Tổ chức triển khai các hoạt động quản cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa tại SHB

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn hà nội (Trang 73 - 77)

X 100 Lợi nhuận của ngân hàng

d. Các hoạt động khác bao gồm:

2.2.3. Tổ chức triển khai các hoạt động quản cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa tại SHB

doanh nghiệp nhỏ và vừa tại SHB

2.2.3.1. Công tác giám sát hoạt động cho vay DNNVV của SHB

Trong những năm gần đây, mơ hình quản lý rủi ro cho vay khách hàng doanh nghiệp tại SHB luôn ổn định về cơ cấu tổ chức và cách thức hoạt động và hoàn thiện dần để thích hợp với định hướng chung cũng như mơ hình tổ chức hoạt động chung của SHB. Cơng tác kiểm tra giám sát hoạt động cho vay được thực hiện ở tất cả các khâu trước khi cho vay, trong khi cho vay và sau khi cho vay, đảm bảo sự nhất quán, logic, hợp lý và chính xác trong q trình thẩm định và đánh giá rủi ro tín dụng về phía khách hàng. Cụ thể:

- Giám sát trước khi cho vay: Cán bộ quản lý khách hàng độc lập xem xét các vấn đề về khoản vay, tài sản đảm bảo, việc tn thủ chính sách tín dụng, quy trình tín dụng một cách chặt chẽ. Trong đề xuất tín dụng phải bao gồm các thơng tin định lượng và định tính về khách hàng, thơng tin quản lý, phân tích ngành và vị thế trên thị trường của khách hàng, bao gồm cả năng lực tài chính và dự báo tài chính liên quan đến khả năng trả nợ của khách hàng trong tương lai.

- Thực hiện giám sát trong khi cho vay: Cán bộ phịng tín dụng xác định mục đích vay vốn của khách hàng, từ đó u cầu về chứng từ giải ngân phải đầy đủ và hợp lệ theo quy định. Cán bộ quản trị tín dụng kiểm tra lại tính đầy đủ và hợp lệ của các chứng từ trước khi khởi tạo khoản vay.

- Thực hiện giám sát sau khi cho vay: Cán bộ tín dụng tiếp tục thu thập thơng tin về khách hàng, tiến hành kiểm tra đột xuất hoặc định kỳ về tình hình kinh doanh, tài chính của khách hàng thơng qua các thơng tin của ngân hàng, báo cáo tài chính, kiểm tra việc sử dụng vốn vay, tài sản đảm bảo nợ vay, nhằm có những biện pháp xử lý kịp thời khi rủi ro xảy ra. Phòng quản lý rủi ro cử cán bộ đi kiểm tra, giám sát việc thực hiện cơng tác của cán bộ phịng bán lẻ. Cán bộ phòng bán lẻ theo dõi nợ vay, nhằm phát hiện khách hàng trả nợ không theo kế hoạch ban đầu, là đầu mối phát hiện các rủi ro tín dụng và phối hợp với bộ phận quản lý rủi ro có phương án xử lý trình lãnh đạo phê duyệt, cán bộ quan hệ khách

hàng là người trực tiếp xếp loại khách hàng định kỳ theo quy định tại hệ thống định hạng tín dụng nội bộ của SHB.

Kết quả thực hiện giám sát trong cho vay đối với khách hàng DNNVV tại SHB được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 2.8. Kết quả thực hiện giám sát trong cho vay đối với khách hàng DNNVV tại SHB giai đoạn 2017 - 2019

Năm Chỉ tiêu Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 2018/2017 2019/2018 SL TT SL TT Số lần thực hiện giám sát định kì 42 48 43 6 14,3 % -5 - 10,4% Số lần thực hiện giám sát đột suất 47 49 42 2 4,3% -7 14,2%

Nguồn: NHTMCP Sài Gịn – Hà Nội

Tuy nhiên trong q trình kiểm sốt cho vay, do trình độ CBTD cịn hạn chế nên vẫn cịn một số hạn chế trong q trình quản lý rủi ro tín dụng trước, trong và sau khi cho vay. Chẳng hạn: CBTD không quản lý được thu nhập, nguồn tiền về của khách hàng để trả nợ dẫn đến phát sinh nợ quá hạn. Nhiều khi việc trả nợ phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của khách hàng mà thiếu sự đôn đốc, nhắc nhở của CBTD…

2.2.3.2. Về công tác quản lý rủi ro tín dụng

Để sớm nhận biết các rủi ro trong hoạt động cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa, các cán bộ quản lý rủi ro tại SHB thực hiện các công tác như:

- Yêu cầu khách hàng thực hiện chuyển doanh thu bán hàng, thu nhập qua tài khoản tại SHB để thường xuyên theo dõi tình hình doanh thu, nhu cầu thanh tốn của khách hàng. Từ đó, kịp thời phát hiện sự tăng, giảm bất thường trong hoạt động kinh của doanh nghiệp để đưa ra các biện pháp xử lý, giảm thiểu rủi ro đối với các khoản cấp tín dụng.

- Giám sát chặt chẽ mục đích sử dụng vốn của khách hàng như: kiểm tra thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh, doanh thu, hàng hóa tồn kho, hợp

đồng đang thực hiện; các nhân tố môi trường nội bộ, mơi trường bên ngồi, xu hướng phát triển của khách hàng... có ảnh hưởng đến chất lượng, hiệu quả hoạt động của khách hàng. Mức độ tín nhiệm của khách hàng trong các giao dịch với SHB, tình hình quan hệ tín dụng của khách hàng với các TCTD khác, tra cứu thơng tin về tình hình dư nợ trên hệ thống CIC...

Thực hiện giám sát, kiểm tra việc sử dụng vốn vay của khách hàng

Việc thẩm định khoản vay tại SHB đựợc thực hiện tương đối chặt chẽ theo các quy trình, biểu mẫu cụ thể. Đối với những khoản vay lớn, phức tạp có sự thẩm định của Hội đồng tín dụng. Tuy nhiên sau khi cho vay thì việc kiểm tra sử dụng vốn vay là trách nhiệm của cán bộ quản lý rủi ro (QLRR). Với khối lượng công việc hiện nay, đa số công tác kiểm tra sử dụng vốn vay đều đựợc cán bộ QLRR thực hiện đối phó, hình thức, khơng kiểm tra thực tế khách hàng vay vốn dẫn đến một số trường hợp rủi ro tín dụng đã xảy ra tại SHB, khách hàng sử dụng tiền vào mục đích khác hợp đồng tín dụng đã ký hoặc khách hàng có thu nhập nhưng khơng trả nợ vay ngân hàng,…

Cơng tác giám sát, kiểm sốt và xử lý rủi ro tín dụng tại SHB là chức năng nhiệm vụ chung của các chi nhánh, các phịng, ban trong khối tín dụng và Ban Giám đốc. Tuy nhiên bộ phận Quản lý rủi ro là đơn vị có trách nhiệm tập trung, đầu mối đối với công tác này. Trong thời gian qua, SHB đã thực hiện được những nội dung như sau:

- Thẩm định, rà soát và đánh giá độc lập về hiệu quả, tính khả thi, các điều kiện tín dụng, định giá tài sản đảm bảo và đánh giá rủi ro của khoản vay để đảm bảo khoản vay đó phù hợp với quy định, quy trình, thủ tục và mức rủi ro có thể chấp nhận được của SHB.

- Giám sát, quản lý nợ: Chi nhánh đã tích cực xử lý nợ xấu thông qua các biện pháp xử lý tài sản để thu hồi nợ, cơ cấu lại thời hạn trả nợ, sử dụng dự phòng rủi ro để xử lý rủi ro, bán nợ để làm trong sạch bảng tổng kết tài sản, làm lành mạnh tình hình tài chính. Với tất cả những biện pháp tích cực trên, tỷ lệ nợ xấu của SHB đã giảm đáng kể, tỷ lệ nợ xấu năm 2017 là 0,81% và 0,62% năm

2018 cho đến năm 2019 chỉ còn 0,41% đạt được mục tiêu của ngân hàng đề ra (dưới 1%).

- Thực hiện việc xử lý nợ xấu: SHB đã thành lập tổ xử lý nợ xấu, các thành viên gồm các lãnh đạo phụ trách các phòng nghiệp vụ có liên quan để xây dựng kế hoạch, biện pháp cụ thể tham mưu cho Giám đốc các Chi nhánh các quyết định thích hợp để xử lý nợ xấu kịp thời và đúng tiến độ. SHB thực hiện nghiêm túc việc trích lập và xử lý rủi ro theo Thông tư 02/2013/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước ban hành.

Phương pháp đo lường rủi ro định lượng:

Để hỗ trợ cơng tác đo lường rủi ro tín dụng, SHB đã ban hành hệ thống định hạng tín dụng nội bộ. Sau khi thu thập thông tin, cán bộ quản lý khách hàng thực hiện phân tích, đánh giá các thơng tin tài chính, phi tài chính và các thơng tin mang tính chất định tính, định lượng; so sánh chúng với các tiêu chuẩn đã được xây dựng cho từng đối tượng khách hàng, CBTD cân nhắc đánh giá và cho điểm từng tiêu chí đánh giá. Điều này địi hỏi người cán bộ đánh giá phải có kiến thức và kinh nghiệm tốt về khách hàng, về lĩnh vực hoạt động mà mình đang đánh giá và trên thực tế, các cán bộ chức năng tại SHB đã làm tương đối tốt điều này. Tuy nhiên, vẫn còn một số sai lệch ở ý kiến chủ quan của cán bộ trong việc đánh giá theo phương pháp định tính đối với các chỉ tiêu phi tài chính của khách hàng dẫn đến kết quả đánh giá thiếu chính xác.

Biện pháp kiểm sốt, hạn chế rủi ro

SHB hiện đã và đang thực hiện một số biện pháp kiểm soát, hạn chế rủi ro như:

- Yêu cầu khách hàng bổ sung TSBĐ trong trường hợp sau:

+ Trường hợp khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa vay phục vụ sản xuất nhưng chưa có TSBĐ; nguồn trả nợ của KH như việc sản xuất kinh doanh bị đình trệ, biến động của thị trường, doanh nghiệp khủng hoảng hoặc mất khả năng thanh toán lương cho nhân viên…, yêu cầu doanh nghiệp bổ sung TSBĐ đảm bảo cho 100% dư nợ vay (bằng cầm cố, thế chấp tài sản của KH hoặc của bên thứ ba);

+ Giá trị TSBĐ sau khi định giá lại giảm, khơng đủ đảm bảo cho phần dư nợ cịn lại của KH theo quy định của SHB.

- Trả nợ trước hạn bắt buộc: Yêu cầu KH thực hiện trả nợ trước hạn (tồn bộ dư nợ gốc, lãi, phí phát sinh) khi phát hiện KH vi phạm hoặc thuộc một trong những trường hợp sau:

+ Bán/chuyển nhượng tài sản hình thành từ vốn vay;

+ Vi phạm các cam kết theo hợp đồng tín dụng, hợp đồng thế chấp và khơng có biện pháp khắc phục;

+ Không thực hiện các yêu cầu về bổ sung/thay thế TSBĐ;

+ Có dấu hiệu khơng an tồn vốn như: bị suy giảm khả năng trả nợ, bị kiện tụng đe dọa tới phần lớn tài sản của KH…

- Xử lý khi khách hàng vay/bên bảo đảm thay đổi tình trạng pháp lý: Trong quá trình vay vốn, trường hợp khách hàng vay/bên bảo đảm có thay đổi về tình trạng pháp lý (như: ly hơn, chết, mất tích, đi khỏi nơi cư trú...)

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn hà nội (Trang 73 - 77)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(111 trang)
w