Những hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng và giải pháp điều hành tỷ giá tại việt nam (Trang 75 - 79)

CHƯƠNG 1 : KHUNG LÝ THUYẾT VỀ ĐIỀU HÀNH TỶ GIÁ

3.4 Đánh giá thực trạng điều hành tỷ giá tại Việt Nam

3.4.2 Những hạn chế và nguyên nhân

• Tỷ giá chưa phản ảnh đúng thực trạng cung – cầu ngoại tệ.

Trong thời gian qua đã xố bỏ sự áp đặt trong việc thiết lập tỷ giá, sự bao cấp thơng qua tỷ giá của Nhà nước. Khoảng cách giữa tỷ giá chính thức và tỷ giá thị trường “chợ đen” dần dần được thu hẹp. Tuy nhiên, diễn biến tỷ giá cịn nhiều phức tạp. Thực tế cho thấy, lạm phát ở Việt Nam cao hơn rất nhiều so với lạm phát nước ngồi, đặc biệt là lạm phát của Mỹ.

Tuy nhiên, mức độ giảm giá của VND lại khơng ở mức tương ứng. VND

theo đĩ được đánh giá khá cao so với sức mua của nĩ. Điều này làm giảm khả năng cạnh tranh của hàng Việt Nam do giá hàng xuất tính bằng ngoại tệ trở nên đắt hơn, thể hiện ở tình trạng nhập siêu ngày càng nghiêm trọng.

Ngồi ra, việc điều chỉnh tỷ giá cơ bản (tỷ giá cơng bố) hằng ngày của

NHNN chưa linh hoạt. Cĩ những thời kỳ tỷ giá cơ bản gần như khơng thay đổi, nhưng sau đĩ khi cầu ngoại tệ trên thị trường quá lớn, NHNN lại phá giá mạnh

đồng tiền thể hiện là tăng 2% thậm chí 3.36% vào ngày 11/2/2010, rồi đến tháng

8/2010 lại phá giá thêm lần nữa trước khi làm lễ hội ngàn năm Thăng Long với tỷ lệ 2.09%. Đến ngày 11/02/2011 Nhà nước Việt Nam quyết định phá giá tiền đồng 8,5% và cam kết quản lý tiền tệ linh hoạt hơn. Việc điều chỉnh tỷ giá chưa linh hoạt làm gia tăng hiện tượng đầu cơ, găm giữ ngoại tệ của các tổ chức, gây khan hiếm

ngoại tệ giả, làm thị trường ngoại tệ khơng ổn định, ảnh hưởng đến mức tăng

trưởng kinh tế.

Bên cạnh đĩ, tình trạng định giá cao VND cũng khiến VND luơn chịu sức

ép giảm giá làm tỷ giá niêm yết tại các NHTM thường xuyên trong tình trạng trần

biên độ. Nghiêm trọng hơn, tại những thời điểm căng thẳng do thiếu hụt ngoại tệ,

tỷ giá niêm yết kịch trần tại các NHTM thấp hơn rất nhiều so với tỷ giá thị trường tự do. Các NHTM đã thực hiện nhiều “thủ thuật” nhằm lách trần để giao dịch với

chênh lệch vào phí thanh tốn quốc tế, phí tài trợ ngoại thương thương, hoặc giao dịch thơng qua đồng tiền thứ ba.

• Sự kết hợp giữa chính sách tỷ giá với các chính sách quản lý vĩ mơ khác đã

cĩ nhưng chưa hài hồ.

Mặc dù Chính phủ đã quan tâm đến tính đồng bộ trong việc ban hành các

chính sách quản lý vĩ mơ. Tuy nhiên, trong một số thời kỳ nhất định, các chính

sách này cịn thể hiện nhiều điều bất cập. Năm 2009, để hỗ trợ nền kinh tế vượt qua

khủng hoảng, Chính phủ đã ban hành chính sách hỗ trợ lãi suất 4% đối với các

khoảng vay bằng VND, làm mức chênh lệch lãi suất VND và USD thu hẹp trong khi tỷ giá VND/USD luơn cĩ xu hướng gia tăng. Tận dụng lợi thế này, các doanh nghiệp cĩ ngoại tệ găm giữ USD trên tài khoản tiền gởi, khi cĩ nhu cầu vốn họ vay VND. Các nhà nhập khẩu thay vì vay USD thì chuyển sang vay VND sau đĩ mua USD để thanh tốn với đối tác nước ngồi. Các NHTM thiếu vốn VND, thừa vốn USD làm USD trên thị trường khan hiếm tạo áp lực tăng tỷ giá VND/USD.

Ngồi việc khơng đạt được mục tiêu chính sách tiền tệ, việc phối hợp khơng

hài hịa giữa tỷ giá và các chính sách vĩ mơ khác cĩ thể gây ra tình trạng bất ổn

trong nền kinh tế. Chẳng hạn như năm 2007, trước áp lực tăng giá trị đồng nội tệ,

NHNN đã tung một lượng tiền lớn để mua USD. Số liệu về lượng tiền tung ra

khơng được NHNN chính thức cơng bố nhưng theo dự tính cung tiền tăng 135%. Mặc dù ngân hàng NHNN đã sử dụng nghiệp vụ trung hịa để rút bớt VND khỏi lưu thơng nhưng với mức cung tiền lớn và đột biến vào lưu thơng để duy trì tỷ giá cố định đã làm cho lạm phát tăng rất cao, đến 23% năm 2008.

• Thị trường ngoại tệ liên ngân hàng hoạt động chưa hiệu quả.

Thị trường ngoại tệ liên ngân hàng trong thời qua chưa phản ảnh đúng thực trạng kinh doanh ngoại hối của nền kinh tế.

Nguyên nhân trước hết là do NHNN chưa thực hiện tốt chức năng là người

nước ngồi. Các doanh nghiệp cĩ nhu cầu chuyển ngoại tệ sang nội tệ để kinh

doanh. Tỷ giá giảm. Để cân đối thị trường và bổ sung nguồn dự trữ, lẽ ra NHNN

phải mua ngoại tệ vào, nhưng điều này đã khơng đuợc thực hiện một cách tương

thích. Để rồi vài tháng sau đĩ, tỷ giá VND/USD tăng giá, NHNN khơng đủ nguồn dự trữ để can thiệp thị trường, bình ổn tỷ giá.

Thứ hai, Chính phủ chưa tập trung được nguồn ngoại tệ. Mặc dù, kim ngạch xuất khẩu luơn tăng, nguồn vốn nước ngồi, kiều hối khá phong phú nhưng một lượng lớn ngoại tệ đã được lưu giữ trong dân cư, trên tài khoản của doanh nghiệp xuất nhập khẩu, hoặc tại kho qũy của các NHTM. Nguồn ngoại tệ tập trung cho qũy dự trữ ngoại hối của NHNN cịn hạn hẹp. Cung cầu ngoại tệ luơn bị mất cân

đối, tạo áp lực xấu lên cán cân thanh tốn, và làm cho tỷ giá luơn cĩ xu hướng gia

tăng.

Ngồi ra, các nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ trên thị trường như kỳ hạn, hốn đổi, quyền chọn tiền tệ sau một thời kỳ hoạt động đã phải tạm ngưng giao

dịch. Tỷ giá của các giao dịch này cịn mang tính áp đặt chủ quan. Các giao dịch tương lai chưa được phép thực hiện, những điều này làm hạn chế tính linh hoạt của thị trường ngoại hối.

• Hoạt động kinh doanh ngoại tệ của các NHTM chưa thật sự bình đẳng giữa

các thành phần kinh tế.

Mặc dù trong tất cả các văn bản của Chính phủ và NHNN đều yêu cầu đối xử bình đẳng giữa các thành phần kinh tế. Nhưng trong thực tế, các doanh nghiệp

nhà nước, các tập đồn vẫn nhận được nhiều ưu ái trong việc mua USD tại thời

điểm khan hiếm ngoại tệ. Các cơng ty tư nhân, các doanh nghiệp vừa và nhỏ

thường phải trả thêm một khoản phí khá lớn để cĩ thể thực hiện các khoản thanh tốn với nước ngồi. Như vậy, cĩ thể nĩi, một sân chơi thực sự bình đẳng giữa các

thành phần kinh tế, chỉ mới được thực hiện ở một vài nơi, vài cấp mà vấn đề kinh

Nguyên nhân của các tồn tại đĩ là chính sách tỷ giá chưa hồn chỉnh. Việc

hoạch định chính sách tỷ giá cịn mang tính ngắn hạn, bị động. Các cơng cụ chưa

được phối hợp hài hồ, việc xác định và cơng bố tỷ giá cơ bản cịn khập khểnh,

khơng kịp với biến động cung cầu ngoại tệ trong nền kinh tế. Quỹ dự trữ ngoại hối quốc gia thấp và thiếu ổn định ... Ngồi ra, một số hạn chế trong điều hành tỷ giá cịn phát sinh từ bản thân của nền kinh tế. Đĩ là, nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng nhanh chủ yếu nhờ thâm dụng vốn và sức lao động, Nhà nước chưa cĩ biện pháp giải quyết dứt điểm nạn buơn lậu, gian lận thương mại trong nền kinh tế, hoạt động

“ngầm” của nền kinh tế vẫn chiếm tỷ trọng đáng kể trong xã hội. Cán cân thanh

tốn vãng lai thường xuyên thâm hụt, bội chi ngân sách ngày càng tăng, hiệu quả sử dụng vốn thấp, vốn vay mượn nợ nước ngồi chưa được kiểm sốt tốt. Sự phối

hợp giữa chính sách tài khĩa và chính sách tiền tệ chưa đồng bộ, các biện pháp

quản lý kinh tế vĩ mơ chưa được phát triển hài hồ và đúng mức. Sự yếu kém trong

quản lý và kinh doanh tiền tệ, tệ quan liêu, tham nhũng chưa được xử lý nghiêm

khắc... Đây là những vấn đề rất nhạy cảm, phức tạp và nan giải.

Kết luận chương 3

Chương ba điểm lại thực trạng điều hành tỷ giá cũng như tác động của nĩ đến cán cân thương mại và đầu tư quốc tế. Thực trạng quản lý ngoại hối từ năm 1999 là năm NHNN thực hiện cơ chế tỷ giá thả nổi cĩ kiểm sốt đến năm 2010. Cơ chế tỷ giá hối đối ảnh hưởng đến thị trường ngoại hối trong nước. Ngồi ra, tác giả kiểm

định tỷ giá với xuất khẩu và nhập khẩu từ năm 1999-2010 nhằm mục đích là qua

cơng cụ tỷ giá để cĩ giải pháp đối với xuất khẩu và nhập khẩu nước ta; đồng thời cũng kiểm định tác động của tỷ giá đối với cán cân thương mại, với kết quả kiểm

định điều kiện Marshall-Lerner thì Việt Nam khơng nên phá giá mạnh tiền tệ trong

giai đoạn hiện nay. Qua nghiên cứu, tác giả cũng chỉ ra những thành tựu và hạn chế trong điều hành tỷ giá của Việt Nam.

CHƯƠNG 4: MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ VỀ ĐIỀU HÀNH TỶ GIÁ

Ở VIỆT NAM

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng và giải pháp điều hành tỷ giá tại việt nam (Trang 75 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)