- Thiết kế sản phẩm theo thị trường mục tiêu
3.3.2. Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước
- NHNN cần hồn thiện cơ chế chính sách và hỗ trợ về nghiệp vụ đối với NHTM rõ ràng, cụ thể hơn.
- NHNN cần ban hành các văn bản chỉ đạo hướng dẫn cụ thể về các nội dung liên quan đến cơng tác tín dụng một cách kịp thời, đồng thời định hướng tín dụng phù hợp với tình hình kinh tế xã hội trong từng giai đoạn cụ thể, tổ chức các lớp hội thảo, học tập tổng kết bài học kinh nghiệm hàng năm trong ngành Ngân hàng để tăng cường trao đổi, phối hợp nâng cao trình độ cho Cán bộ.
- NHNN cần hoàn thiện hơn nữa các văn bản luật, tạo môi trường hành lang pháp lý thuận lợi, linh hoạt. Ngân hàng nên chỉnh sửa và bổ sung các văn bản đã ban hành sao cho phù hợp với thực tế, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong đó có DNNVV vay vốn một cách nhanh chóng và hiệu quả.
- NHNN cần tăng cường cơng tác thanh tra kiểm sốt, xây dựng một hệ thống thanh tra đủ mạnh cả về số lượng và chất lượng nhằm phát hiện và chấn chỉnh kịp thời những sai phạm. Thông qua thanh tra giám sát nhằm công khai minh bạch hoạt động của Ngân hàng để đem lại niềm tin cho người dân.
- Tiếp tục đổi mới và nâng cao công nghệ Ngân hàng tạo tiền đề cho các NHTM trong chiến lược huy động vốn và sử dụng vốn. Từng bước Quốc tế hoá hoạt động Ngân hàng, hội nhập với cộng đồng tài chính và tiền tệ Quốc tế tạo điều kiện cho các NHTM trong hoạt động tín dụng và thanh tốn Quốc tế.
- Trong nền kinh tế có những biến động phức tạp như hiện nay, NHNN cần có những biện pháp linh hoạt và hữu hiệu, phù hợp với những diễn biến của thị trường để giảm những khó khăn cho NHTM.
- Ngồi ra, NHNN cũng cần nâng cao hiệu quả hoạt động của trung tâm tín dụng (CIC) theo hướng thơng tin cập nhật hơn, chính xác hơn và tồn diện hơn về các doanh nghiệp trong đó có DNNVV là khách hàng quan hệ tín dụng tại các tổ chức tín dụng, yêu cầu các tổ chức tín dụng cung cấp thơng tin đầy đủ. Mặt khác, cũng cần quy định một mức độ liên đới trách nhiệm nhất định của CIC trong trường hợp NHTM bị rủi ro do thơng tin khơng chính xác, khơng kịp thời do CIC cung cấp.
KẾT LUẬN
Khuyến khích sự phát triển năng động của doanh nghiệp nhỏ và vừa được coi là vấn đề ưu tiên trong số các mục tiêu phát triển kinh tế của các nền kinh tế phát triển và nền kinh tế mới nổi. DNNVV là động cơ chính để tạo cơng ăn việc làm và tăng trưởng GDP. DNNVV cũng đóng góp to lớn cho sự đa dạng của nền kinh tế và ổn định xã hội cũng như có vai trị rất quan trọng trong việc phát triển khu vực kinh tế tư nhân. Tuy nhiên, sự phát triển của DNNVV cũng hàm chứa nhiều thách thức lớn. Thiếu khả năng tiếp cận nguồn vốn thường được coi là một trong những trở ngại chính cho việc tăng trưởng của DNNVV.Từ trước đến nay, các ngân hàng thương mại vẫn coi DNNVV như là một thách thức vì thiếu hụt thơng tin, khơng có tài sản thế chấp và chi phí dịch vụ cao hơn do cần phải thực hiện các giao dịch có qui mơ nhỏ hơn. Do đó quản lý hoạt động cho vay DNNVV là hoạt động ngày càng có vai trị và ý nghĩa quan trọng không những đối với hoạt động kinh doanh của các NHTM, mà còn mang ý nghĩa đối với sự phát triển các DNNVV và của cả nền kinh tế, góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân.
Với mong muốn góp phần vào việc hồn thiện cơng tác quản lý hoạt động cho vay đối với khách hàng DNNVV tại SHB, luận văn: Quản lý hoạt động cho
vay khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội đã tập trung nghiên cứu và làm sáng tỏ một số vấn đề có tính lý luận và thực
tiễn sau:
Một là, Luận văn đã hệ thống hóa lý luận cơ bản về quản lý hoạt động cho
vay khách hàng DNNVV của NHTM. Từ khái niệm, các hình thức cho vay khách hàng DNNVV, phân tích vai trị cho vay đối với DNNVV. Làm rõ nội dung quản lý hoạt động cho vay DNNVV của NHTM. Phân tích yêu cầu, mục đích của quản lý hoạt động cho vay khách hàng DNNVV, nhận diện các yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến quản lý hoạt động cho vay khách hàng DNNVV.
Hai là, luận văn đã tập trung phân tích thực trạng quản lý hoạt động cho
vay khách hàng DNNVV trong giai đoạn 2017 - 2019, từ khâu thực hiện chính sách, quy trình cho vay, tổ chức bộ máy quản lý hoạt động cho vay cho đến thẩm định hồ sơ, quản lý rủi ro hoạt động cho vay đối với khách hàng DNNVV. Từ đó luận văn đánh giá những kết quả đạt được cũng như những hạn chế còn tồn tại trong quản lý hoạt động cho vay khách hàng DNNVV, tìm hiểu nguyên nhân của những tồn tại trong quản lý hoạt động cho vay DNNVV của SHB.
Ba là, từ những hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế trong quản lý
hoạt động cho vay DNNVV tại SHB. Luận văn đã đề xuất một số giải pháp và kiến nghị cơ bản nhằm hồn thiện cơng tác quản lý trong hoạt động cho vay khách hàng DNNVV của SHB phù hợp với thực tiễn. Các giải pháp tập trung vào việc hồn thiện chính sách cho vay; Tăng cường quản trị cho vay, kiểm tra, giám sát sau cho vay đối với khách hàng DNNVV; Nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng và nâng cao chất lượng cán bộ ngân hàng.
Mặc dù bản thân tác giả đã cố gắng hết sức nhưng do thời gian nghiên cứu giới hạn cộng với trình độ, kiến thức chun mơn của tác giả cịn hạn chế, chắc chắn luận văn không thể tránh khỏi những thiếu sót nhất định, em rất mong được sự đóng góp ý kiến của các Nhà khoa học, các Q Thầy Cơ và đồng nghiệp để em hồn thiện kiến thức của mình hơn nữa.
1. Chính phủ, Nghị định số 56/2009/NĐ/CP ra ngày 30/06/2009 về trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa.
2. Cục phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa, Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2008), Báo cáo thường niên doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam.
3. Cấn Văn Lực (2017), Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa từ chính sách đến cuộc sống, Tạp chí Pháp luật Việt Nam, 36 (162)/9.
4. Nguyễn Thị Thu Dung (2018) “Nâng cao nâng cao chất lượng tín dụng
đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh Hà Thành”; Luận văn thạc sỹ kinh tế, Học viện
Tài chính.
5. Phan Thị Thu Hà (2004), Giáo trình quản trị Ngân hàng thương mại, Nxb Thống kê, Hà Nội.
6. Nguyễn Đình Hương (2002), Giải pháp hỗ trợ phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
7. Nguyễn Thị Thùy Hương (2015) “Phát triển cho vay doanh nghiệp nhỏ
và vừa tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - chi nhánh Bắc Hà Nội”,
luận văn thạc sỹ, trường Đại học Thương Mại.
8. Nguyễn Thị Phương liên (2010), Giáo trình Quản trị tác nghiệp ngân hàng thương mại, Nxb thống kê, Hà Nội
9. Đặng Thị Thanh Mai (2015) “Hiệu quả hoạt động cho vay doanh nghiệp
nhỏ và vừa tại BIDV” luận văn thạc sỹ; trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN.
10. Nguyễn Trương Thuần Mẫn (2013) “Nâng cao chất lượng cho vay
doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Hải Vân - Đà Nẵng; luận văn thạc sỹ, trường Đại học Đà Nẵng.
11. NH TMCP Sài Gòn - Hà Nội, Báo các kết quả hoạt động kinh doanh các năm 2017; 2018; 2019.
12. Nguyễn Thị Hà Thu (2016) “Quản lý hoạt động tín dụng tại Ngân hàng
TMCP Đơng Nam Á - Chi nhánh Hải Dương” Luận văn thạc sĩ quản lý kinh tế;
chuyên ngành Quản lý kinh tế; trường Đại học Thương Mại.
14. Thông tư 39/2016/TT-NHNN quy định về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng
15. Luật tổ chức tín dụng Việt Nam (2010).
16. Peter Rose (2003), Quản trị Ngân hàng thương mại, NXB Tài chính, Hà Nội
17. http.www.diendannganhang.com 18. https://thuvienphapluat.vn
19. Trang web Cục phát triển DNNVV: http://www.business.gov.vn. và