Các yếu tố thuộc về môi trường quản lý

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn hà nội (Trang 43 - 47)

X 100 Lợi nhuận của ngân hàng

1.3.3. Các yếu tố thuộc về môi trường quản lý

+ Mơi trường chính trị, xã hội

Ngân hàng thương mại là một tổ chức trung gian tài chính làm cầu nối giữa khu vực tiết kiệm với khu vực đầu tư của nền kinh tế, do vậy những biến động của

mơi trường chính trị và xã hội có những ảnh hưởng khơng nhỏ đến hoạt động của các ngân hàng. Chính trị, xã hội ổn định là điều kiện tiền đề để dân chúng tin vào đường lối lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, tạo điều kiện thuận lợi thu hút các nguồn vốn đầu tư trong và ngoài nước phục vụ phát triển kinh tế. Về phía NHTM, khi chính trị xã hội ổn định sẽ tạo điều kiện cho NHTM trong công tác quản lý hoạt động cho vay sẽ đưa ra được các kế hoạch, chính sách, biện pháp mang tính ổn định lâu dài, có hiệu quả từ đó tạo cơ hội mở rộng và nâng cao hiệu quả cho vay đối với các DNVVN.

+ Môi trường kinh tế

Trong lĩnh vực ngân hàng nói chung và hoạt động cho vay ngân hàng nói riêng rất dễ nhạy cảm với những biến động từ mơi trường kinh tế. Đó là các biến động của nền kinh tế như: Lạm phát, chu kì kinh tế, lãi suất, chỉ số giá cả, sự phát triển của khoa học cơng nghệ…Những yếu tố này có ảnh hưởng trực tiếp đến cơng tác quản lý hoạt động cho vay của ngân hàng đối với DNVVN

Lạm phát là sự gia tăng giá cả của hàng hố nói chung hay nói cách khác là đồng tiền sụt giảm giá trị. Còn đối với các DNVVN, lạm phát làm gia tăng chi phí đầu vào, tăng giá bán sản phẩm ảnh hưởng đến doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp. Thực tế này ảnh hưởng đến khả năng trả nợ ngân hàng của doanh nghiệp. Điều này có nghĩa là ngân hàng đang đối mặt với rủi ro tín dụng.

Bên cạnh đó, chu kì kinh tế cũng là yếu tố ảnh hưởng đến các quyết định, chính sách, kế hoạch trong hoạt động quản lý cho vay đối với DNVVN. Cụ thể, trong thời kỳ nền kinh tế tăng trưởng, sản xuất phát triển nhu cầu vay vốn mở rộng sản xuất của các doanh nghiệp tăng lên. Đây là điều kiện thuận lợi để ngân hàng mở rộng quy mô cho vay, nhằm thu được mức lợi nhuận cao nhất. Ngược lại khi nền kinh tế trong tình trạng suy thối sản xuất bị kìm hãm, lạm phát gia tăng thì nhu cầu vay vốn của các DNVVN giảm sút, khi đó các NHTM có xu hướng thu hẹp phạm vi đầu tư, nâng cao các tiêu chuẩn cho vay để hạn chế rủi ro xảy ra.

Biến động lãi suất trên thị trường. Mức lãi suất mà ngân hàng cho vay đối với các DNVVN cũng chịu ảnh hưởng rất lớn bởi sự biến động lãi suất cho vay trên thị

trường. Đồng thời yếu tố này cũng ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động quản lý cho vay của ngân hàng đối với DNVVN. Chẳng hạn khi lãi suất trên thị trường tăng buộc ngân hàng phải tăng lãi suất cho vay nói chung và lãi suất cho vay đối với DNVVN nói riêng để có thể trang trải chi phí huy động vốn và đạt được mức lợi nhuận dự kiến. Tuy nhiên khi lãi suất cho vay tăng lên sẽ ảnh hưởng tới doanh thu và lợi nhuận các DNVVN vay vốn. Thực tế này ảnh hưởng đến khả năng trả nợ ngân hàng của doanh nghiệp. Điều này tác động ngược lại hoạt động quản lý cho vay, khiến các NHTM phải có những động thái cân bằng lại lãi suất cho vay để đảm bảo hài hịa giữa lợi ích của ngân hàng và doanh nghiệp

Như vậy nền kinh tế ổn định, lạm phát được kiểm soát tốt và mức lãi suất cho vay đối với DNVVN hợp lý sẽ là điều kiện thuận lợi để các chính sách, hoạch định trong cơng tác quản lý cho vay DNVVN của ngân hàng có hiệu quả, đảm bảo mức thu nhập ổn định và tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh cho ngân hàng.

+ Môi trường pháp lý

Môi trường pháp lý được hiểu là một hệ thống luật và văn bản pháp quy liên quan đến hoạt động của ngân hàng nói chung và hoạt động cho vay DNVVN nói riêng. Trong nền kinh tế thị trường có điều tiết của Nhà nước, pháp luật có vai trị quan trọng, là một hàng rào pháp lý tạo ra một mơi trường kinh doanh bình đẳng thuận lợi, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các chủ thể kinh tế, nhà nước, các doanh nghiệp, các công dân, bắt buộc các chủ thể phải tuân theo. Nhân tố pháp lý ảnh hưởng đến công tác quản lý hoạt động cho vay nói chung, cho vay DNVVN nói riêng của các NHTM

Yếu tố pháp lý được hiểu là sự đồng bộ thống nhất của hệ thống pháp luật, ý thức tôn trọng chấp hành nghiêm chỉnh những quy định của pháp luật và cơ chế đảm bảo cho sự tuân thủ pháp luật một cách nghiêm minh triệt để. Quan hệ cho vay giữa các NHTM với DNVVN phải được pháp luật thừa nhận, tuân theo quy định cơ chế của pháp luật, nhằm đảm bảo hoạt động cho vay được lành mạnh, ổn định, bảo vệ quyền và lợi ích của các bên tham gia và phát huy vai trò đối với sự phát triển kinh tế xã hội. Những quy định pháp luật về cho vay DNVVN phải phù hợp với

điều kiện và trình độ phát triển kinh tế xã hội, trên cơ sở đó sẽ tác động đến cơng tác quản lý hoạt động cho vay nói chung, cho vay DNVVN nói riêng có hiệu quả, ổn định hơn

+ Mơi trường tự nhiên

Mặc dù mối quan hệ trong vay vốn giữa ngân hàng và DNVVN được thiết lập trên cơ sở lòng tin và tuân thủ nghiêm túc của các bên tuy nhiên hoạt động cho vay DNVVN của ngân hàng cũng chịu ảnh hưởng không nhỏ do những rủi ro bất khả kháng từ môi trường tự nhiên như hạn hán, lũ lụt, động đất, hoả hoạn, dịch bệnh… Những rủi ro này ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu quả đầu tư của DNVVN, từ đó sẽ ảnh hưởng tới khả năng trả nợ của DNVVN, làm giảm chất lượng, hiệu quả cho vay của ngân hàng đối với DNVVN. Do vậy, trong công tác quản lý hoạt động cho vay DNVVN của các NHTM cũng xét tới các nhân tố ảnh hưởng từ môi trường tự nhiên.

+ Yếu tố thị trường

Trong thời gian 10 năm trở lại đây, thị trường tín dụng ngân hàng phát triển hết sức mạnh mẽ và thay đổi hoàn toàn so với trước kia. Việc tiếp cận vốn ngân hàng với các doanh nghiệp bây giờ trở nên dễ dàng và thuận tiện do có rất nhiều ngân hàng TMCP mới, với nhiều sản phẩm ưu đãi và phù hợp với mơ hình hoạt động của doanh nghiệp.

Sự cạnh tranh giữa các ngân hàng trở nên hết sức quyết liệt, không chỉ giữa các ngân hàng TMCP với nhau mà còn với cả các ngân hàng có vốn nhà nước. Do đó các chính sách về quản lý hoạt động cho vay cần hết sức linh hoạt. Nếu quá chặt chẽ, cứng nhắc trong việc quản lý hoạt động cho vay sẽ gây khó khăn, làm mất cơ hội kinh doanh và giảm sự cạnh tranh cho các bộ phận kinh doanh, khai thác khách hàng, Nếu bng lỏng, khơng có cơ chế giám sát thường xun cũng sẽ rất dễ dẫn đến chất lượng tín dụng kém đi, tiềm ẩn nguy cơ tăng nợ xấu cho ngân hàng. Do vậy, trong giai đoạn hiện nay, các chính sách quản lý hoạt động cho vay cần cập nhật thường xun, vừa đảm bảo tính kiểm sốt rủi ro, vừa kịp thời để hỗ trợ phát triển kinh doanh.

CHƯƠNG 2

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn hà nội (Trang 43 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(111 trang)
w