3.2. Giải pháp hoàn thiện quản lý nợ xấu của Agribank Chi nhánh Hà Nam
3.2.2. Tăng cường các biện pháp ngăn ngừa nợ xấu
Thứ nhất, hồn thiện, thực hiện nghiêm ngặt quy trình tín dụng.
Việc thực hiện đúng quy trình này sẽ giúp loại bỏ những rủi ro, giúp quá trình cho vay được an toàn. Trên thực tế, ở nhiều chi nhánh vẫn chưa thực hiện đúng quy
trình này. Để thực hiện quy trình này một cách nghiêm túc hơn Chi nhánh cần: - Quy định về nhiệm vụ, phân công trách nhiệm, xác định rõ quan hệ điều hành từ Chi nhánh chính xuống cơ sở. Phân định rõ trách nhiệm và quyền hạn của từng cấp, từng cá nhân. Xác định lại thẩm quyền phán quyết đối với từng đơn vị, từng bộ phận nhằm nâng cao tính độc lập và giảm bớt khối lượng công việc cho Chi nhánh.
- Trên cơ sở trách nhiệm và quyền hạn, cần xử lỹ nghiêm các trường hợp làm sai quy trình nhằm hạn chế rủi ro trong trường hợp khách hàng và CBTD móc ngoặc với nhau. Đồng thời thường xuyên tiến hành kiếm tra, đánh giá thực hiện và xử lý sau khi thực hiện.
Thứ hai, tăng cường kiểm tra, kiểm sốt nội bộ
Chi nhánh cần xây dựng và hồn thiện quy trình giám sát, tăng cướng hướng dẫn thực hiện hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ, tăng cường các hoạt động kiểm tra nội bộ. Hoạt động kiểm tra nội bộ cần được thực hiện định kỳ, phối hợp với kiểm tra đột xuất, được tiến hành một cách thơng suốt trên tồn hệ thống chi nhánh để sớm phát hiện các sai sót, sớm cảnh báo các dấu hiệu vi phạm, tránh các hệ lụy nghiêm trọng xảy ra.
Đầu tiên, Chi nhánh phải tự kiểm tra, kiểm sốt chặt chẽ thơng qua việc tuân thủ nghiêm túc các quy chế, quy trình nghiệp vụ, đảm bảo các khâu kiểm sốt trong q trình cho vay.
Việc kiểm soát nội bộ tại Chi nhánh là nhằm kiểm tra tính tuân thủ các chính sách, thủ tục cho vay, giá trị TSĐB, pháp lý của hồ sơ tín dụng, tính hiện thực về khả năng trả nợ của khách hàng, hồ sơ phân tích tình hình tài chính và hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng trong q trình cho vay.
Trong cơng tác kiểm sốt nội bộ, ngồi thực hiện kiểm tra theo định kỳ, cần tập trung và tăng tần suất kiểm tra các khách hàng có nợ xấu, đánh giá việc thực thi các biện pháp quản lý nợ có vấn đề và khả năng thu hồi nợ. Cơng tác kiểm tra kiểm sốt nội bộ cần thực hiện có trọng điểm, theo các ngành nghề, lĩnh vực đang tiềm cẩn nguy cơ rủi ro để kịp thời chấn chỉnh và đề xuất các giải pháp để tăng cường
khả năng quản trị RRTD.
Để nâng cao việc quản trị RRTD, việc phân tích khách hàng là hết sức cần thiết, trên cơ sở đó Agribank Chi nhánh Hà Nam sẽ có chính sách tín dụng cụ thể áp dụng đối với từng đối tượng khách hàng.
Ngoài ra cần giám sát hành vi của CBTD và lãnh đạo ngân hàng cũng là biện pháp hữu hiệu để giảm thiểu rủi ro. Một số vụ án kinh tế lớn trong thời gian vừa qua có liên quan đến cán bộ NHTM đều có sự tiếp tay của cán bộ ngân hàng cùng với khách hàng làm giả hồ sơ vay, hay nâng giá tài sản cẩm cố thế chấp lên quá cao so với thực tế để rút tiền ngân hàng. Do đó, cần phát hiện và ngăn chặn sớm các hành vi CBTD móc ngoặc với khách hàng. Ngồi ra, vấn đề rủi ro đạo đức cũng xảy ra khi lãnh đạo ngân hàng có quan hệ lợi ích với khách hàng.
Bên cạnh việc tăng cường cơng tác kiểm sốt nội bộ định kỳ và đột xuất, cần tăng cường cơng tác kiểm sốt từ xa dưới hình thức gián tiếp thơng qua báo cáo trên hệ thống mạng, phần mềm nội bộ nhằm đạt được mục tiêu cuối cùng là hoạt động của ngân hàng an toàn, hiệu quả và tuân thủ đúng quy định của Nhà nước.
Ngoài sự giám sát của các đồn kiểm tra kiểm sốt nội bộ của trụ sở chính, Agribank Chi nhánh Hà Nam cần thành lập các tổ, bộ phận kiểm tra chéo nhằm phát hiện kịp thời các sai sót để chấn chỉnh. Chi nhánh cần bố trí người có kinh nghiệm, đạo đức, và trình độ chun mơn thích hợp để thực hiện kiểm tra hoạt động tín dụng. Nhân sự này phải có quyền báo cáo trực tiếp với cấp phụ trách cao và ban giám đốc về mọi trường hợp gian lận, nghi ngờ gian lận, về các hành vi vi phạm nội qui, qui định của Ngân hàng, cũng như qui định của pháp luật mà có khả năng làm tăng rủi ro và giảm lợi ích kinh tế của chi nhánh để kịp thời có biện pháp khắc phục, giảm nguy cơ thất thốt vốn.
Thứ ba, tăng cường kiểm tra khách hàng vay vốn
Các cán bộ phòng khách hàng phải thường xuyên thực hiện kiểm tra và thoe dõi các hành vi của người vay, mục đích sử dụng tiền vay, q trình hoạt động kinh doanh, quá trình trả nợ và giám sát các đảm bảo tín dụng nhằm tránh tình trạng người vay vi phạm các điều khoản đã thỏa thuận trọng hợp đồng. Việc phát hiện và
xử lý kịp thời những khoản vay có vấn đề, những khoản vay có biểu hiện mất khả năng thu hồi là biện pháp hữu hiệu góp phần hạn chế rủi ro trong hoạt động tín dụng.
Phân tích khách hàng bao giờ cũng là công việc quan trọng của CBTD. Khi có nhu cầu vay vốn, khách hàng phải xuất trình các tài liệu liên quan đến năng lực pháp lý, đến khả năng tài chính và quan trọng nhất là kế hoạch kinh doanh của mình. Phân tích khách hàng thường xun và chủ động ở đây địi hỏi CBTD phải theo dõi tình hình khách hàng trước, trong và sau khi cấp vốn vay.
Để nâng cao chất lượng công tác kiểm tra việc sử dụng vốn vay của người đi vay, cụ thể Ngân hàng cần tiến hành các bước như sau:
- Kiểm tra trước khi cho vay: bao gồm việc kiểm tra tính đầy đủ, hợp pháp của hồ sơ pháp lý, hồ sơ vay vốn của khách hàng.
+ Kiểm tra hồ sơ pháp lý: có đầy đủ, hợp pháp hay khơng, đặc biệt chú các nội dung về thẩm quyền kí hồ sơ vay vốn, cầm cố, thế chấp TSĐB được quy định trong điều lệ doanh nghiệp, biên bản họp hội đồng quản trị, hội đồng thành viên.
+ Kiểm tra hồ sơ đề nghị cấp tín dụng: độ tin cậy, tính pháp lý của các tài liệu do khách hàng cung cấp, chú trọng các khoản mục chiếm tỷ trọng có biến động lớn trong quy mô tổng tài sản và nguồn vốn như khoản phải thu, hàng tồn kho, nợ vay… trên báo cáo tài chính, các kế hoạch kinh doanh có khả thi, nguồn vốn tự tham gia vào phương án và dự án có đúng và đủ theo cam kết hay khơng.
+ Kiểm tra biện pháp bảo đảm cấp tín dụng: Kiểm tra sự khớp đúng giữa hồ sơ và hiện trạng của tài sản, việc tổ chức, quản lý và bảo quản tài sản, giá cả, khả năng chuyển nhượng của tài sản, yêu cầu mua bảo hiểm đối với những tài sản là phương tiện vận tải, máy móc thiết bị, nhà xưởng dễ cháy nổ.
- Kiểm tra trong khi cho vay: kiểm tra việc phát tiền vay, chuyển tiền vay cho đối tác của khách hàng có đúng mục đích xin vay hay khơng, kiểm tra hồ sơ, chứng từ giải ngân (hợp đồng mua bán, hóa đơn giá trị gia tăng, biên bản đối chiếu công nợ, biên bản nghiệm thu, giao nhận hàng hóa…) đối chiếu với mục đích, phương án vay vốn ban đầu của khách hàng. Quá trình giải ngân vốn ngắn hạn phải dựa vào
các chứng từ hoá đơn hợp lệ, các hợp đồng kinh tế của khách hàng phải phù hợp với mục đích vay vốn. Quá trình giải ngân vốn trung dài hạn phải phù hợp với tiến độ của dự án, giải ngân trên cơ sở giấy tờ chứng minh mục đích sử dụng vốn hợp pháp, yêu cầu khách hàng bỏ vốn tự có tham gia dự án trước hoặc giải ngân song song vốn tự có-vốn vay.
- Kiểm tra sau cho vay: Mục đích để kiểm tra khách hàng sử dụng vốn có đúng mục đích khơng, tình hình sản xuất của khách hàng đang tiến triển tốt hay đang gặp khó khăn, từ đó cán bộ tín dụng có thể có những biện pháp kịp thời như ngừng giải ngân cho vay nếu khách hàng sử dụng vốn sai mục đích, tư vấn cho khách hàng vượt qua khó khăn và có thể yêu cầu khách hàng bổ sung TSĐB nếu thấy cần thiết. Kiểm tra khả năng thu hồi nợ thông qua việc kiểm tra tiền vay đang ở hình thái nào (hàng hóa, cơng nợ…) và tình hình tài chính của người vay.
Việc kiểm tra TSĐB cần kiểm tra hiện trạng tài sản, mức độ biến động giá trị tài sản trên thị trường, khả năng xử lý TSĐB khi xảy ra rủi ro.
Để việc kiểm tra sử dụng vốn vay có hiệu quả nhằm giúp phát hiện sớm các dấu hiệu rủi ro, cán bộ QHKH cần chủ động việc đề xuất sử dụng một hoặc đồng thời các phương thức kiểm tra khác nhau như kiểm tra đối chiếu thực tế tại hiện trường, đối chiếu giá trị trên hóa đơn với phiếu nhập/xuất kho, kiểm tra sổ sách, chứng từ kế toán… Các loại giấy tờ cần phải được sao chụp lưu giữ để làm bằng chứng kết luận việc sử dụng vốn vay của khách hàng. Tiến trình kiểm tra này phải được lập thành biên bản kiểm tra sử dụng vốn vay. Kết quả cần nêu ra được đầy đủ các căn cứ và khẳn định được khách hàng đã sử dụng vốn vay đúng mục đích và có hiệu quả.