2.3. Đánh giá thực trạng quản lý nợ xấu tại Agribank Chi nhánh Hà Nam
2.3.1. Những kết quả đạt được
Công tác quản lý nợ cấu tại Agribank Chi nhánh Hà Nam trong giai đoạn 2017 – 2019 đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận như sau:
Thứ nhất, Chi nhánh đã áp dụng triệt để mơ hình quản lý RRTD nói chung và quản lý nợ xấu theo hướng tập trung, phù hợp với đặc điểm kinh doanh và quy định của Agribank Việt Nam. Khung quản trị RRTD nói chung được tổ chức theo ba vòng bảo vệ, cho phép tách bạch trách nhiệm giữa các chức năng kinh doanh, quản lý rủi ro và kiểm toán nội bộ, hỗ trợ tốt cho công tác phát triển kinh doanh, nhưng đồng thời đảm bảo các nguyên tắc quản lý RRTD, hạn chế nợ xấu phát sinh.
Thứ hai, công tác đo lường nợ xấu đã được thực hiện bằng xếp hạng tín nhiệm khách hàng bằng cả tiêu chí định tính và định lượng. Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ đã giúp cho Chi nhánh đánh giá được mức độ RRTD của khách hàng, giúp cho công tác đánh giá RRTD, đánh giá và phân loại nợ xấu được thực hiện chính xác, góp phần giúp cho Chi nhánh có thể đưa ra quyết định cấp tín dụng, quản lý tín
dụng chính xác hơn.
Thứ tư, Chi nhánh đã áp dụng đồng bộ các biện pháp nhằm ngăn ngừa nợ xấu. Các cơ chế chính sách tín dụng đối với khách hàng về cơ bản được Chi nhánh thực hiện nghiêm túc. Quy chế cho vay, quy chế bảo đảm tiền vay, xếp loại khách hàng được Chi nhánh tập huấn cho đội ngũ CBTD. Quy trình nghiệp vụ tín dụng được quy định rõ ràng. Các giới hạn về RRTD được ngân hàng xây dựng và thực hiện một cách nghiêm túc.
Thứ năm, Chi nhánh đã áp dụng các biện pháp xử lý nợ xấu, theo phạm vi có thẩm quyền cho phép của Agribank Việt Nam. Ngoài việc trích lập dự phòng RRTD, Chi nhánh còn thực hiện biện pháp gia hạn nợ, giảm nợ, cùng với khách hàng giải quyết vấn đề.
Thứ sáu, kết quả quản lý nợ xấu của Chi nhánh ngày càng có những biến chuyển mang tính tích cực, như:
- Tỷ lệ nợ xấu của Agribank Chi nhánh Hà Nam được kiểm soát ở mức thấp. Tỷ lệ nợ xấu của Agribank Chi nhánh Hà Nam trong cả giai đoạn chỉ giao động ở mức trên 1,5%, thấp hơn nhiều so với tỷ lệ nợ xấu của Agribank Việt Nam (khoảng 2%) và mức khuyến cáo 3% của NHNN cũng như các tổ chức quốc tế.
- Agribank Chi nhánh Hà Nam tương đối đạt được chỉ tiêu kế hoạch tỷ lệ nợ xấu đặt ra trong giai đoạn 2017-2019. Chỉ trừ năm 2017, tỷ lệ nợ xấu của Agribank Chi nhánh Hà Nam vượt mức đề ra (nhưng chỉ với tỷ lệ rất nhỏ), còn lại năm 2018, 2019, tỷ lệ nợ xấu của Chi nhánh nằm trong khoảng 1,4%-1,6%, hoàn toàn đáp ứng mục tiêu mà HSC giao.
- Tỷ lệ KHDN phát sinh nợ xấu đã giảm dần. Chỉ tiêu này giảm dần từ mốc 6,29% năm 2017 xuống còn 4,23% năm 2019. Điều này rất có ý nghĩa, bởi các KHDN là những khách hàng có quy mơ khoản vay lớn, thời hạn vay vốn dài. Agribank Chi nhánh Hà Nam đã tích cực áp dụng nhiều biện pháp để tháo gỡ khó khăn cùng với khách hàng, phối hợp với các khách hàng để thanh lý hàng tồn kho, thu hồi công nợ phải thu, thanh lý các TSBĐ là bất động sản, động sản để thu hồi nợ xấu
- Tỷ lệ dự phòng rủi ro trên nợ có khả năng mất vốn ở mức cao, ln trên 300% trong giai đoạn 2017-2019. Điều này cho thấy Agribank Chi nhánh Hà Nam ln coi trọng việc trích lập dự phịng, làm một bước đệm ngăn ngừa nợ có khả năng mất vốn. Hay nói cách khác, trích lập dự phịng rủi ro của Agribank Chi nhánh Hà Nam hồn tồn đáp ứng được các khoản vay có khả năng mất vốn. Các cơ chế chính sách về trích lập dự phòng và xử lý rủi ro hiện nay đã được chi nhánh triển khai đầy đủ, hàng quý chi nhánh thực hiện trích lập dự phịng và xử lý rủi ro theo đúng quy định.