X 100 Lợi nhuận của ngân hàng
d. Các hoạt động khác bao gồm:
2.2.4. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động cho vay khách hàng DNNVV của SHB
khách hàng DNNVV của SHB
2.2.4.1. Yếu tố bên ngoài ngân hàng
* Về môi trường kinh tế - xã hội
Giai đoạn 2017-2019 đánh dấu kỷ lục về tăng trưởng kinh tế, thu hút vốn đầu tư nước ngoài, kim ngạch thương mại hay khách du lịch đến Việt Nam. Lần đầu tiên sau nhiều năm, Việt Nam đạt và vượt toàn bộ 13 chỉ tiêu kinh tế - xã hội. Năm 2017 tăng trưởng kinh tế đạt 6,81%, vượt chỉ tiêu 6,7% do quốc hội đề ra, và là mức tăng trưởng cao nhất trong 10 năm qua, theo số liệu mới công bố của Tổng cục thống kê. Chỉ số phát triển bền vững của Việt Nam năm 2018 tăng 20 bậc, lên mức 68/157 quốc gia, vùng lãnh thổ. Trong năm nay, lạm phát được kiểm soát ở mức 3,53%, thấp hơn mức trần là 4%. Tuy nhiên bội chi ngân sách vẫn là gánh nặng của chính phủ. Tổng thu ngân sách sau nhiều nỗ lực vẫn không đủ bù cho chi khi chỉ đạt hơn 1,1 triệu tỷ đồng, bằng 91,1% dự toán năm. Theo số liệu của Tổng cục thống kê, bội chi ngân sách tính đến 15/12/2018 khoảng 115.500 tỷ đồng, tăng gần 49.000 tỷ đồng so với số liệu cách đây chỉ một tháng.
Bên cạnh đó, văn hóa - xã hội có bước phát triển tiến bộ, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân các dân tộc được cải thiện, cơng tác xóa đói, giảm nghèo, các vấn đề xã hội bức xúc được quan tâm tập trung giải quyết; quốc phòng - an ninh đảm bảo, quan hệ hợp tác quốc tế không ngừng được củng cố, tăng cường, mở rộng và phát triển.
Môi trường kinh tế - xã hội của Việt Nam giai đoạn 2017-2019 nói chung như trên đã đem lại nhiều cơ hội nhưng cũng nhiều thách thức cho quản lý hoạt động cho vay khách hàng DNNVV của NHTMCP Sài Gòn - Hà Nội (SHB).
* Về mơi trường chính trị
Việt Nam“được các nước trên thế giới đánh giá là một nước có nền chính trị ổn định, đất nước hịa bình trong khi nhiều nước khác trên thế giới vẫn xảy ra bạo loạn, chiến tranh, khủng bố,…chính phủ tạo mọi điều kiện cho các DN kinh doanh. Sức mạnh chính trị của Việt Nam càng tăng lên với vai trị và tiếng nói chung trong Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc (LHQ). Tuy nhiên về mặt pháp luật, ở nước ta các bộ luật liên quan đến kinh doanh cịn rất ít và vẫn chưa thể đáp ứng được những tình huống có thể xảy ra trong kinh doanh. Chẳng hạn, chưa có luật cụ thể về chống độc quyền, các văn bản luật chống bán phá giá,… Do vậy, Ngân hàng cần nắm rõ và phân tích các tình huống có thể xảy ra và có những giải pháp phù hợp để mang lại hiệu quả tốt nhất, đồng thời tránh được những đáng tiếc có thể xảy ra.
* Về môi trường pháp lý
Trong những năm gần đây, Quốc hội, Ủy ban thường vụ quốc hội, Chính phủ, NHNN và các cơ quan liên quan đã ban hành nhiều luật, văn bản dưới luật hướng dẫn thi hành luật liên quan đến hoạt động tín dụng ngân hàng nói chung. Tuy nhiên, luật và các văn bản đã có song việc triển khai vào hoạt động ngân hàng thì lại hết sức chậm chạp và cịn gặp phải nhiều vướng mắc bất cập như một số văn bản về việc cưỡng chế thu hồi nợ. Những văn bản này đều có quy định: Trong những hợp khách hàng khơng trả được nợ, NHTM có quyền xử lý TSĐB cho khoản vay. Trên thực tế, các NHTM khơng làm được điều này vì ngân hàng
là một tổ chức kinh tế, không phải là cơ quan quyền lực nhà nước, khơng có chức năng cưỡng chế buộc khách hàng bàn giao tài sản đảm bảo cho ngân hàng để xử lý hoặc việc chuyển tài sản đảm bảo nợ vay để Tòa án xử lý qua con đường tố tụng… cùng nhiều các quy định khác dẫn đến tình trạng NHTM không thể giải quyết được nợ tồn đọng, tài sản tồn đọng. Vì thế các khoản vay mặc dù có tài sản thế chấp bảo đảm nhưng khơng có khả năng thu hồi.
Mặt khác, theo quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam, hiện tại chưa có một quy định chính thức của Nhà nước, NHNN riêng về việc cho vay đối với các DNNVV. Sự quan tâm nếu có trong việc cho vay đối với DNNVV chỉ nằm trong các chủ trương, chính sách tổng thể của Nhà nước đối với các đối tượng này. Trong thời gian qua, tiêu biểu cho chính sách tổng thể nêu trên là việc ban hành Nghị quyết 22/NQ-CP ngày 05/05/2010 về việc triển khai thực hiện Nghị định số 56/2009/NĐ-CP ngày 30/6/2009 của Chính phủ về trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa (sau đây gọi tắt là Nghị quyết 22/NQ-CP).
Luật Hỗ trợ DNNVV là một trong những bước đi quan trọng để cụ thể hóa Nghị quyết TW5 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về phát triển kinh tế tư nhân, đồng thời thể hiện rõ vai trị kiến tạo của Chính phủ mới. Luật ra đời được đánh giá tốt bởi sự chuẩn bị bài bản, công phu và nhận được sự ủng hộ và đồng thuận cao. Luật Hỗ trợ DNNVV có 4 chương với 35 điều, quy định về nguyên tắc, nội dung, nguồn lực hỗ trợ DNNVV; trách nhiệm của cơ quan, tổ chức và cá nhân liên quan đến hỗ trợ DNNVV. Về nguyên tắc hỗ trợ DNNVV, luật quy định rõ việc hỗ trợ DNNVV phải tôn trọng quy luật thị trường, phù hợp với điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên. Bảo đảm công khai, minh bạch về nội dung, đối tượng, trình tự, thủ tục, nguồn lực, mức hỗ trợ và kết quả thực hiện.
Tóm lại, những năm gần đây Chính phủ đã quan tâm và đã ban hành nhiều chính sách hỗ trợ đến các DNNVV. Tuy nhiên, để pháp luật đi vào cuộc sống thì vẫn cịn Các chính sách về hỗ trợ DNNVV từ Trung ương đến địa phương vẫn chưa thật cụ thể, chưa đồng bộ và nhất qn. Có ít DNNVV tiếp cận được các nguồn lực hỗ trợ của Nhà nước. Nguyên nhân là phần lớn các chính sách, chương
trình hỗ trợ chỉ hướng vào đối tượng doanh nghiệp nói chung, khơng ưu tiên hoặc dành riêng hỗ trợ DNNVV. Vì vậy, trên thực tế, chủ yếu là các doanh nghiệp lớn tiếp cận được các chính sách, chương trình hỗ trợ của Nhà nước. Bên cạnh đó, nhiều cơ chế, chính sách đã ban hành, nhưng chậm trễ hoặc gặp nhiều khó khăn, vướng mắc trong việc tổ chức triển khai thực hiện nên chưa hỗ trợ kịp thời doanh nghiệp, đặc biệt trong bối cảnh kinh tế suy thoái do dịch bệnh covid19 vừa qua.
* Về nhân tố từ phía khách hàng là các DNNVV
Nhìn chung, DNNVV hoạt động với quy mơ nhỏ, trình độ cơng nghệ của đại đa số các DNNVV còn lạc hậu, khả năng quản trị doanh nghiệp chưa tốt thường gặp rất nhiều khó khăn trong việc mở rộng quy mơ sản xuất kinh doanh, do đó năng lực cạnh tranh cịn thấp. Mặt bằng chung về trình độ lao động trong các DNNVV còn rất thấp, các doanh nghiệp thiếu lao động có chất lượng cao như các vị trí kỹ sư, quản lý, điều hành có tầm hiểu biết rộng. Bên cạnh đó do quy mơ về vốn của các doanh nghiệp cịn nhỏ, khả năng thanh tốn thấp nên trong quá trình kinh doanh nếu gặp những bất trắc, rủi ro của thị trường thì các doanh nghiệp khó có khả năng tự cân đối nguồn vốn để trả nợ các tổ chức tín dụng nên việc đáp ứng điều kiện bảo đảm tiền vay, đặc biệt vấn đề tài sản thế chấp, tín chấp khi vay vốn cũng là một khó khăn mà các doanh nghiệp vấp phải khi vay vốn tại các tổ chức tín dụng, làm cho nguồn vốn khó khăn lại càng khó khăn hơn. Hầu hết các DNNVV đều rất khó khăn khi tiếp cận với thị trường quốc tế, sự trợ giúp của Nhà nước còn nhiều hạn chế, mặt khác những trở ngại về trình độ hiểu biết thương mại quốc tế, cạnh tranh của sản phẩm, thương hiệu, mẫu mã… Khi mà các DNNVV gặp nhiều khó khăn trong hoạt động kinh doanh tất yếu sẽ dẫn đến nguy cơ nợ xấu cho NHTMCP Sài Gòn - Hà Nội (SHB) trong hoạt động cho vay của mình.
2.2.4.2. Các yếu tố bên trong SHB
* Về năng lực quản trị điều hành của NHTMCP Sài Gịn - Hà Nội (SHB)
được hoàn thiện đáp ứng những yêu cầu quản lý hiện đại theo chuẩn mực, nâng cao hiệu lực và chấp hành kỷ cương quản trị điều hành toàn hệ thống của SHB, từng bước được chuẩn hoá hướng theo để đáp ứng những yêu cầu áp dụng cơng nghệ mới, hình thành các kênh phân phối sản phẩm trực tuyến hiệu quả. Với việc áp dụng thống nhất sổ tay quản trị điều hành, từng bước xây dựng đủ các quy chế quản lý, quy trình các mặt hoạt động quản lý và nghiệp vụ, áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế đảm bảo vận hành các mặt hoạt động thông suốt từ Hội sở đến các Chi nhánh và các Phịng giao dịch trên tồn quốc.
Tuy nhiên, cũng như các NHTM khác, khả năng quản trị điều hành của SHB vẫn cịn có hạn chế. Trước hết đó là hạn chế trong năng lực hoạch định chiến lược và xây dựng các chính sách phát triển chưa có tính ổn định lâu dài, chưa đảm bảo tính tiên tiến và chưa sát với xu hướng phát triển. Nhiều định hướng và chính sách của SHB cịn có tuổi thọ chưa cao, thường xun phải điều chỉnh. Nhiều lĩnh vực hoạt động chưa có định hướng và chính sách phát triển cụ thể đặc biệt là trong các lĩnh vực quan trọng như phát triển kinh doanh đối ngoại, phát triển hoạt động dịch vụ … Nhiều chính sách ra đời nhưng chưa được kiên định thực hiện, dễ bị tác động khi môi trường thay đổi. Việc phân cấp công việc chưa thực hiện được là do chưa hình thành được hệ thống các chuẩn mực quản lý hoạt động, những việc phát sinh ngồi phân cấp thường xun xảy ra. Chính vì vậy, chưa phát huy được tính ưu việt của mơ hình quản lý tập trung. Điều này đã ảnh hưởng phần nào đến quản lý hoạt động cho vay của SHB đối với khách hàng DNNVV.
* Về chất lượng nhân lực
Là yếu tố mang tính quyết định đến việc nâng cao hay suy giảm chất lượng tín dụng của ngân hàng, vì suy cho cùng quyết định cung cấp tín dụng của ngân hàng là những quyết định mang tính chất chủ quan. Một ngân hàng với một đội ngũ lãnh đạo tốt sẽ đưa ra được những chính sách hợp lý và phương thức phát triển phù hợp với khuynh hướng phát triển của nền kinh tế. Một đội ngũ cán bộ tín dụng giỏi sẽ giúp ngân hàng có được những khoản cho vay với chất lượng cao nhất. Các cán bộ của các phòng ban, các bộ phận chức năng khác sẽ giúp cho ngân hàng mở
rộng các hoạt động kinh doanh của mình, tạo dấu ấn trong lịng thị trường.
Thời gian qua, có thể thấy đội ngũ nhân viên tín dụng của SHB là rất trẻ và có những điểm mạnh như: Nhiệt tình, sáng tạo, năng động trong cơng việc, ham học hỏi; Có khả năng thích ứng nhanh đối với những thay đổi: Về quy chế, chính sách, đường lối…
Nhìn chung, SHB chú trọng đến công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ nhân viên tín dụng. Hoạt động trong lĩnh vực tài chính, con người là yếu tố quyết định bởi các sản phẩm dịch vụ của NH được cung cấp trực tiếp cho KH; chất lượng dịch vụ phụ thuộc rất lớn vào trình độ, kỹ năng và kinh nghiệm của các cán bộ tham gia vào quá trình tác nghiệp, phục vụ KH. Ở SHB, công tác giáo dục tư tưởng, rèn luyện và đề cao phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, đào tạo nâng cao trình độ, kỹ năng của người lao động được quan tâm hàng đầu. Hàng năm SHB đã nhiều lượt cán bộ tham gia các khóa đào tạo về chun mơn nghiệp vụ, tạo điều kiện cho cán bộ tham gia các khóa đào tạo bên ngoài, kết hợp giữa đào tạo theo kế hoạch và với tự đào tạo của cán bộ, người lao động. Nhờ đó, nâng cao được năng lực phục vụ khách hàng nói chung và trong hoạt động cho vay khách hàng DNNVV nói riêng.
Tuy nhiên, cán bộ tín dụng trẻ tuổi chiếm tỷ trọng cao và có xu thế tăng trong giai đoạn 2017-2019 làm cho SHB cũng gặp một số khó khăn nhất định, ảnh hưởng đến chất lượng cho vay như: Thiếu kinh nghiệm trong việc thẩm định khách hàng vay vốn, đặc biệt trong vấn đề hoạt động cho vay khách hàng DNNVV; Khả năng nắm bắt tâm lý khách hàng, giao tiếp của nhân viên tín dụng trẻ tuổi thường kém hơn so với những nhân viên có thâm niên trong nghề…
* Vấn đề thơng tin tín dụng (TTTD)
TTTD là thơng tin về tài chính, quan hệ tín dụng, bảo đảm tiền vay, tình hình hoạt động kinh doanh và thơng tin pháp lý của khách hàng có quan hệ với
SHB. Hoạt động TTTD là việc thu thập, tổng hợp, cung cấp, lưu trữ, phân tích xếp loại, dự báo, trao đổi, khai thác và sử dụng TTTD nhằm góp phần bảo đảm an tồn hoạt động tín dụng của SHB thơng qua ngăn ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng.
Hệ thống TTTD được thiết lập nhằm: Hình thành cơ sở dữ liệu tập trung về khách hàng để phục vụ cho q trình cấp tín dụng, phân tích và quản lý tín dụng, quản trị rủi ro tín dụng thơng qua việc tạo ra một cơ chế thu thập, tổng hợp, xử lý, lưu trữ và chia xẻ TTTD trong nội bộ hệ thống SHB. TTTD đầy đủ, chính xác và có hệ thống về khách hàng sẽ góp phần ngăn ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng, rủi ro lựa chọn nghịch do thiếu thông tin hay thông tin bất đối xứng về khách hàng và đối tượng đầu tư. Mục đích quan trọng nhất của hệ thống TTTD là tìm kiếm và phát hiện sớm các khoản tín dụng có vấn đề và đánh giá đúng mức độ rủi ro của các khoản nợ, đồng thời tiên liệu trước khả năng một khoản tín dụng có thể chuyển sang nợ xấu.
Vấn đề TTTD có vai trị quan trọng như vậy nhưng hiện nay các phòng ban của SHB vẫn chưa nhận thức rõ trách nhiệm của mình trong việc cung cấp và xử lý TTTD. TTTD của khách hàng DNNVV chưa được truyền tải đầy đủ và kịp thời đến lãnh đạo SHB ở các cấp, CBTD và các phòng ban được phép khai thác, sử dụng TTTD làm ảnh hưởng đến quá trình quản lý hoạt động cho vay và đề ra biện pháp hành động phù hợp.
* Cơ sở vật chất thiết bị - công nghệ của ngân hàng
Hiện nay, SHB đang tích cực hiện đại hóa các nghiệp vụ ngân hàng hiện đại với sự trợ giúp của công nghệ thông tin nhằm cung cấp nhiều dịch vụ tiện lợi cho khách hàng. Tuy nhiên so với cả nước thì vẫn ở trình độ trung bình vì SHB chỉ là hệ thống NHTMCP có quy mơ nhỏ. Về cơ sở vật chất và trang thiết bị còn hạn chế, nên ảnh hưởng đến mở rộng thị phần kinh doanh. Hệ thống ATM quá ít về số lượng máy, chủ yếu được đặt tại hội sở, các chi nhánh ngân hàng SHB và một số trung tâm kinh tế lớn như Sài Gòn, Hà Nội còn mạng lưới các tỉnh thành khác vẫn còn nhiều hạn chế.