Các tiêu chí đánh giá kết quả quản lý nợ xấu của ngân hàng thương mại

Một phần của tài liệu Quản lý nợ xấu tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh hà nam (Trang 35 - 37)

1.2. Quản lý nợ xấu của ngân hàng thương mại

1.2.3. Các tiêu chí đánh giá kết quả quản lý nợ xấu của ngân hàng thương mại

Tăng trưởng tổng nợ xấu

Tổng nợ xấu là chỉ tiêu phán ánh chung giá trị tuyệt đối của toàn bộ các khoản nợ xấu của NHTM. Tổng nợ xấu sẽ cho biết được quy mô nợ xấu của NHTM tại từng thời điểm nghiên cứu.

Tốc độ tăng trưởng tổng nợ xấu cho thấy sự mở rộng quy mô nợ xấu của các NHTM về quy mô. Chỉ tiêu này càng cao, càng cho thấy tổng nợ xấu của NHTM đang ngày càng tăng theo thời gian, phản ánh công tác quản lý nợ xấu của NHTM chưa thật sự hiệu quả. Chỉ tiêu này được tính theo cơng thức sau:

Tăng trưởng tổng nợ xấu = (Tổng nợ xấu năm N – Tổng nợ xấu năm N – 1)/ Tổng nợ xấu năm N – 1 x 100%

Tốc độ tăng trưởng tổng nợ xấu trên tốc độ tăng trưởng tín dụng

Chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả công tác quản lý, nếu tốc độ tăng nợ xấu lớn hơn tốc độ tăng trưởng tín dụng thì khơng tốt và ngược lại. Chỉ tiêu này phản ánh mức độ lành mạnh của q trình mở rộng quy mơ tín dụng. Nếu tỷ lệ này giảm qua các năm thì chứng tỏ q trình mở rộng tín dụng mới có chất lượng tốt, lành mạnh hoặc là NHTM đã xử lý được phần nào nợ xấu tồn đọng kỳ trước. Ngược lại, q trình mở rộng tín dụng của NHTM đó cịn bất chấp những vấn đề RRTD, q trình cấp tín dụng, phê duyệt, kiểm tra kiểm sốt đang cịn có vấn đề nên tín dụng mới cịn hàm chứa rủi ro. Chỉ tiêu này phần nào cũng đánh giá chất lượng của chiến lược phát triển về quy mơ tín dụng. Chỉ tiêu này được tính theo cơng thức sau:

Tốc độ tăng trưởng nợ xấu / tốc độ tăng trưởng tín dụng =

Tốc độ tăng trưởng nợ xấu/ Tốc độ tăng trưởng tín dụng

Tỷ lệ nợ xấu

Tỷ lệ nợ xấu cho biết trong 100 đơn vị tiền tệ dư nợ thì có bao nhiêu đồng là nợ xấu. Chính vì vậy, tỷ lệ nợ xấu là một chỉ tiêu cơ bản đánh giá CLTD của NHTM, cũng như phản ánh hiệu quả công tác quản lý nợ xấu của NHTM. Nợ xấu phản ánh khả năng thu hồi vốn khó khăn, vốn của NHTM lúc này khơng ở mức độ rủi ro thông thường nữa mà nguy cơ mất vốn. Tỷ lệ càng cao chứng tỏ tổng nợ xấu của NHTM lớn. Chỉ tiêu này được tính như sau:

Tỷ lệ nợ xấu = (Nợ xấu/Tổng dư nợ cho vay) x 100%

Mức độ hoàn thành tỷ lệ nợ xấu kế hoạch

Tỷ lệ nợ xấu kế hoạch cho biết NHTM chấp nhận bao nhiêu đồng nợ xấu trên 100 đồng cho vay. Tỷ lệ này thường được các NHTM tính tốn và đưa ra đầu năm kế hoạch cùng với các chỉ tiêu kế hoạch khác. Tỷ lệ này ở mức độ nào do tính tốn của NHTM, dựa trên khả năng chấp nhận rủi ro của NHTM trong mỗi giai đoạn. Nếu tỷ lệ nợ xấu thực tế cao hơn Tỷ lệ nợ xấu kế hoạch chứng tỏ NHTM chưa quản lý tốt và ngược lại.

Tỷ lệ số khách hàng có nợ xấu

Chỉ tiêu này phản ánh cứ 100 khách hàng vay vốn, thì có bao nhiêu khách hàng có nợ xấu. Nếu tỷ lệ này cao, phản ánh công tác quản lý cũng như hạn chế nợ xấu của NHTM chưa thật sự không hiệu quả. Trường hợp chỉ tiêu này thấp hơn chỉ tiêu nợ xấu sẽ cho biết nợ xấu tập trung vào những khách hàng lớn; ngược lại nếu chỉ tiêu này cao hơn chỉ tiêu nợ xấu thì nợ xấu tập trung vào những khách hàng nhỏ.

Tỷ lệ khách hàng nợ xấu = (Tổng số khách hàng có nợ xấu/Tổng số khách hàng có dư nợ) x 100%

Tỷ lệ dự phịng rủi ro trên nợ có khả năng mất vốn

Dự phịng rủi ro là khoản tiền được trích lập để dự phịng tổn thất có thể xảy ra khi khách hàng của NHTM khơng thực hiện nghĩa vụ cam kết. Dự phịng RRTD gồm dự phòng cụ thể và dự phòng chung.

Dự phịng chung là khoản tiền được trích lập để dự phịng cho những tổn thất chưa xác định được trong quá trình phân loại nợ và trong trường hợp khó khăn về tài chính của ngân hàng khi chất lượng các khoản nợ suy giảm. Dự phòng cụ thể là khoản tiền được trích lập để dự phịng cho những tổn thất có thể xảy ra đối với từng khoản nợ.

Tỷ lệ này phản ánh khả năng chống đỡ rủi ro tín dụng từ quỹ dự phịng. Nợ khả năng mất vốn thì các NHTMtrích 100% số tiền dự phịng. Tuy nhiên, số tiền trích lập dự phịng rủi ro dựa trên giá trị khấu trừ của TSĐB. Trong trường hợp hệ số bằng 1, cho thấy NHTM đủ khả năng chống đỡ rủi ro. Trường hợp hệ số <1 sẽ phản ánh NHTM không đảm bảo chống đỡ rủi ro các khoản nợ có khả năng mất vốn bằng quỹ dự phòng rủi ro, mà còn căn cứ vào các TSĐB (nhưng lưu ý rằng không phải lúc nào việc xử lý các TSĐB để thu hồi nợ cũng tiến hành thuận lợi).

Tỷ lệ quỹ dự phòng rủi ro trên nợ có khả năng mất vốn = (Tổng dự phịng rủi ro/Nợ có khả năng mất vốn) x 100%

Một phần của tài liệu Quản lý nợ xấu tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh hà nam (Trang 35 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(103 trang)
w