Những hạn chế

Một phần của tài liệu Quản lý nợ xấu tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh hà nam (Trang 74 - 76)

2.3. Đánh giá thực trạng quản lý nợ xấu tại Agribank Chi nhánh Hà Nam

2.3.2. Những hạn chế

Mặc dù đã có một số kết quả đạt được, nhưng cơng tác quản lý nợ xấu tại Agribank Chi nhánh Hà Nam vẫn còn tồn tại một số hạn chế nhất định:

Thứ nhất, cơng tác nhận diện RRTD phịng ngừa nợ xấu từ xa chưa được thực hiện hiệu quả. Công tác này của Chi nhánh chưa được thực hiện một cách thường xuyên, thường là theo tháng, quý nhằm phục vụ công tác phân loại nợ là chủ yếu. Các dấu hiệu cảnh báo sớm là chưa đầy đủ nên RRTD phát sinh cũng là lúc mới phát hiện các dấu hiệu rủi ro.

Thứ hai, công tác đo lường nợ xấu chưa được thực hiện tốt. Chất lượng cơng tác phân tích, xếp hạng tín nhiệm khách hàng chưa cao, các nội dung phân tích chưa đầy đủ, đặc biệc là sự thiếu chính xác trong định giá TSĐB. Bên cạnh đó, CBTD chưa tích cực thu thập thông tin về khách hàng từ các đối tác, các cơ quan chức năng, từ các ngân hàng mà khách hàng có quan hệ tiền gửi, tín dụng,… Phân tích ngành cũng là nhiệm vụ quan trọng nhưng lại khá khó khăn với CBTD (bởi trình độ chun mơn chưa đảm bảo).

Thứ ba, cơng tác ngăn ngừa nợ xấu cịn chưa được chú trọng thực hiện. Kiểm sốt tín dụng trong và sau khi cho vay cịn rất lỏng lẻo, chưa được thực hiện đầy đủ và nghiêm túc. CBTD chưa thật sự theo dõi sát sao trong quá trình giải ngân, chứng từ giải ngân cịn thiếu. Đặc biệt, cơng tác kiểm tra khách hàng khi vay vốn chưa thật sự tốt. Trong khi Chi nhánh chưa đưa ra được những chế tài đủ mạnh để đảm bảo CBTD phải thực hiện nghiêm túc quy trình này một cách hiệu quả.

Thứ tư, các biện pháp xử lý nợ chưa thật sự đa dạng, chủ yếu xử lý bằng quỹ dự phòng rủi ro. Việc xử lý nợ bằng quỹ dự phòng rủi ro chưa giải quyết được tận gốc của vấn đề RRTD, trong khi đó biện pháp cơ cấu lại thời hạn trả nợ, phối hợp với khách hàng giải quyết nợ xấu chưa được thực hiện hiệu quả, bởi CBTD chưa đủ khả năng và trình độ để có thể đưa ra phương án tốt nhất, được sự đồng thuận các bên.

Thứ năm, những hạn chế trên đã khiến một số chỉ tiêu kết quả quản lý nợ xấu chưa được như kỳ vọng:

- Nợ xấu đang có xu hướng gia tăng. Theo đó, tổng nợ xấu của Agribank Chi nhánh Hà Nam đã tăng từ mốc 91,3 tỷ đồng năm 2017 lên tới 114,2 tỷ đồng năm 2019. Tốc độ gia tăng đạt khoảng trên 10%/năm. Điều này tiềm ẩn những nguy cơ cao đối với cơng tác quản lý tín dụng nói chung và nợ xấu nói riêng của Chi nhánh.

- Tỷ trọng nợ có khả năng mất vốn trong tổng nợ xấu có xu hướng tăng nhanh. Nợ có khả năng mất vốn tăng từ mốc 19,3 tỷ đồng năm 2017 lên thành 28,2 tỷ đồng năm 2019, với tỷ trọng trong tổng nợ xấu tăng từ 21% năm 2017 lên đến 25% năm 2019. Điều này là dấu hiệu cho thấy nợ xấu của Chi nhánh đang có xu hướng tăng và tập trung vào nhóm nợ có nguy cơ RRTD cao nhất, là nợ có khả năng mất vốn.

- Tốc độ tăng trưởng nợ xấu đang có xu hướng tăng nhanh hươn so với tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng. Tốc độ tăng trưởng nợ xấu/Tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng tăng từ 0,97 lần vào năm 2017 lên 1,07 lần năm 2018 và lên đến 1,13 lần năm 2019. Điều này cho thấy công tác phát triển, mở rộng tín dụng của Chi nhánh vẫn chưa thật sự bền vững và còn chứa nhiều RRTD.

- Tỷ lệ nợ xấu của Chi nhánh đang có dấu hiệu gia tăng. Mặc dù nằm trong mức cho phép của Agribank Việt Nam, nhưng tỷ lệ này đang tăng từ 1,51% năm 2017 lên thành 1,54% năm 2019.

- Tỷ lệ KHCN phát sinh nợ xấu đang gia tăng. Năm 2017, con số KHCN có phát sinh nợ xấu trên tổng số KHCN vay vốn là 4,78%, nhưng đến năm 2019 đã là 5,65%. Tỷ lệ KHCN phát sinh nợ xấu gia tăng của Chi nhánh Hà Nam chủ yếu nằm trong đối tượng hộ nông dân và các hộ kinh doanh nhỏ lẻ, cho thấy Chi nhánh cần

có những giải pháp hữu hiệu hơn để hạn chế mức tăng trưởng này.

Một phần của tài liệu Quản lý nợ xấu tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh hà nam (Trang 74 - 76)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(103 trang)
w