Nội dung quản lý hoạt động cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn hà nội (Trang 25 - 29)

1.2.2. Nội dung quản lý hoạt động cho vay đối với khách hàng doanhnghiệp nhỏ và vừa nghiệp nhỏ và vừa

Theo Thông tư 39/2016/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thì quản lý hoạt động cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa gồm các nội dung cơ bản sau: Xây dựng và ban hành chính sách, quy trình cho vay; tổ chức bộ máy thực hiện cho vay; quản lý thẩm định hồ sơ; quản lý rủi ro của hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa; giám sát, đánh giá kết quả thực hiện.

Ban hành quy trình cho vay

Xây dựng chính sách cho vay

Xây dựng danh mục cho vay Quản lý, giám sát quá trình cho vayThu nợ, xử lý các khoản cho vay có vấn đềCơng tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ Xây dựng và ban hành chính sách, quy trình

cho vay

Quản lý hoạt động cho vay vốn đối với DNNVV

Tổ chức bộ máy thực hiện cho vayQuản lý thẩm định hồ sơQuản lý rủi ro của hoạt động cho vay khách hàng DNVVNĐánh giá kết quả thực hiện

Những nội dung này được thể hiện qua sơ đồ sau:

Sơ đồ 1.1. Nội dung quản lý hoạt động cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa

(Nguồn: Thông tư 39/2016/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước) 1.2.2.1. Xây dựng, ban hành chính sách cho vay khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa

Chính sách cho vay thể hiện đường lối cho vay của NH đối với DNNVV. Nó có tác dụng trong việc hướng dẫn các cán bộ tín dụng thực hiện mục tiêu trong hoạt động cho vay đối với DNNVV. Chính sách cho vay thường bao gồm các nội dung chính sau;

Một là, xác định được phạm vi - khu vực ngân hàng phục vụ: Tất cả các ngân hàng đều mong muốn có thị trường rộng lớn, rải khắp các khu vực. Tuy nhiên do các ràng buộc về nguồn lực nên để có hiệu quả thì các ngân hàng phải lựa chọn cho mình một phân khúc thị trường nhất định. Ở phân khúc đó ngân hàng hoạt động tốt nhất và thu lại lợi ích cao nhất. Vì vậy địi hỏi các nhà quản lý phải xác định ngay từ

đầu phạm vi, khu vực mà ngân hàng có thể phục vụ nhu cầu vay vốn của khách hàng DNNVV.

Hai là, các loại hình cho vay mà ngân hàng sẽ triển khai thực hiện: Về mặt lý thuyết, có rất nhiều loại hình cho vay đối với khách hàng nói chung và DNNVV nói riêng. Tuy nhiên khơng phải ngân hàng nào cũng thực hiện tồn bộ các loại hình cho vay đó. Nhà quản lý phải xác định các loại hình cho vay cụ thể phù hợp với nguồn lực sẵn có của ngân hàng và phù hợp với nhu cầu của phân khúc thị trường đã lựa chọn.

Ba là, các điều kiện cần thiết để ngân hàng có thể chấp nhận cho DNNVV vay vốn. Các điều kiện này thường được tập hợp lại thành danh mục trong hồ sơ cho vay vốn. Hồ sơ cho vay của một ngân hàng là các tài liệu bằng văn bản về mối quan hệ tổng thể của ngân hàng với doanh nghiệp vay vốn. Các hồ sơ tốt hoàn toàn cần thiết cho một nghiệp vụ cho vay tốt. Chất lượng của khoản cho vay phụ thuộc rất lớn vào sự hồn chỉnh và chính xác của hồ sơ cho vay. Ngồi ra, hồ sơ cho vay là nguồn tài liệu quan trọng đối với công tác giám sát các khoản vay và cũng là nguồn quan trọng cung cấp thơng tin cho các cán bộ tín dụng tiến hành đánh giá cho vay định kỳ, kiểm tốn bên ngồi và các ban ngành kiểm tra khác ngoài ngân hàng.

Bốn là, quy định về hạn mức cho vay, thời gian cho vay và thời gian trả nợ: Dựa trên các quy định về hoạt động cho vay của ngân hàng nhà nước, các ngân hàng phải tiến hành thiết lập cho mình một danh mục hạn mức cho vay, thời gian cho vay và thời gian trả nợ đối với các đối tượng khách hàng khác nhau của mình. Đồng thời là việc quy định quyền hạn và trách nhiệm của cán bộ nhân viên ngân hàng trong từng hạn mức trong danh mục trên.

Năm là, các quy định về theo dõi giám sát các khoản vay và các khoản vay có vấn đề:

- Hiệu quả của các quyết định cho vay tốt và tổ chức các khoản vay một cách chính xác phụ thuộc vào việc giám sát các khoản vay. Để thực hiện việc giám sát tốt cần có các quy định về việc giám sát các khoản vay làm căn cứ hoạt động. Các quy định về việc giám sát các khoản vay thường gồm một số nội dung như : giám sát sự

tuân thủ các điều khoản trong hợp đồng cho vay, giám sát hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng, kiểm tra các hình thức bảo đảm, phân tích báo cáo tài chính của khách hàng theo định kỳ,…

- Ngân hàng tiến hành thu nợ khách hàng theo đúng những điều khoản đã cam kết trong hợp đồng cho vay. Nếu đến hạn trả nợ mà khách hàng khơng có khả năng trả nợ thì ngân hàng có thể xem xét cho gia hạn nợ hoặc chuyển sang nợ quá hạn để có biện pháp xử lý thích hợp nhằm đảm bảo thu hồi nợ.

- Quản lý khoản cho vay có vấn đề là tồn bộ q trình phịng ngừa, kiểm tra, giám sát và các biện pháp xử lý đối với những khoản cho vay có vấn đề nhằm giảm thiểu mức độ rủi ro có thể xảy ra, nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng, tiến tới quản lý khoản cho vay có vấn đề theo tiêu chuẩn thống nhất phù hợp với các chuẩn mực và thơng lệ quốc tế.

1.2.2.2. Lựa chọn mơ hình và tổ chức bộ máy quản lý hoạt động cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa

* Lựa chọn mơ hình quản lý - Mơ hình quản lý phân tán

Mơ hình quản lý phân tán trong quản lý cho vay là chi nhánh, phòng giao dịch được ủy quyền thực hiện các khâu trong quy trình cho vay, bao gồm từ phát triển thị trường, hướng dẫn khách hàng làm hồ sơ, thẩm định hồ sơ và ra quyết định tín dụng đối với một hạn mức nhất định; giải ngân, giám sát sử dụng vốn và hoạt động thu hồi vốn và lãi. Như vậy, trong mơ hình quản lý phân tán, chi nhánh sẽ trực tiếp quản lý chất lượng tín dụng, quản lý và thực hiện các biện pháp quản lý rủi ro tín dụng đối với các khoản vay do chi nhánh phê duyệt và giải ngân.

Đối với mơ hình phân tán, Hội sở sẽ thực hiện chức năng thanh tra, kiểm tra cơng tác cho vay của chi nhánh, phịng giao dịch, ban hành các chính sách, phát triển các sản phẩm, xây dựng và quản lý việc thực hiện các quy trình cho vay, quản lý việc thẩm định tài sản đảm bảo, giám sát đánh giá và điều chỉnh các hoạt động thẩm định hồ sơ, quản lý rủi ro của chi nhánh đối với các khoản vay.

Như vậy, với mơ hình quản lý phân tán, Hội sở không trực tiếp thực hiện phê duyệt các khoản tín dụng, mà chủ yếu quản lý gián tiếp thơng qua việc quản lý chi

nhánh, phịng giao dịch, cán bộ tín dụng thực hiện nghiêm túc, đầy đủ các quy định về cho vay, các bước của quy trình cho vay. Mơ hình phân tán này sẽ giúp cho các chi nhánh, phịng giao dịch có nhiều quyền hạn hơn, chủ động hơn trong việc phát triển thị trường, phát triển tín dụng, đem lại hiệu quả hơn trong việc cho vay đối với khách hàng nói chung và khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa nói riêng. Tuy nhiên, mơ hình này cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro, do đó yêu cầu Hội sở phải quản lý chặt chẽ việc thực hiện quy trình, có đầy đủ các cơ chế kiểm tra, giám sát và thanh tra các khoản vay, có chế tài xử lí kịp thời nếu phát hiện các hoạt động không đúng để chiếm dụng vốn của ngân hàng.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn hà nội (Trang 25 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(111 trang)
w