Thực trạng kết quả quản lý nợ xấu

Một phần của tài liệu Quản lý nợ xấu tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh hà nam (Trang 64 - 72)

2.2. Thực trạng quản lý nợ xấu của Agribank Chi nhánh Hà Nam

2.2.2. Thực trạng kết quả quản lý nợ xấu

2.2.2.1. Tăng trưởng tổng nợ xấu

Trong những năm gần đây, Agribank Việt Nam đã bổ sung các hướng dẫn, quy định theo hướng chuẩn hóa quy trình nghiệp vụ tín dụng; nâng cao khả năng quản lý rủi ro, quản trị điều hành tại các Chi nhánh, tăng tính tự chủ và tự chịu trách nhiệm hơn trong hoạt động kinh doanh của Chi nhánh. Đối với công tác quản lý nợ xấu, từ Hội sở đến Agribank Chi nhánh Hà Nam đã quán triệt nguyên tắc tiếp tục phát triển tín dụng gắn với chất lượng là trọng tâm, tăng trưởng tín dụng phải phù hợp với thực tiễn và khả năng kiểm soát của Chi nhánh và hệ thống.

xấu tại Agribank Chi nhánh Hà Nam. Năm 2017, nợ xấu của Chi nhánh là 91,3 tỷ đồng, đến năm 2018 tăng lên thành 101,2 tỷ đồng (tức tăng 10,86%), năm 2019 tăng lên thành 114,2 tỷ đồng (tức tăng 12,90% so với năm 2018).

Trong giai đoạn này, tất cả các nhóm nợ từ nhóm 3 đến nhóm 5 của Chi nhánh đều có sự tăng trưởng. Trong khi nợ nhóm 3 và nợ nhóm 4 có mức tăng trưởng tương tự như mức tăng tổng nợ xấu của Chi nhánh, thì nợ nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn) trong giai đoạn này lại tăng khá nhanh, với tốc độ bình quân trên 20%/năm.

Bảng 2.4: Tăng trưởng tổng nợ xấu của Agribank Chi nhánh Hà Nam giai đoạn 2017 - 2019 Đơn vị tính: Tỷ đồng Chỉ tiêu 2017 2018 2019 So sánh (%) 2018/201 7 2019/201 8 Nhóm 3

(Nợ dưới tiêu chuẩn) 45,4 49,7 54,1 9,47 8,85 Nhóm 4

(Nợ nghi ngờ) 26,6 28,3 31,9 6,39 12,72 Nhóm 5

(Nợ có khả năng mất vốn) 19,3 23,2 28,2 20,28 21,80

Tổng nợ xấu 91,3 101,2 114,2 10,86 12,90

Hình 2.3: Cơ cấu nợ xấu phân theo nhóm nợ của Agribank Chi nhánh Hà Nam giai đoạn 2017 – 2019

(Nguồn: Agribank Chi nhánh Hà Nam, 2017-2019)

Đi sâu phân tích vào cơ cấu nợ xấu chia theo nhóm nợ. Có thể thấy rằng, nợ nhóm 3 đang có tỷ trọng giảm dần từ 50% năm 2017 xuống cịn 47% năm 2019, tương tự, tỷ trọng của nợ nhóm 4 cũng giảm dần từ 29% năm 2017 xuống còn 28% năm 2019. Ngược lại, tỷ trọng nợ xấu nhóm 5 tăng mạnh, từ 21% năm 2017 lên đến 25% năm 2019. Điều này là dấu hiệu cho thấy nợ xấu của Chi nhánh đang có xu hướng tăng và tập trung vào nhóm nợ có nguy cơ RRTD cao nhất, là nợ có khả năng mất vốn. Cho thấy cơng tác quản lý nợ xấu của Agribank Chi nhánh Hà Nam vẫn còn một số hạn chế nhất định.

2.2.2.2. Tốc độ tăng trưởng tổng nợ xấu trên tốc độ tăng trưởng tín dụng

Chỉ tiêu này phản ánh mức độ lành mạnh của q trình mở rộng quy mơ tín dụng. Nếu tỷ lệ này giảm qua các năm thì chứng tỏ q trình mở rộng tín dụng mới có chất lượng tốt, lành mạnh hoặc là NHTM đã xử lý được phần nào nợ xấu tồn

đọng kỳ trước. Theo đó, tốc độ tăng trưởng nợ xấu trên tốc độ tăng trưởng tín dụng Agribank Chi nhánh Hà Nam giai đoạn 2017-2019 được thể hiện qua bảng như sau:

Bảng 2.5: Tốc độ tăng trưởng tổng nợ xấu trên tốc độ tăng trưởng tín dụng của Agribank Chi nhánh Hà Nam giai đoạn 2017 - 2019

Đơn vị tính: Tỷ đồng

Chỉ tiêu 2017 2018 2019

Tổng dư nợ cho vay 6.044,5 6.656,6 7.417,7 Tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng (%) 25,2 10,1 11,4

Tổng nợ xấu 73,4 91,3 101,2

Tốc độ tăng trưởng nợ xấu (%) 24,4 10,9 12,9

Tốc độ tăng trưởng nợ xấu/Tốc độ tăng

trưởng dư nợ tín dụng 0,97 1,07 1,13

(Nguồn: Agribank Chi nhánh Hà Nam, 2017-2019)

Năm 2017, tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng so với năm trước là 25,2%, trong khi tốc độ tăng trưởng nợ xấu là 24,4%. Năm 2018, 2019 chứng kiến tốc độ tăng trưởng nợ xấu ln cao hơn so với tốc độ tăng trưởng tín dụng của Chi nhánh.

Điều này khiến cho chỉ tiêu tốc độ tăng trưởng nợ xấu/Tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng tăng từ 0,97 lần vào năm 2017 lên đến 1,13 lần năm 2019. Điều này cho thấy công tác phát triển, mở rộng tín dụng của Chi nhánh vẫn chưa thật sự bền vững và cịn chứa nhiều RRTD, bên cạnh đó, nó cịn phản ánh hiện tượng nợ xấu tồn đọng qua các năm, cộng với nợ xấu mới phát sinh, khiến cho tổng nợ xấu năm sau luôn cao hơn năm trước, với tốc độ tăng nhanh hơn tốc độ tăng trưởng tín dụng của Chi nhánh.

2.2.2.3. Tỷ lệ nợ xấu

Tỷ lệ nợ xấu của Agribank Chi nhánh Hà Nam giai đoạn 2017-2019 được thể hiện trong bảng số liệu sau.

Theo đó, mặc dù tỷ lệ nợ xấu của Chi nhánh nằm ở mức giới hạn cho phép của Agribank Việt Nam và mức khuyến cáo của NHNN tỉnh, tuy nhiên tỷ lệ nợ xấu của Chi nhánh đang có xu hướng gia tăng qua hàng năm. Cụ thể, năm 2017, Agribank Chi nhánh Hà Nam có tỷ lệ nợ xấu là 1,51%, năm 2018 là 1,52%, năm 2019 là

1,54%.

Bảng 2.6: Tỷ lệ nợ xấu của Agribank Chi nhánh Hà Nam giai đoạn 2017 - 2019

Đơn vị tính: Tỷ đồng Chỉ tiêu 2017 2018 2019 So sánh (%) 2018/201 7 2019/201 8 Tổng dư nợ tín dụng 6.044,5 6.656,6 7.417,7 10,13 11,43 1.Nợ quá hạn 125,7 141,1 172,1 12,24 21,95 - Tỷ lệ nợ quá hạn 2,08 2,12 2,32 - - 2.Nợ xấu 91,3 101,2 114,2 10,86 12,90 - Tỷ lệ nợ xấu 1,51 1,52 1,54 - -

(Nguồn: Agribank Chi nhánh Hà Nam, 2017-2019)

Mặc dù trong điều kiện kinh doanh cạnh tranh rất khốc liệt trên địa bàn tỉnh Hà Nam, việc Chi nhánh có thể phát triển dư nợ tín dụng với tốc độ trên 10%/năm là một thành quả rất đáng ghi nhận. Tuy nhiên, việc mở rộng tín dụng nên gắn với việc đảm bảo chất lượng tín dụng các khoản vay, tăng cường cơng tác kiểm tra, kiểm sốt, tn thủ đúng quy trình thẩm định và chấm điểm xếp hạng tín dụng nội bộ, để từ đó hạn chế những RRTD, hạn chế nợ xấu phát sinh như trong thời gian qua.

2.2.2.5. Mức độ hoàn thành tỷ lệ nợ xấu kế hoạch

Hằng năm, dựa trên quy trình đã được thiết lập đối với các Chi nhánh và Agribank Việt Nam, trước ngày 15/11 hàng năm, Agribank Chi nhánh Hà Nam cần hoàn thành kế hoạch kinh doanh, trong đó có một nội dung rất quan trọng liên quan đến dư nợ tín dụng và tỷ lệ nợ xấu kế hoạch, gửi cho Ban Tín dụng tại HSC để trình Chủ tịch HĐTV và Tổng giám đốc phê duyệt.

Kế hoạch này sẽ được đánh giá, điều chỉnh phù hợp với tồn mạng lưới của Agribank, sau đó được phổ biến lại cho đơn vị trước ngày 15/12 cùng năm. Việc đảm bảo mục tiêu kế hoạch cho bất kỳ chỉ tiêu kinh doanh nào, trong đó có tỷ lwj nợ xấu là nội dung hết sức quan trọng, bởi liên quan đến công tác đánh giá, xếp hạng Chi nhánh xũng như cán bộ nhân viên hằng năm.

Bảng 2.7: Mức độ hoàn thành tỷ lệ nợ xấu kế hoạch của Agribank Chi nhánh Hà Nam giai đoạn 2017 - 2019

Đơn vị tính: Tỷ đồng Chỉ tiêu 2017 2018 2019 Kế hoạch Tổng dư nợ tín dụng 5.904,7 6.552,5 7.224,7 Tỷ lệ nợ xấu (%) 1,3-1,5 1,4-1,6 1,4-1,6 Thực tế Tổng dư nợ tín dụng 6.044,5 6.656,6 7.417,7 Tỷ lệ nợ xấu (%) 1,51 1,52 1,54 Mức độ hoàn thành kế hoạch Tổng dư nợ tín dụng 102,37 101,59 102,67 Tỷ lệ nợ xấu Khơng đạt Đạt Đạt

(Nguồn: Agribank Chi nhánh Hà Nam, 2017-2019)

Năm 2017, tỷ lệ nợ xấu kế hoạch mà Agribank Chi nhánh Hà Nam đặt ra là 1,3%-1,5%, trên thực tế, tỷ lệ nợ xấu năm 2017 của Chi nhánh là 1,51%. Điều này dẫn đến Chi nhánh khơng hồn thành mục tiêu giới hạn tỷ lệ nợ xấu trong năm này. Năm 2018, 2019, nhận biết tình hình thu nợ cịn nhiều khó khăn, căn cứ vào thực trạng phát triển tín dụng trên địa bàn, Chi nhánh đặt mục tiêu kế hoạch tỷ lệ nợ xấu là 1,4-1,6% và đã hoàn thành kế hoạch đặt ra.

Cần lưu ý rằng, tỷ lệ nợ xấu kế hoạch là mục tiêu để Chi nhánh phấn đấu trong kỳ, càng vượt kế hoạch càng tốt. Nếu như Chi nhánh không đạt được mục tiêu này, cho thấy cơng tác quản lý nợ xấu có hạn chế, khi khơng thể triển khai các hoạt động quản lý một cách hiệu quả, hoặc không lường trước hết được những RRTD của khách hàng, những biến động của thị trường.

2.2.2.6. Tỷ lệ số khách hàng có nợ xấu

Tỷ lệ số khách hàng có nợ xấu phân theo KHCN và KHDN của Chi nhánh được thể hiện trong bảng như sau.

Bảng 2.8: Tỷ lệ số khách hàng có nợ xấu của Agribank Chi nhánh Hà Nam giai đoạn 2017 - 2019

Đơn vị tính: Tỷ đồng

2018/2017 2019/2018 Số lượng KHCN 13.745 14.423 14.007 4,93 -2,88 - Số lượng KHCN phát sinh nợ xấu 657 782 791 19,03 1,15 - Tỷ lệ (%) 4,78 5,42 5,65 - - Số lượng KHDN 175 188 189 7,43 0,53 - Số lượng KHDN phát sinh nợ xấu 11 9 8 -18,18 -11,11 - Tỷ lệ (%) 6,29 4,79 4,23 - -

(Nguồn: Agribank Chi nhánh Hà Nam, 2017-2019)

Theo đó, có thể dễ dàng nhận thấy số lượng KHCN chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số lượng khách hàng của Chi nhánh, với tỷ trọng luôn chiếm đến trên 98% tổng số khách hàng. Mặc dù vậy, đặc điểm KHCN của Chi nhánh chủ yếu là vay những khoản vay quy mô nhỏ, chủ yếu là ngắn hạn, phục vụ cho nhu cầu sản xuất kinh doanh nhỏ hoặc nhu cầu tiêu dùng, cho vay lưu vụ đối với hộ sản xuất nông nghiệp. Năm 2017, tỷ lệ KHCN phát sinh nợ xấu là 4,78%, năm 2018 là 5,42% và năm 2019 tăng lên đến 5,65%.

Tỷ lệ KHCN phát sinh nợ xấu gia tăng của Chi nhánh Hà Nam chủ yếu nằm trong đối tượng hộ nông dân và các hộ kinh doanh nhỏ lẻ. Bởi đây là đối tượng cho vay chính của Agribank Chi nhánh Hà Nam, bên cạnh cho vay tiêu dùng dân cư đối với nhóm KHCN. Những năm qua, tình hình nơng nghiệp diễn biến khơng được thuận lợi, ngành nông nghiệp tỉnh đối mặt với bệnh dịch tả lợn châu Phi, nhiều huyện trên địa bàn tỉnh thiếu nước nghiêm trọng, khiến cho năng suất nông nghiệp đạt thấp. Điều này khiến cho các khách hàng hộ nông dân thiếu vốn để tiếp tục kinh doanh, đầu ra sản phẩm khó khăn khiến cho phương án tài chính của các KHCN khơng cịn khả thi.

Đối với KHDN, mặc dù chỉ chiếm chưa tới 2% tổng số khách hàng của Chi nhánh, nhưng đây là những khách hàng lớn, với nhu cầu vay vốn cao, dài hạn, phục vụ cho các mục đích đầu tư SXKD, tập trung chủ yếu trong lĩnh vực công nghiệp, xây dựng, thương mại và dịch vụ. Nợ xấu KHDN của Agribank Chi nhánh Hà Nam

chủ yếu phát sinh tại những doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn, kể cả doanh nghiệp nhà nước. Để tránh những rủi ro đáng tiếc có thể xảy ra, Agribank Chi nhánh Hà Nam đã tích cực áp dụng nhiều biện pháp để tháo gỡ khó khăn cùng với khách hàng, phối hợp với các khách hàng để thanh lý hàng tồn kho, thu hồi công nợ phải thu, thanh lý các TSBĐ là bất động sản, động sản để thu hồi nợ xấu. Nhờ những giải pháp tích cực, số lượng KHDN phát sinh nợ xấu của Chi nhánh đã giảm đáng kể, từ mốc 11 KHDN năm 2017 xuống còn 8 KHDN năm 2019, đưa tỷ lệ số lượng KHCN phát sinh nợ xấu từ 6,29% năm 2017 xuống còn 4,23% năm 2019.

2.2.2.7. Tỷ lệ dự phịng rủi ro trên nợ có khả năng mất vốn

Việc xác định mức trích lập dự phịng RRTD Của Agribank Chi nhánh Hà Nam được căn cứ vào việc phân loại nợ tại ngân hàng. Sau khi đã phân loại các khoản vay thành 5 nhóm nợ khác nhau, các ngân hàng thực hiện trích lập dự phịng chung và cụ thể đối với RRTD. Theo Thông tư số 02/2013/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước, dự phòng chung được xác định bằng 0,75% tổng số dư các khoản nợ từ nhóm 1 đến nhóm 4, trừ tiền gửi và cho vay liên ngân hàng; dự phịng cụ thể được trích lập để dự phịng cho những tổn thất có thể xảy ra đối với từng khoản nợ cụ thể. Tỷ lệ trích lập dự phịng cụ thể đối với từng nhóm nợ như sau: Nhóm 1: 0%; Nhóm 2: 5%; Nhóm 3: 20%; Nhóm 4: 50%; Nhóm 5: 100%.

Tuy nhiên, cần lưu ý là đối với dự phòng cụ thể, sẽ được tính tốn trên giá trị khoản nợ của từng nhóm nợ sau khi đã trừ đi giá trị TSĐB (được tính tốn theo quy định của NHNN đối với từng loại TSĐB).

Bảng 2.9: Tỷ lệ dự phịng rủi ro trên nợ có khả năng mất vốn của Agribank Chi nhánh Hà Nam giai đoạn 2017 - 2019

Đơn vị tính: Tỷ đồng Chỉ tiêu 2017 2018 2019 So sánh (%) 2018/2017 2019/2018 Tổng dư nợ tín dụng 5.904,7 6.552,5 7.224,7 10,97 10,26 Trích lập dự phịng rủi ro 65,7 78,1 91,2 18,87 16,77 Tỷ lệ trích lập dự phịng 1,11 1,19 1,26 - -

rủi ro/tổng dư nợ tín dụng (%)

Nợ có khả năng mất vốn 19,3 23,2 28,2 20,28 21,80 Tỷ lệ dự phịng rủi ro/nợ

có khả năng mất vốn (%) 340,9 336,9 323,0 - -

(Nguồn: Agribank Chi nhánh Hà Nam, 2017-2019)

Trích lập dự phịng rủi ro năm 2017 của Agribank Chi nhánh Hà Nam là 65,7 tỷ đồng, năm 2018 tăng lên thành 78,1 tỷ đồng (tương ứng tăng 18,87%) và năm 2019 đạt 91,2 tỷ đồng (tương ứng tăng 16,77%). Điều này dẫn đến tỷ lệ trích lập dự phịng rủi ro trên tổng dư nợ tín dụng tăng từ 1,11% lên thành 1,26% giai đoạn 2017-2019.

Tỷ lệ dự phịng rủi ro trên nợ có khả năng mất vốn của Agribank Chi nhánh Hà Nam rất cao, lên tới hơn 300% trong giai đoạn 2017-2019. Điều này cho thấy tổng dự phòng rủi ro của Chi nhánh đủ đảm bảo cho các khoản vay có khả năng mất vốn.

Một phần của tài liệu Quản lý nợ xấu tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh hà nam (Trang 64 - 72)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(103 trang)
w