Định hướng hoạt động tín dụng và yêu cầu đặt ra trong quản lý nợ xấu của

Một phần của tài liệu Quản lý nợ xấu tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh hà nam (Trang 79 - 82)

Agribank Chi nhánh Hà Nam

3.1.1. Định hướng hoạt động tín dụng

Với phương châm vì sự thịnh vượng của khách hàng và sự phát triển bền vững của khách hàng và ngân hàng. Định hướng hoạt động tín dụng của Agribank Chi nhánh Hà Nam trong những năm tới là:

-Bám sát mục tiêu, định hướng của Agribank Việt Nam, tiếp tục đầu tư các dự án truyền thông, tập trung cho vay lĩnh vực nông nghiệp nông thôn, nâng mức cho vay đối với các hộ gia đình và cá nhân đủ điều kiện, có phương án SXKD khả thi có hiệu quả.

-Tăng cường cơng tác huy động vốn để đáp ứng đủ cho cơng tác tín dụng. Tiếp tục lựa chọn định hướng kinh doanh đã lựa chọn, điều chỉnh chiến lược kinh doanh phù hợp với xu thế phát triển của nền kinh tế, đảm bảo tăng trưởng đều và vững chắc;

-Mở rộng quy mô gắn với nâng cao CLTD (giảm nợ quá hạn, nợ xấu; tăng hiệu suất sử dụng vốn tín dụng) và hiệu quả kinh doanh;

-Tiếp tục duy trì và mở rộng tín dụng với doanh nghiệp vay vốn truyền thống, tín nhiệm tại chi nhánh, các doanh nghiệp, các hộ gia đình sản xuất kinh doanh có tính ổn định và hiệu quả. Tăng cường tiếp cận và mở rộng cho vay DNVVN. Mặt khác tăng cường cơng tác kiểm tra, kiểm sốt nghiệp vụ, nâng cao chất lượng công tác thẩm định, đảm bảo các khoản cho vay thu đầy đủ, kịp thời cả gốc và lãi;

-Tập trung khai thác cho vay tiêu dùng, thấu chi đối với cán bộ viên chức, công chức các ngành trường học, xã, thị trấn, người có thu nhập ổn định; lập danh sách phân

công cán bộ tiếp cận, nắm bắt, tuyên truyền, vận động đến từng cơ quan, ban ngành, trường học hiện có trên địa bàn nhằm khai thác, đáp ứng nhu cầu tiền gửi và tiền vay.

-Tiếp tục điều chỉnh cơ cấu vốn và cơ cấu tín dụng theo hướng quản trị rủi ro, kiên trì áp dụng lãi suất cho vay phù hợp, nâng cao năng lực tài chính;

-Tiếp tục cơ cấu lại nguồn nhân lực một cách mạnh mẽ, tăng số lượng, tăng chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng đội ngũ cán bộ có trình độ và năng lực chuyên môn cao, triển khai mạnh mẽ công tác đào tạo và đào tạo lại cán bộ để tạo ra ưu thế trong cạnh tranh. Tuyển dụng thêm nhiều cán bộ có trình độ chun mơn cao ở các nghiệp vụ, có khả năng tạo doanh số, lợi nhuận nhiều. Tiếp tục hoàn thiện thực hiện cơ chế động lực tiền lương, tiền thưởng theo nguyên tắc gắn lợi ích với trách nhiệm, kết quả, năng suất, hiệu quả công việc của từng cán bộ nhân viên Agribank;

-Nâng cao hiệu quả quản lý, điều hành hoạt động tín dụng kết hợp với việc thực hiện tốt công tác quản trị RRTD. Thực hiện nghiêm chỉnh việc kiểm tra trước, trong và sau khi cho vay.

-Các phòng nghiệp vụ phải thường xuyên nắm bắt thơng tin, tình hình biến động lãi suất của các TCTD có cho vay trên địa bàn, thông tin thị trường, thị phần, kịp thời tham mưu cho Giám đốc Chi nhánh để quyết định lãi suất cạnh tranh, thực hiện tốt chính sách chăm sóc, ưu đãi khách hàng phù hợp với từng đối tượng, mức độ tín nhiệm của khách hàng.

-Thực hiện khảo sát kinh tế địa phương, khai thác tiềm năng thế mạnh của địa bàn phù hợp. Cán bộ tín dụng phải nắm rõ kinh tế địa phương, nắm rõ chương trình hành động phát triển kinh tế xã hội triển khai thực hiện nghị quyết hằng năm của hội đồng nhân dân huyện.

-Củng cố, duy trì mối quan hệ với chính quyền địa phương các cấp, đặc biệt các xã, thị trấn, tranh thủ sự đồng tình ủng hộ của cấp ủy, chính quyền địa phương cơ sở, sự phối hợp của các tổ chức ban, nghành cấp huyện.

3.1.2. Yêu cầu đặt ra trong quản lý nợ xấu

-Thực hiện mục tiêu phương châm kinh doanh “tăng trưởng bền vững – chất lượng – hiệu quả - an toàn” trên ngun tắc đảm bảo cơng tác tín dụng an tồn và

hiệu quả.

-Chủ động gắn tăng trưởng tín dụng với kiểm sốt CLTD; tăng tỷ trọng tín dụng bán lẻ, cho vay ngắn hạn, tài trợ thương mại, nâng tỷ trọng cho vay có TSĐB, đảm bảo giải ngân đúng tiến độ các dự án đồng tài trợ đã ký với các Chi nhánh thành viên; chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của Agribank Việt Nam và NHNN về giao dịch giới hạn tín dụng và các quy định trong quy trình tín dụng.

-Thực hiện tốt hơn nữa cơng tác quản lý tín dụng, quản lý nợ xấu, phấn đấu giảm tỷ lệ nợ dưới dưới 1,5%, tiếp tục thực hiện trích lập dự phịng đầy đủ.

-Kiên quyết khơng cho vay đối với những khách hàng yếu kém, hoạt động SXKD không hiệu quả, chây ỳ trả nợ, thông tin thiếu minh bạch,…

-Thực hiện đúng quy chế, quy trình nghiệp vụ, quy chế ủy quyền phán quyết và các giới hạnm, cơ cấu tín dụng đã đề ra. Đảm bảo thực hiện nguyên tắc, tiêu chuẩn điều kiện tín dụng cho vay. Tăng cường cơng tác kiểm tra tín dụng ở tất cả các khâu trước, trong và sau khi cho vay nhằm nâng cao CLTD, hạn chế RRTD, hạn chế nợ xấu phát sinh ở mức thấp nhất.

-Thường xuyên đánh giá, phân tích thực trạng các khoản vay, đặc biệt là các khoản nợ quá hạn, các khoản vay tiềm ẩn rủi ro. Chủ động tiếp cận với ngành, các tổng cơng ty, chính quyền địa phương cấp tỉnh, huyện, thành phố, thị xã để nắm kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của địa phương.

-Nâng cao chất lượng công tác thẩm định dự án, các khoản vay; tăng cường giám sát hoạt động đảm bảo tính tuân thủ và cẩn trọng đặc biệt đối với hoạt động tín dụng.

-Tăng cường xử lý nợ xấu, đặc biệt xử lý dứt điểm các khoản nợ xấu. Phần lớn nợ xấu phát sinh từ sự yếu kém trong khâu thẩm định khách hàng vay vốn và quản lý nợ. Với quan điểm phòng bệnh hơn chữa bệnh, việc quản lý nợ xấu chỉ là khâu cuối cùng trong quy trình cho vay. Việc quản lý nợ có hiệu quả cần có sự phối hợp chặt chẽ với các bộ phận trong hệ thống.

-Chủ động đề xuất lộ trình, kế hoạch cụ thể cho cơng tác hạn chế nợ xấu, không để phát sinh các lỗi tác nghiệp liên quan đến công tác hạn chế nợ xấu.

Một phần của tài liệu Quản lý nợ xấu tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh hà nam (Trang 79 - 82)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(103 trang)
w