đang trong q trình phục hồi sau nhiều biến động của cuộc khủng hoảng tài chính dẫn tới suy thối kinh tế tồn cầu năm 2008. Một số khu vực đã hồi sinh trở lại, những khu vực khác vẫn đang phải vật lộn với khủng hoảng, khó khăn chồng chất ở một số quốc gia thuộc khu vực Đông và Trung Âu. Theo Quỹ tiền tệ Quốc tế (IMF) kinh tế thế giới năm 2011 tăng trưởng 4% và dự báo năm 2012 vẫn giữ mức đó, thấp hơn nhiều so với các năm trước. Dự báo trong năm 2013, con số này có thể tiếp tục giảm xuống 3,2%.
Chính trị
Nhìn tổng thể trên thế giới, hồ bình hợp tác và phát triển vẫn tiếp tục là xu thế chủ đạo. Tình hình xung đột vũ trang cục bộ, bất ổn chính trị, mâu thuẫn sắc tộc, tôn giáo, khủng bố, tranh chấp biên giới lãnh thổ, tài nguyên, thiên tai,…diễn ra ở một số nơi. Chủ nghĩa ly khai đã và đang trỗi dậy tạo ra thách thức mới đối với một số quốc gia, khu vực trên thế giới, ảnh hưởng lớn đến ngành du lịch toàn cầu. Trong bối cảnh đó, dịng khách du lịch thế giới đang hướng tới những khu vực có nền chính trị ổn định, kinh tế phát triển; đặc biệt là dịng khách du lịch thế giới đang có xu thế chuyển dần sang khu vực Đơng Á - Thái Bình Dương và Đông Nam Á, những nơi có nền kinh tế phát triển năng động và nền chính trị hịa bình ổn định.
2.2.1.2. Tình hình kinh tế, chính trị Việt Nam Kinh tế Kinh tế
Kinh tế Việt Nam tiếp tục đạt tốc độ tăng trưởng khá trước ngưỡng cửa thập niên thứ II của thế kỷ XXI, là một trong số rất ít nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng khá cao của khu vực và thế giới, thu nhập bình quân đầu người năm 2011 đạt 1300, và dự kiến đạt 1468 USD vào năm 2012. Mức sống ngày càng nâng cao, nếu như trước đây nhu cầu du lịch chỉ dành cho một số ít người dân có thu nhập cao thì nay nhu cầu này trở nên phổ biến trong nhiều thành phần dân cư.
Việt Nam gia nhập WTO năm 2006 phải thực hiện đầy đủ các cam kết quốc tế, nên khả năng cạnh tranh của nền kinh tế cịn thấp trong q trình hội nhập với thế giới. Các doanh nghiệp trong nước luôn phải đối mặt với nhiều thách thức trong cạnh tranh ngay cả trên chính thị trường của mình.
Đến năm 2008 cuộc khủng hoảng tài chính và suy thối kinh tế toàn cầu đã tác động xấu đến kinh tế Việt Nam. Việt Nam phải đối mặt với những khó khăn về vấn đề thị trường bị thu hẹp, thương mại xáo trộn, lạm phát, tỷ giá, giá vàng biến động mạnh, lãi suất tăng cao, thị trường chứng khoán suy giảm…Theo báo cáo tổng kết tình hình kinh tế năm 2011 của Chính phủ thì tăng trưởng năm 2011 đạt 5,89% cao thứ ba toàn Châu Á, nhưng là mức thấp nhất của Việt Nam trong một thập kỷ trở lại đây. Dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2012 ước đạt 6,12%.
Chính trị
Tình hình chính trị-xã hội ở Việt Nam ổn định trong điều kiện thế giới có nhiều chuyển biến phức tạp như tình hình rối loạn chính trị ở Thái Lan, khủng hoảng quan hệ Triều Tiên - Hàn Quốc, Nhật – Trung và hàng loạt vụ đánh bom khủng bố ở nhiều nước trên thế giới…làm cho Việt Nam được xem là điểm đến an toàn cho du khách quốc tế. Trên trường quốc tế vị thế của Việt Nam ngày càng được nâng cao, hình ảnh một Việt Nam hồ bình, ổn định, an ninh và mến khách được khẳng định, nhiều tổ chức nghiên cứu du lịch bình chọn Việt Nam là điểm đến an toàn - thân thiện nhất khu vực Châu Á-Thái Bình Dương.