Áp lực cạnh tranh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng chiến lược kinh doanh công ty du lịch ninh bình đến năm 2020 (Trang 52 - 56)

Chương 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHIẾN LƯỢC KINH DOANH

2.2. Phân tích các yếu tố môi trường tác động lên sự phát triển của ngành du

2.2.1.6. Áp lực cạnh tranh

Thế kỷ XXI, nền kinh tế thế giới bước vào q trình tồn cầu hố mạnh mẽ, đưa tới nhiều thuận lợi cho việc phát triển ngành du lịch nhưng đồng thời cũng mang lại sự cạnh tranh ngày càng gay gắt. Các quốc gia, tổ chức du lịch đều tăng cường đẩy mạnh các chiến lược kinh doanh, tìm kiếm hợp tác trong cạnh tranh, đầu tư nâng cao chất lượng dịch vụ phục vụ du khách ngày càng hiện đại hơn, chuyên nghiệp hơn. Trong bối cảnh đó, ngành du lịch Việt Nam mặc dù đã phát huy các lợi thế đạt được những kết quả vượt bậc nhưng cũng còn nhiều hạn chế, khả năng cạnh tranh kém xa so với các nước trong khu vực và thế giới.

Ở trong nước, các địa phương đều đẩy mạnh đầu tư và kinh doanh du lịch, với sự nổi lên của nhiều địa điểm du lịch nổi tiếng và có chất lượng. Đây đều là các đối thủ cạnh tranh của ngành du lịch Ninh Bình trong việc thu hút du khách đến với mình. Ninh Bình nằm trong khu vực phía bắc với nhiều điểm du lịch có khả năng cạnh tranh cao như: Hà Nội, Quảng Ninh, Thanh Hóa, Nam Định…với những sản phẩm du lịch đặc trưng, đa dạng, phong phú có chất lượng cao hấp dẫn thu hút khách trong nước và quốc tế. Với sự tương đồng về vị trí địa lý và sản phẩm du lịch, những địa phương này là những đối thủ trực tiếp tác động trực tiếp lên sự phát triển của ngành du lịch tỉnh Ninh Bình, cụ thể:

- Hà Nội:

Thủ đô Hà Nội với lịch sử hơn 1000 năm tuổi có truyền thống văn hóa đa dạng và giàu bản sắc thực sự là một trung tâm du lịch lớn của Việt Nam. Với gần 5.000 di tích, danh thắng lịch sử, văn hóa, trong đó có hơn 2.000 di tích đã được xếp hạng với gần 800 di tích quốc gia, Hà Nội luôn là một trong những địa điểm thu hút nhiều du khách nội địa và quốc tế. Bên cạnh đó, với vị thế là thủ đơ, một trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa lớn của đất nước, Hà Nội có nhiều thế mạnh trong việc phát triển du lịch, đặc biệt là du lịch văn hóa, tâm linh và hội thảo.

Đến nay cơ sở hạ tầng Hà Nội ngày càng được mở rộng đầu tư phát triển. Đến với Hà Nội, du khách sẽ được tham quan các địa điểm nổi tiếng giàu truyền thống lịch sử như Lăng Chủ Tịch Hồ Chí Minh - Quảng trường Ba Đình, Hồ Hồn Kiếm, Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Chùa Một Cột, những thắng cảnh như Chùa Hương, Phố cổ, Hồ Tây,...các làng nghề truyền thống như gốm sứ Bát Tràng, lụa Vạn Phúc, đúc đồng Ngũ Xã,...những làng hoa nổi tiếng như Ngọc Hà, Tây Tựu,...Ngồi ra cịn có hàng nghìn địa điểm tham quan du lịch hấp dẫn khác. Bên cạnh đó du khách cịn được thưởng thức những món ăn đặc sản tạo lên danh tiếng ẩm thực thủ đô ngàn năm văn hiến như phở, chả cá lã vọng, kem Tràng Tiền,...

Công tác xúc tiến quảng bá du lịch Hà Nội đang được đẩy mạnh tạo ra những bước chuyển biến rõ rệt. Hà Nội cũng thực hiện xã hội hóa xúc tiến du lịch bằng cách khuyến khích doanh nghiệp tham gia cung cấp thơng tin du lịch miễn phí cho

du khách thông qua website, tờ rơi, bản đồ, catalogue, tạp chí. Tổ chức các đồn khảo sát, xúc tiến quảng bá du lịch Hà Nội tại các thị trường trọng điểm và tiềm năng. Bên cạnh đó là việc tổ chức các sự kiện văn hóa - lịch sử - xã hội như Đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long, Lễ hội hoa Hà Nội,...hay tổ chức các sự kiện quốc tế quan trọng để thơng qua đó đẩy mạnh quảng bá hình ảnh Việt Nam.

Theo Sở VHTT&DL Hà Nội, năm 2011 Hà Nội đón gần 1,9 triệu du khách quốc tế, tổng doanh thu du lịch ước đạt 30.000 tỉ đồng. Hệ thống lưu trú của Hà Nội được đầu tư nâng cấp với tổng số khoảng 1.751 cơ sở lưu trú với 25.532 buồng, tuy nhiên mới chỉ có 241 khách sạn được thẩm định cấp sao với hơn 12.000 buồng, trong đó có 13 khách sạn 5 sao, 14 khách sạn 4 sao và 192 khách sạn từ 1 đến 2 sao.

- Thanh Hóa:

Thanh Hóa là tỉnh cực Bắc miền Trung Việt Nam, cách thủ đơ Hà Nội khoảng 150 km về phía Nam, địa hình phức tạp với cả đồi núi (chiếm ¾ diện tích), đồng bằng, vùng chiêm trũng và biển. Đây là vùng đất có lịch sử lâu đời với nhiều thắng cảnh, di tích lịch sử, văn hóa có giá trị.

Thanh Hố có tiềm năng lớn về du lịch, là một trong những trọng điểm du lịch quốc gia. Với hàng nghìn di tích lịch sử gắn với quá trình dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam như Đền Bà Triệu, Đền thờ Lê Lai, Lê Lợi, thành nhà Hồ...và các danh lam thắng cảnh kỳ thú như bãi tắm biển Sầm Sơn tuyệt đẹp, khu nghỉ mát Hải Tiến, Hải Hoà, vườn quốc gia Bến En, động Từ Thức, suối cá “thần” Cẩm Lương, sân chim Tiến Nông…Với lợi thế về địa lý, giao thơng, Thanh Hố sẽ là điểm đến rất hấp dẫn đối với du khách trong và ngồi nước.

Thanh Hóa thực hiện khá tốt cơng tác quảng bá xúc tiến thương mại với việc thành lập Trung tâm Triển lãm & Xúc tiến du lịch, xây dựng website giới thiệu chi tiết về các hoạt động, dịch vụ du lịch tại tỉnh www.thanhhoatourism.gov.vn. Trung tâm đã thực hiện nhiều cuộc triển lãm giới thiệu về các sự kiện văn hóa, lịch sử và du lịch của tỉnh, đồng thời liên kết với các địa phương để thực hiện các chương trình, tour du lịch phục vụ du khách. Thanh Hóa đã có Trường Đại học Văn hóa, Thể Thao và Du lịch thuận lợi cho việc đào tạo nguồn nhân lực du lịch của tỉnh.

Năm 2011, tồn tỉnh ước đón được 3.365.000 lượt khách tăng 12,2% so với năm 2010, trong đó khách quốc tế đạt 43.000 lượt khách tăng 22,9% so với năm 2010. Doanh thu đạt 1.530 tỷ đồng, tăng 29,1% so với năm 2010.

Theo thông tin của Sở VHTT&DL Thanh Hóa, trên địa bàn tỉnh hiện nay có trên 1.000 doanh nghiệp hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực du lịch. Cơ sở lưu trú du lịch có 11.150 phịng, trong đó 55 khách sạn được xếp hạng từ 1 đến 4 sao. Các cơ sở lưu trú tại các khu du lịch ngày càng được nâng cấp tạo điều kiện thuận lợi cho khách du lịch lưu trú trong quá trình tham quan, nghỉ dưỡng.

- Nam Định:

Nam Định là tỉnh đồng bằng ven biển nam châu thổ sông Hồng, cách Hà Nội 90 km. Nguồn tài nguyên du lịch khá đa dạng bao gồm tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn có khả năng tổ chức các loại hình du lịch văn hoá, du lịch sinh thái.

Trên địa bàn tỉnh Nam Định có 1.655 di tích lịch sử văn hố, trong đó 268 di tích đã được xếp hạng với 74 di tích xếp hạng cấp quốc gia và 194 di tích xếp hạng cấp tỉnh. Nhiều quần thể di tích có giá trị lịch sử, văn hoá và kiến trúc gắn liền với các lễ hội truyền thống mang đậm bản sắc dân tộc như: quần thể di tích văn hố Trần, Phủ Dày, Chùa Cổ Lễ, Chùa Keo Hành Thiện,...

Nam Định có 72 km bờ biển với những bãi biển đã được khai thác, xây dựng thành các khu du lịch biển hấp dẫn như Thịnh Long, Quất Lâm, Vườn Quốc gia Xuân Thuỷ. Tỉnh có trên 70 làng nghề trong đó có nhiều làng nghề nổi tiếng được nhiều người biết đến như làng nghề chạm, khảm gỗ La Xuyên, sơn mài Cát Đằng, đúc đồng Tống Xá, mây tre đan Vĩnh Hào, dệt lụa Cổ Chất, cây cảnh Vị Khê...

Đến Nam Định du khách sẽ được thưởng thức những loại hình nghệ thuật và trò trơi dân gian gắn liền với đời sống của nhân dân lao động vùng văn minh lúa nước như: chèo cổ, rối nước, cờ đèn dưới nước, hoa trượng hội, bắt vịt, bơi chải…Ngồi ra du khách cịn được thưởng thức những đặc sản nổi tiếng nơi đây như: phở Nam Định, bánh cuốn làng Kênh, bánh gai bà Thi, Kẹo lạc Sìu Châu,…

Cơng tác quảng bá xúc tiến Du lịch của Nam Định mặc dù đã có nhiều chuyển biến tích cự tuy nhiên cịn nhiều hạn chế. Trung tâm Thông tin Xúc tiến du

lịch được thành lập với website giới thiệu chi tiết về các hoạt động, dịch vụ du lịch tỉnh www.dulichnamdinh.com.vn. Trung tâm đã thực hiện nhiều cuộc triển lãm giới thiệu về các sự kiện văn hóa, lịch sử và du lịch của tỉnh, đồng thời liên kết với các địa phương để thực hiện các chương trình, tour du lịch phục vụ du khách.

Hiện nay số lượng cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch và cơ sở lưu trú du lịch trên địa bàn tỉnh tăng 17 lần so với năm 1997. Cả tỉnh có 3.412 buồng phịng khách sạn trong đó số buồng phịng đạt tiêu chuẩn từ 1 - 3 sao đạt khoảng 70%. Thu nhập du lịch năm 2011 đạt khoảng 350 tỉ, tăng gấp 23 lần so với năm 1997.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng chiến lược kinh doanh công ty du lịch ninh bình đến năm 2020 (Trang 52 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)