Tăng cường quản trị cho vay, kiểm tra, giám sát sau cho vay khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn hà nội (Trang 96 - 100)

X 100 Lợi nhuận của ngân hàng

a, Hạn chế tồn tạ

3.2.2. Tăng cường quản trị cho vay, kiểm tra, giám sát sau cho vay khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa

hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa

* Tăng cường công tác quản trị cho vay

Hoạt động cho vay DNNVV của Ngân hàng chứa đựng nhiều rủi ro khiến cho SHB có thể khơng thu hồi được một phần hoặc toàn bộ số tiền gốc và lãi khi đến hạn. Vì vậy việc quản trị cho vay DNNVV trong hoạt động của NHTM nói chung, SHB nói riêng là rất quan trọng, thường xuyên được các NHTM quan tâm. Để tăng cường công tác quản trị cho vay DNNVV thì SHB cần áp dụng một số biện pháp cụ thể sau:

- Hoàn thiện hệ thống thông tin đánh giá khách hàng trên nhiều phương diện. Bên cạnh những thông tin về ngành nghề kinh doanh của khách hàng để dự đoán được khuynh hướng phát triển, khả năng kinh doanh cũng như khả năng hoàn trả nợ của người vay. SHB cần có những kế hoạch đầu tư cơng nghệ hiện

đại có thể tìm kiếm, phân tích, quản lý thơng tin với số lượng lớn và phức tạp, thành lập các kho dữ liệu, phịng cơng tác thơng tin và phải có kế hoạch kiểm tra, điều chỉnh và tái sử dụng thơng tin đã lưu từ đó rút ngắn thời gian ra quyết định đối với mỗi khách hàng cụ thể.

- Thực hiện nghiêm chính sách cho vay và quy trình cho vay: Để thực hiện tốt chính sách thì SHB phải xây dựng và thực hiện các chiến lược chính sách quản trị rủi ro đúng đắn bao gồm công tác hoạch định và xây dựng chiến lược, chính sách quản lý rủi ro, chính sách tái cơ cấu bộ máy tổ chức,...

- Xây dựng phịng ban chun mơn thực hiện cơng tác quản lý nợ vay. Đồng thời cũng nhằm giảm áp lực công việc cho cán bộ phòng khách hàng doanh nghiệp.

* Tăng cường giám sát, quản lý sau cho vay

Đối với tín dụng ngân hàng, việc cho vay ra mới chỉ đạt 50% cơng việc, phần cịn lại đó chính là giám sát món vay đồng thời thu hồi tồn bộ gốc và lãi. Một quy trình cho vay chỉ hồn chỉnh khi khách hàng trả nợ và ngân hàng tất toán hồ sơ. Để nâng cao hơn nữa hiệu quả công tác quản lý chất lượng tín dụng khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa, hạn chế mức thấp nhất các rủi ro phát sinh và đề ra các biện pháp hữu hiệu xử lý món vay có vấn đề thì SHB cần tăng cường giám sát, quản lý sau cho vay phải được quan tâm hơn nữa.

Thứ nhất, tích cực trong cơng tác kiểm tra, giám sát khoản vay của

DNNVV

Cán bộ tín dụng phải thường xuyên theo dõi hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng sau khi giải ngân cho khách hàng, nhằm đánh giá tiến độ thực hiện của phương án vay vốn. Có nhiều cách để giám sát sau cho vay: Phỏng vấn khi khách hàng đến ngân hàng, thu thập thông tin từ các nguồn thông tin khác. Làm việc trực tiếp tại cơ sở sản xuất kinh doanh của khách hàng. Trong đó việc đến trực tiếp nơi sản xuất kinh doanh sau khi khách hàng vay vốn là rất quan trọng nó giúp cho cán bộ tín dụng biết được một số thơng tin hữu ích cho cơng tác quản lý, như:

- Tư cách của khách hàng đối với nợ vay thông qua thái độ đón tiếp và tinh thần làm việc, trao đổi bàn bạc với cán bộ tín dụng những vấn đề có liên quan đến món vay, kế hoạch sản xuất kinh doanh, kế hoạch trả nợ.

- Thẩm định mức độ khác biệt giữa phương án sản xuất kinh doanh khi làm hồ sơ xin vay với thực tế, chiều hướng tốt hay xấu? Doanh số và quy mô hoạt động, lợi nhuận tăng hay giảm? Sức cạnh tranh của hàng hoá như thế nào? giá bán sản phẩm hiện tại?

- Đánh giá khả năng luân chuyển tiền mặt có đáp ứng được cho hoạt động sản xuất kinh doanh và trả nợ đến hạn không, chất lượng nợ phải thu tốt hay xấu, nhiều hay ít, dễ thu hay khó thu, độ lớn của các khoản nợ phải thu, xem xét hiệu quả sử dụng tài sản dùng vào sản xuất kinh doanh từ đó đánh giá khả năng thanh toán của khách hàng

- Đánh giá lại giá trị thực tế của tài sản đảm bảo nợ vay, từ đó có những điều chỉnh kịp thời trong việc cung ứng vốn vay tương ứng tài sản bảo đảm. Nếu giá trị tài sản bảo đảm giảm xuống, thoả thuận với khách hàng giảm mức dư nợ xuống đúng với quy định cho phép.

Thứ hai, đa dạng các biện pháp xử lý khoản vay có vấn đề

Khoản vay có vấn đề ở đây được hiểu bao gồm món vay đã quá hạn và món vay tuy chưa đến hạn nhưng khách hàng có nguy cơ khơng trả được nợ do mất khả năng thanh tốn, do thua lỗ hoặc do khách hàng có biểu hiện vi phạm pháp luật… Xử lý món vay có vấn đề chính là áp dụng các biện pháp khác nhau để thu hồi nợ. Việc xử lý này được dựa trên nguyên tắc cơ bản là tận thu hết lượng tiền mặt hiện có của khách hàng, buộc khách hàng bán sản phẩm hay cung ứng dịch vụ ở mức giá hợp lý để thu nợ; Cần tận dụng hết các nguồn lực tài chính hiện có của khách hàng, tìm cách chuyển hố nhanh tất cả các loại tài sản đó để thu nợ. Xem xét các yếu tố liên quan để đưa ra hướng xử lý phù hợp.

- Nếu khách hàng vẫn duy trì hoạt động và có triển vọng phục hồi thì trong thời gian ngắn thì yêu cầu khách hàng trả nợ theo lịch trình dựa trên nguồn thu nhập do hoạt động này tạo ra, tạm thời chưa xử lý tài sản bảo đảm nhằm tránh tổn thất cho khách hàng và đỡ mất nhiều thời gian, tốn kém cho việc thanh lý tài sản.

- Trong trường hợp khách hàng bị lỗ lớn khơng thể tiếp tục huy trì hoạt động và cam kết xử lý tài sản để trả nợ thì SHB có thể cho phép khách hàng sử

dụng số tiền sau khi bán tài sản để trả nợ trong một thời gian chấp nhận được. Việc này nhằm hạn chế sự thiệt hại cho khách hàng do phải bán ngay tài sản ở mức giá quá thấp do bị ép giá.

Các biện pháp mang tính thương lượng trên đây chỉ áp dụng đối với những khách hàng thực sự có khả năng nhưng thiếu biện pháp trả nợ. Ngược lại với bất kỳ lý do khơng chính đáng nào cho thấy khách hàng khơng thực hiện đúng cam kết của mình, vi phạm nghiêm trọng hợp đồng tín dụng thì SHB cần áp dụng biện pháp cứng rắn để thu hồi nợ, kể cả đưa hồ sơ ra cơ quan có thẩm quyền xử lý.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn hà nội (Trang 96 - 100)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(111 trang)
w