Quan điểm về quản lý nợ xấu của ngân hàng thương mại

Một phần của tài liệu Quản lý nợ xấu tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh hà nam (Trang 26 - 27)

1.2. Quản lý nợ xấu của ngân hàng thương mại

1.2.1. Quan điểm về quản lý nợ xấu của ngân hàng thương mại

Hoạt động tín dụng của NHTM ln chứa đựng những rủi ro và khả năng phát sinh nợ xấu là một biểu hiện rõ nhất của RRTD. Nợ xấu phát sinh sẽ tác động tiêu cực đến hoạt động kinh doanh của NHTM và nền kinh tế. Vì thế, việc xác định mức rủi ro mà NHTM có thể chấp nhận, từ đó có những biện pháp ngăn ngừa, kiểm sốt rủi ro và xử lý tổn thất là việc làm cần thiết và mang lại hiệu quả trong hoạt động tín dụng của các NHTM.

Theo Nguyễn Hữu Hải (2010), quản lý là sự tác động có tổ chức, có định hướng của chủ thể lên các đối tượng nhằm đạt được những mục tiêu định trước. Trong khi đó Nguyễn Thị Ngọc Huyền và cộng sự (2012) cho rằng, quản lý là quá trình lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo và kiểm soát các nguồn lực và hoạt động của tổ chức nhằm đạt được mục đích, mục tiêu của tổ chức với hiệu lực và hiệu quả cao một cách bền vững trong điều kiện môi trường ln ln biến động.

Từ những khái niệm trên, có thể thấy rằng thuật ngữ quản lý đã trở nên phổ biến và được nhiều tác giả đề cập đến. Trong giới hạn của đề tài nghiên cứu này, có thể hiểu khái niệm quản lý là sự tác động liên tục có tổ chức, có định hướng của chủ thể (người quản lý) đến khách thể (đối tượng quản lý) về bằng hệ thống luật lệ, chính sách, nguyên tắc, phương pháp và biện pháp cụ thể nhằm tạo ra môi trường và điều kiện cho sự phát triển của đối tượng.

và hoạt động quản lý riêng đối với từng mảng nghiệp vụ của NHTM cũng không tách rời các quan điểm và công việc chung như trên. Do đó, quản lý hoạt động tại một tổ chức là NHTM nói chung và quản lý nợ xấu của NHTM là: quá trình xây dựng và thực thi các chiến lược, các chính sách quản lý và kinh doanh tín dụng nhằm đạt được các mục tiêu an tồn, hiệu quả và phát triển bền vững, trong đó tăng cường các biện pháp nhằm nhận diện, đo lường, phòng ngừa nợ xấu, đi kèm với việc xử lý các khoản nợ xấu đã phát sinh từ đó làm tăng doanh thu, giảm chi phí nâng cao, hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTM.

Dưới góc độ Chi nhánh NHTM, quản lý nợ xấu là quá trình thực hiện các hoạt động nhận diện, đo lường, ngăn ngừa và xử lý các khoản nợ xấu đã phát sinh, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của Chi nhánh NHTM. Theo đó, mục tiêu của quản lý nợ xấu là hướng vào việc đảm bảo tính an tồn, hiệu quả của hoạt động tín dụng và khơng ngừng nâng cao CLTD của Chi nhánh NHTM. Quản lý nợ xấu phải hướng vào mục tiêu kiểm soát nợ xấu ở mức độ mà Chi nhánh NHTM có thể chấp nhận trên cơ sở cân đối giữa rủi ro và lợi nhuận kỳ vọng của NHTM trong từng giai đoạn cụ thể. Hay nói cách khác, quản lý nợ xấu phải ln nhằm vào việc kiểm soát tỷ lệ nợ xấu ở mức hợp lý để đảm bảo an toàn trong hoạt động kinh doanh của mỗi Chi nhánh NHTM bằng hệ thống các chính sách, các biện pháp và các cơng cụ quản lý của mỗi NHTM.

Một phần của tài liệu Quản lý nợ xấu tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh hà nam (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(103 trang)
w