Hồn thiện cơng tác xử lý nợ xấu

Một phần của tài liệu Quản lý nợ xấu tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh hà nam (Trang 88 - 92)

3.2. Giải pháp hoàn thiện quản lý nợ xấu của Agribank Chi nhánh Hà Nam

3.2.3. Hồn thiện cơng tác xử lý nợ xấu

Trong mọi hoạt động kinh doanh đều chứa đựng những rủi ro tiềm ẩn, nếu khơng chấp nhận rủi ro thì khơng thể tạo ra cơ hội đầu tư và kinh doanh mới. Hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại cũng như các hoạt động kinh doanh khác không tránh khỏi những rủi ro. Khi nợ xấu xảy ra thì Agribank Chi nhánh Hà

Nam bằng mọi cách đôn đốc khách hàng trả nợ, cùng khách hàng đưa ra những giải pháp tháo gỡ khó khăn, giúp ngân hàng tìm được nguồn trả nợ.

Thứ nhất, cơ cấu lại thời hạn trả nợ

Theo Thông tư 09/2014/TT-NHNN ngày 18/3/2014 về việc sửa đổi bổ sung Thông tư 02/2013/TT-NHNN ngày 21/1/2013 của Thống đốc Ngân hàng nhà nước về việc phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phịng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngồi có cho phép các TCTD được xem xét, cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ như đã được phân loại trước khi cơ cấu lại thời hạn trả nợ.

Việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ giúp khách hàng khó khăn tạm thời về nguồn trả nợ hiện tại nhưng có khả năng trả nợ trong tương lai, thời gian gia hạn nợ phải phù hợp với tình hình sản xuất, kinh doanh nhưng phải đảm bảo đúng quy định. Để cơ cấu lại thời hạn trả nợ đúng đối tượng, ngân hàng phải kiểm tra, phân tích, đánh giá nguyên nhân dẫn đến tình trạng chậm trễ việc trả nợ của doanh nghiệp, để từ đó đưa ra những biện pháp hỗ trợ cũng như điều chỉnh thời hạn trả nợ cho phù hợp.

Khi cơ cấu lại thời hạn trả nợ, ngân hàng phải thường xuyên rà soát, đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng. Khi đến hạn mà khách hàng vẫn khơng có nguồn để trả nợ thì ngân hàng thực hiện phân loại nợ đó theo đúng quy định tại Thơng tư 02/2013/TT-NHNN.

Thứ hai, miễn giảm lãi xuất

Trong những năm gần đây, nhiều doanh nghiệp phải đối mặt với khơng ít khó khăn, thách thức, thậm chí rơi vào tình trạng phá sản, thu hẹp sản xuất. Trước thực trạng đó, để hỗ trợ và chia sẻ khó khăn với doanh nghiệp, ngân hàng đã tiến hành rà soát, đánh giá khả năng trả nợ, vay vốn của các doanh nghiệp để thực hiện miễn, giảm lãi vốn vay phải trả tuân thủ theo đúng Quyết định số 20/VBHN-NHNN ngày 22/5/2014 về việc ban hành quy chế cho vay của TCTD đối với khách hàng.

Có thể khẳng định, miễn, giảm lãi suất đã phần nào giúp các doanh nghiệp giảm tải áp lực trả nợ, cũng như có thêm điều kiện để đẩy mạnh hoạt động sản xuất, kinh doanh; vượt qua giai đoạn khó khăn để tồn tại, phát triển. Bên cạnh đó, khi

điều kiện trả nợ của doanh nghiệp được cải thiện, ngân hàng sẽ giảm bớt áp lực gia tăng nợ xấu và áp lực gia tăng trích lập dự phịng.

Ngân hàng chỉ được quyết định miễn, giảm lãi vay vốn phải trả đối với khách hàng theo các nguyên tắc được quy định tại Điều 23 Quyết định số 20/VBHN-NHNN ngày 22/5/2014 về việc ban hành quy chế cho vay của TCTD đối với khách hàng.

Thứ ba, sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro

Thơng tư 02/2013/TT-NHNN quy định ít nhất mỗi quý một lần, TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngồi phải rà xốt, đánh giá tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh và khả năng trả nợ của khách hàng, từ đó giúp ngân hàng phân loại nợ chính xác. Sau khi có kết quả phân loại nợ, ngân hàng tiến hành điều chỉnh mức trích lập dự phịng đối với các khoản vay.

Mục đích của việc trích lập dự phịng RRTD là để ngân hàng có nguồn chủ động xử lý các khoản nợ được phân loại vào nhóm 5 kịp thời, giảm thiểu nợ xấu. Vì vậy, các ngân hàng phải thực hiện nghiêm túc việc trích lập quỹ dự phịng rủi ro theo nguyên tắc tính đúng và tính đủ.

Khi ngân hàng sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro, khoản nợ đó sẽ được hạch tốn ngoại bảng, khơng cịn dư nợ ở nội bảng nhưng ngân hàng vẫn phải tiếp tục theo dõi, tìm mọi biện pháp để thu hồi nợ bởi nghĩa vụ trả nợ của khách hàng vẫn không thay đổi.

Thứ tư, xử lý TSĐB

Hiện nay, biện pháp được các TCTD thực hiện để thu hồi nợ chủ yếu là thanh lý TSĐB hoặc khởi kiện ra tịa án. Thơng thường, các TSĐB nợ đã được các chủ tài sản đăng ký giao dịch đảm bảo khi ký hợp đồng thế chấp vay vốn với TCTD. Các TCTD sẽ thực hiện việc bán TSĐB nợ hoặc nhận chính TSĐB để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ được đảm bảo để thanh toán nợ gốc, lãi vay, lãi quá hạn của bên bảo đảm sau khi trừ đi các chi phí khác (nếu có) và được tiếp nhận tài sản đó. Tuy nhiên, trên thực tế, việc thực hiện xử lý nợ xấu, nhất là nợ nhóm 5, thơng qua việc

xử lý TSĐB nợ gặp khơng ít khó khăn, tiến trình xử lý mất rất nhiều thời gian và thủ tục, giá trị thu hồi thấp.

Vì vậy, để đẩy nhanh tiến độ bán, xử lý các TSĐB của các khoản nợ xấu để thu hồi vốn cho ngân hàng cần phải hồn thiện quy trình, hệ thống cơ chế chính sách, cơng cụ quản lý TSĐB trong nội bộ ngân hàng. Bên cạnh đó, các cơ quan tư pháp cần có sự phối hợp đồng bộ để đẩy nhanh tiến độ và xử lý dứt điểm các vụ án có liên quan đến hoạt động ngân hàng và thi hành các vụ án dân sự, để tạo điều kiện cho các TCTD thu hồi nợ, giảm nợ xấu và tạo điều kiện mở rộng tín dụng cho nền kinh tế.

Đối với các khoản nợ xấu có TSĐB: Nếu Agribank Chi nhánh Hà Nam đánh giá khách hàng không cịn khả năng trả nợ thì phải tích cực áp dụng các biện pháp xử lý TSĐB.

+ Nếu TSĐB đã được tịa án giao cho Agribank Chi nhánh Hà Nam thì Chi nhánh chủ động xử lý hoặc ủy thác cho Công ty quản lý nợ và khai thác tài sản xử lý theo các hình thức: tự bán cơng khai, bán qua Trung tâm dịch vụ đấu giá…. Tiền bán TSĐB được xử lý làm cơ sở để thanh toán nợ gốc, lãi vay quá hạn của bên bảo đảm sau khi trừ đi các chi phí theo quy định (nếu có). Đối với những tài sản để nguyên thì khơng thể bán được, mà phải cải tạo, sửa chữa, nâng cấp mới có thể bán được thì phải lập phương án cụ thể trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.

+ Nếu TSĐB chưa được tòa án giao cho Agribank Chi nhánh Hà Nam xử lý thì Chi nhánh cần nhanh chóng thu thập hồ sơ, thực hiện khởi kiện lên tịa án để nhanh chóng giành quyền xử lý TSĐB.

Đối với các khoản nợ xấu khơng có TSĐB và khơng cịn nguồn để thu, Agribank Chi nhánh Hà Nam lập hồ sơ và tổng hợp để trình Hội sở chính cấp nguồn xử lý hoặc sử dụng nguồn dự phịng rủi ro của Chi nhánh để xử lý. Nếu khách hàng vẫn cịn hoạt động kinh doanh thì cần đơn đốc, thu hồi nợ, trường hợp khách hàng chây ỳ cần đề nghị các cơ quan pháp luật can thiệp kịp thời.

Một phần của tài liệu Quản lý nợ xấu tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh hà nam (Trang 88 - 92)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(103 trang)
w