2.3. Đánh giá thực trạng quản lý nợ xấu tại Agribank Chi nhánh Hà Nam
2.3.3. Nguyên nhân của hạn chế
Những hạn chế trong công tác quản lý nợ xấu tại Agribank Chi nhánh Hà Nam xuất phát từ những nguyên nhân chủ quan và khách quan như sau:
2.3.3.1. Nguyên nhân chủ quan
Thứ nhất, xuất phát từ trình độ của một số nhân viên, đặc biệt là CBTD. Một số CBTD, giao dịch viên, kiểm sốt viên cịn thụ động trong việc nghiên cứu văn bản, quy trình, dẫn đến thực hiện sai quy trình, sai hướng dẫn chỉ đạo của Agribank Việt Nam, dẫn đến hiệu quả làm việc chưa cao và phát sinh nhiều sai sót trong q trình tác nghiệp. CBTD cịn ít kinh nghiệm thực tế về các ngành nghề SXKD đặc thù của khách hàng, dẫn đến những hạn chế trong cơng tác phân tích, thẩm định và giám sát cho vay.
Thứ hai, đạo đức nghề nghiệp của một số nhân viên. Do áp lực doanh số cũng như có mối quan hệ trước với khách hàng, một số CBTD đã chấm điểm xếp hạng tín dụng chưa chính xác, khơng tn thủ quy định về hồ sơ pháp lý, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt tín dụng đối với khách hàng khơng đủ điều kiện cấp tín dụng, … gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hiệu quả cơng tác tín dụng và quản lý nợ xấu.
Thứ ba, công tác thực hiện các chương trình kiểm tra, giám sát, nhận diện các rủi ro tiềm ẩn để chủ động phòng ngừa, đảm bảo an tồn, phịng tránh rủi ro, hạn chế nợ xấu chưa được thực hiện có hiệu quả. Cơng tác kiểm sốt nội bộ nhằm kiểm sốt RRTD tại Chi nhánh vẫn cịn chưa được thật hiện sát sao. Những năm qua, công tác này được thực hiện với tần suất ít, phạm vi thực hiện chưa thực sự đồng bộ trong tồn Chi nhánh.
Thứ tư, cơng tác thẩm định, phê duyệt cấp tín dụng cho khách hàng chủ yếu dựa vào các hồ sơ mà khách hàng cung cấp. Việc tìm kiếm thơng tin khách hàng cực kỳ khó khăn và tình trạng bất cân xứng thơng tin vẫn là một tồn tại chưa thể khắc phục được. Bên cạnh đó, do vẫn chưa ý thức được tầm quan trọng của thu thập dữ liệu khách hàng, nên một số cán bộ chưa cập nhật đầy đủ thông tin của khách hàng, khiến dữ liệu khá nghèo nàn và thiếu tính cập nhật.
2.3.3.2. Nguyên nhân khách quan
Nguyên nhân từ phía mơi trường bên ngồi
Thứ nhất, do sự biến động của thị trường, thay đổi lãi suất, tỷ giá, ảnh hưởng của những cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới và khu vực, những khó khăn của khách hàng khi mất thị trường tiêu thụ sản phẩm, biến động giá cả thị trường khiến phương án kinh doanh của khách hàng bị phá sản, ảnh hưởng tới thu nhập của khách hàng.
Thứ hai, sự cạnh tranh của các chi nhánh NHTM trên địa bàn tỉnh Hà Nam và các địa phương lân cận. Sự cạnh tranh này ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động ngân hàng, bởi nhiều TCTD hiện nay đang triển khai nhiều chương trình cho vay đối với khách hàng trên địa bàn, đưa ra các gói vay với các điều kiện hạ thấp nhằm lôi kéo khách hàng, điều này tác động đến CBTD của Chi nhánh, trước áp lực doanh số, dẫn đến họ có thể nới lỏng một số điều kiện khi thẩm tra hồ sơ vay vốn của khách hàng để đạt doanh số, dẫn đến gia tăng RRTD, phát sinh nợ xấu.
Thứ ba, môi trường pháp lý chưa đầy đủ. Thủ tục pháp lý, công chứng, đấu giá phát mại tài sản thế chấp còn phức tạp, mất nhiều thời gian. Vấn đề về quyền sử dụng, sở hữu liên quan đến đất đai cịn nhiều bất cập, chồng chéo và khơng đồng bộ. Hiệu quả phối hợp giữa các cơ quan ban ngành như UBND các cấp, địa chính, cơ quan thi hành án…chưa cao, còn nhiều hạn chế, ảnh hưởng rất lớn đến xử lý nợ xấu tại Chi nhánh, đặc biệt là khoản vay có TSĐB là đất thuộc diện bị thu hồi của nhiều khách hàng hiện chưa có hướng giải quyết thích đáng.
Nguyên nhân từ phía khách hàng
Thứ nhất, khách hàng giả lập phương án khơng có thật để vay vốn. Để tạo niềm tin trước ngân hàng, một số khách hàng vay (những người có đồ lừa đảo) thường thực hiện vay trả rất tốt ở các khoản vay nhỏ trong thời gian ngắn (khoảng 6-12 tháng) để gây ấn tượng và tạo sự tín nhiệm với ngân hàng. Sau đó, các khách hàng này sẽ lập phương án (khơng có thật) gửi đến ngân hàng xin vay vốn với số tiền lớn để thực hiện phương án kinh doanh, thu mua nông sản… Việc mua bán, kinh doanh hàng hóa được ngụy trang dưới các hợp đồng kinh tế và hàng hóa khơng
có thật, các chứng từ kinh doanh khống nhằm che mắt ngân hàng cho vay. Sau khi nhận được tiền vay, khách hàng vay bỏ trốn khỏi địa phương làm cho việc thu hồi nợ gặp nhiều khó khăn.
Thứ hai, trình độ và khả năng quản lý của khách hàng còn yếu kém. Một số khách hàng do năng lực tài chính thấp, hoạt động kinh doanh chủ yếu phụ thuộc vào vốn vay, nhưng lại mở rộng quy mô hoạt động quá lớn, đầu tư kinh doanh dàn trải, chiến lược kinh doanh không cụ thể, rõ ràng và chuẩn xác. Khách hàng xây dựng và triển khai các phương án, dự án đầu tư không khoa học, tính tốn các khoản chi phí đầu tư chưa phù hợp với tình hình thực tế của thị trường. Bên cạnh đó trình độ quản lý kinh doanh của khách hàng cịn yếu sẽ làm cho khả năng thích ứng với những biến động của thị trường trở nên khó khăn, phương án kinh doanh khơng đem lại hiệu quả, tình trạng thua lỗ kéo dài, hậu quả là khách hàng phá sản và ngân hàng không thu hồi được vốn cho vay.
Thứ ba, khách hàng cố tình cung cấp thơng tin khơng chính xác. Trên thực tế có một số khách hàng vì muốn vay được vốn nên đã cung cấp số liệu không trung thực, hoặc là một số doanh nghiệp vừa và nhỏ, siêu nhỏ có hệ thống kế tốn thống kê khơng rõ ràng đã thiết lập những báo cáo tài chính sai lệch gửi cho ngân hàng. Điều đó làm cho kết quả đánh giá của ngân hàng về tình hình tài chính cũng như tình hình hoạt động của khách hàng khơng cịn chính xác, gây ra rủi ro cho ngân hàng khi quyết định cho vay các doanh nghiệp này.
CHƯƠNG 3
GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NỢ XẤU TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
VIỆT NAM – CHI NHÁNH HÀ NAM