3.2. Giải pháp hoàn thiện quản lý nợ xấu của Agribank Chi nhánh Hà Nam
3.2.4. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
CBTD ngồi năng lực chun mơn giỏi cũng cần có phẩm chất đạp đức tốt vì trong tình trạng ln tiếp xúc với đồng tiền, nếu không giữ phẩm chất đạo đức sẽ dễ bị cám dỗ của vật chất dẫn đến hành vi tiêu cực, sai trái, làm tổn hại đến uy tín của ngân hàng.
Vì vậy, lựa chọn những cán bộ có năng lực, có trình độ chun mơn và đạo đức tốt để bố trí vào bộ phận tín dụng. Trong các cơng việc của ngân hàng, ngân hàng là một nghề địi hỏi phải có năng lực phân tích, đánh giá, tính chịu trách nhiệm rất cao và ln có những cạm bẫy nên cần có bản lĩnh và đạo đức nghề nghiệp. Do đó, cần tiêu chuẩn hóa cán bộ hoạt động theo các tiêu chí chun mơn, đạo đức rõ ràng, làm cơ sở để chuẩn hóa và nâng cao chất lượng của đội ngũ cán bộ làm việc trong một môi trường đầy rủi ro, đồng thời cần có kế hoạch tuyển dụng phù hợp, đáp ứng các yêu cầu về mở rộng mạng lưới, quy mô kinh doanh của Chi nhánh trong tương lai. Tình trạng kế hoạch tuyển dụng cán bộ cơng tác tín dụng chưa hợp lý trong thời gian qua, trên thực tế đã dẫn đến tình trạng thiếu cán bộ trước yêu cầu mở rộng mạng lưới để nâng cao năng lực cạnh tranh của Agribank Chi nhánh Hà Nam.
Bố trí đủ và phân công công việc hợp lý cho cán bộ, tránh tình trạng quá tải cho cán bộ để đảm bảo chất lượng cơng việc, giúp cho cán bộ có đủ thời gian nghiên cứu, thẩm định và kiểm tra giám sát các khoản vay một cách có hiệu quả.
Agribank Chi nhánh Hà Nam cũng cần có thêm các chính sách thu hút nhân tài, đó là những cán bộ có chuyên mơn cao về lĩnh vực tài chính ngân hàng trong và ngồi nước, đặc biệt trong lĩnh vực quản trị rủi ro, đào tạo và nâng cao năng lực quản trị điều hành của các cán bộ lãnh đạo Agribank Chi nhánh Hà Nam. Mặt khác, Agribank Chi nhánh Hà Nam cần phải cử những cán bộ chủ chốt đi đào tạo, học hỏi kinh nghiệm ở nước ngồi để có thể tiếp thu và cải tiến những mơ hình và quy trình tác nghiệp hiện đại ở các nước trên thế giới.
Bên cạnh đó, để bảo đảm thực hiện tốt công tác quản trị RRTD thì yêu cầu người CBTD phải am hiểu rõ một số vấn đề như sau:
+ Các loại hình tín dụng, đặc trưng của từng loại hình, những loại rủi ro, các nguyên nhân dẫn đến rủi ro, những điều kiện gắn liền với các loại hình tín dụng đó. + Quy trình cấp tín dụng từ khâu nhận hồ sơ, phê chuẩn tín dụng, giải ngân tín dụng đến khâu giám sát các khoản tín dụng sau khi đã cấp.
+ Kỹ thuật thẩm định dự án đầu tư, đánh giá, phân loại khách hàng.
+ Các biện pháp quản lý RRTD, cách thức phân loại nợ, trích lập dự phịng rủi ro.
+ Những kiến thức vê luật pháp và các chính sách liên quan ảnh hưởng đến khả năng thu hồi nợ của ngân hàng.
Do đó, Agribank Chi nhánh Hà Nam cần tăng cường công tác đào tạo. Tăng cường công tác đào tạo, tái đào tạo, thực hiện đào tạo định kỳ và thường xuyên để nâng cao trình độ kiến thức cũng như khả năng vận dụng những kinh nghiệm, kỹ thuật mới trong thẩm định tín dụng, quản trị rủi ro, nâng cao chất lượng tín dụng. Đào tạo phải theo đúng định hướng, chú trọng đào tạo ngắn hạn theo các chuyên đề bổ trọ cho công việc trực tiếp hàng ngày. Đào tạo nâng cao cho các cán bộ chủ chốt và đã được quy hoạch để xây dựng bộ khung cho sự phát triển ổn định và vững chắc sau này.
Đối với đội ngũ CBTD, Agribank Chi nhánh Hà Nam cần thường xuyên trang bị nghiệp vụ để họ có khả năng hiểu biết đầy đủ thông tin về khách hàng vay vốn như thông tin hồ sơ pháp lý, thơng tin tình hình tài chính, tình trạng nợ nần, TSĐB… Đây là một yếu tố rất quan trọng trong quy trình quản lý rủi ro của hoạt động tín dụng, địi hỏi CBTD của ngân hàng phải nắm một cách đầy đủ, chính xác để tiến tới xem xét quyết định cho vay và tạo thuận lợi cho công tác giám sát sau khi vay. Agribank Chi nhánh Hà Nam cần thường xuyên chú trọng nâng cao trình độ, chất lượng nguồn nhân lực, chất lượng cán bộ làm công tác quản lý RRTD; việc bổ nhiệm các chức danh liên quan tới công tác cho vay phải thực sự khách quan, đúng quy trình, đảm bảo năng lực cơng tác và phẩm chất của nghề. Hàng tháng, hàng quý, Agribank Chi nhánh Hà Nam cần thường xuyên tổ chức các buổi nói chuyện chuyên đề, các buổi tập huấn nghiệp vụ tạo điều kiện cho các cán bộ trao
đổi kinh nghiệm, thảo luận và cách giải quyết những vướng mắc phát sinh từ thực tế. Thường xuyên cử cán bộ đi đào tạo tại Trường đào tạo cán bộ của Agribank về quản lý tài chính nói chung và quản lý RRTD nói riêng cho cán bộ và nhân viên của ngân hàng.
- Đẩy mạnh luận chuyển cán bộ giữa chi nhánh cấp trên và chi nhánh trực thuộc, phòng giao dịch trực thuộc nhằm đào tại, bồi dưỡng cán bộ, đồng thời, góp phần bổ sung, tăng cường nguồn cán bộ có chun mơn, kinh nghiệm từ Chi nhánh cấp trên để hỗ trợ các chi nhánh;
Luân chuyển để đào tạo bồi dưỡng, đáp ứng yêu cầu quản lý và yêu cầu kiểm soát nội bộ tại các đơn vị cũng được thực hiện thường xuyên, liên tục, dần hình thành thơng lệ, thói quen tích cực đối với cán bộ, nhân viên.
- Công tác thi đua, khen thưởng cần duy trì và phát triển các phong trào thi đua gắn với hoạt động chuyên môn, trở thành động lực thúc đẩy hoạt động kinh doanh của các đơn vị và tồn hệ thống. Cơng tác khen thưởng đảm bảo kịp thời, chính xác, đúng người, đúng việc, đúng thành tích, phát huy tối đa khả năng và sự sáng tạo của toàn thể cán bộ, nhân viên và người lao động, phấn đấu góp phần hồn thành tốt nhiệm vụ chính trị được giao, đóng góp tích cực vào thành cơng của hệ thống Agribank.
- Agribank Chi nhánh Hà Nam cần phải xây dựng một chế độ đánh giá, xếp loại, khen thưởng và kỷ luật dự trên chất lượng tín dụng và hiệu quả cơng việc mà cán bộ đó thực hiện. Trong cơng tác nhân sự, đặc biệt là trong khâu tiếp nhận, bố trí cán bộ vào bộ phận tín dụng, đơi lúc họ khơng thể hiện rõ được chính kiến của mình trong hồ sơ thẩm định tín dụng mà theo chỉ đạo của cấp trên, cho dù trên thực tế những khoản vay đó đã quá hạn, mất vốn rất cao, do đó khơng tạo được sự phân định rõ ràng và khơng có khả năng đưa ra các kết quả thẩm định một cách khách quan và trung thực. Các quy định về khen thưởng và kỷ luật phải được sự thống nhất trong toàn hệ thống và phải được thực hiện nghiêm túc triệt để. Để làm được việc này, Chi nhánh cần phải giao chỉ tiêu cụ thể cho từng cán bộ. Bên cạnh cơ chế tiền lương, chi nhánh cần tạo lập quỹ khen thưởng để thưởng đột xuất cho những
cán bộ có thành tích hoặc xếp loại xuất sắc. Đối với những cán bộ có vi phạm thì phải tổ chức họp kiểm điểm, xác định trách nhiệm cụ thể của từng cá nhân để có hình thức xử lý nghiêm khắc như hạ bậc lương, hạ mức xếp loại, hoặc chuyển sang bộ phận khác có mức lương thấp hơn. Trong trường hợp vi phạm nghiêm trọng, thì tùy theo tính chất mà xử lý như sa thải, chấm dứt hợp đồng lao động, cách chức… Nhờ vậy mới nâng cao tính chịu trách nhiệm trong các quyết định tín dụng của các cán bộ có liên quan, từ đó chất lượng tín dụng chắc chắn sẽ được cải thiện đáng kể.