- Thiết kế sản phẩm theo thị trường mục tiêu
3.2.4. Nâng cao chất lượng cán bộ ngân hàng
3.2.4.1. Nâng cao trình độ nghiệp vụ thẩm định của nhân viên nói chung và nhân viên thực hiện cho vay DNNVV nói riêng
Giải pháp đưa ra dựa trên cơ sở phân tích một trong những nguyên nhân ảnh hưởng xấu tới công tác quản lý cho vay DNNVV là chất lượng nhân sự chưa cao, kinh nghiệm còn hạn chế. Trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, cùng với quá trình hiện đại hóa, chun mơn hóa, SHB khơng ngừng phát triển các sản phẩm tín dụng nói chung và sản phẩm cho vay DNNVV nói riêng nhằm phục vụ khách hàng tốt hơn với mục tiêu phát triển an toàn, bền vững, hiệu quả. Tiến trình đổi mới địi hỏi phải đẩy mạnh cơng tác đào tạo, bồi dưỡng, phát triển nhân
lực đảm bảo hoạt động đa năng với nhiều nghiệp vụ khác nhau, nhạy cảm với những biến động về kinh tế, chính trị. Cơng tác đào tạo bồi dưỡng kiến thức chuyên môn, nâng cao các kỹ năng đối với cán bộ nhân viên cần phải tiến hành thường xuyên, vừa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ hiện tại vừa đảm bảo nhân lực phát triển trong tương lai … giúp cho cán bộ tín dụng đủ năng lực hỗ trợ tốt nhất cho khách hàng từ việc hoàn thiện hồ sơ, xác định hạn mức vay, thời gian vay, phương thức trả nợ; nâng cao năng lực thẩm định hồ sơ của các cán bộ thẩm định để vừa đảm bảo độ chính xác trong các quyết định, vừa rút ngắn thời gian thẩm định hồ sơ khách hàng.
Để nâng cao trình độ cán bộ nhân viên, SHB cần:
- Tổ chức lớp học nâng cao trình độ cho cán bộ nhân viên tín dụng - Tổ chức hội thi nghiệp vụ trong toàn hệ thống SHB
3.2.4.2. Tăng cường công tác quản lý cán bộ, hạn chế tiêu cực trong cơng tác cho vay DNNVV
Đã có rất nhiều rủi ro cho vay do chính bản thân cán bộ ngân hàng gây ra, trong đó có nhiều trường hợp xảy ra với hậu quả rất nghiệm trọng và mức độ thiệt hại về kinh tế là rất lớn. Nguyên nhân chủ yếu là do: năng lực chuyên môn của cán bộ nhân viên trực tiếp làm công tác cho vay đặc biệt là cho vay DNNVV yếu kém, khơng đủ trình độ để thẩm định, phân tích, đánh giá về khách hàng và nhận định về xu hướng vận động của kinh tế xã hội trong lĩnh vực cho vay, không đủ để đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, sự tác động của biến động kinh tế tới sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhỏ và vừa; Do đạo đức nghề nghiệp của cán bộ nhân viên bị xuống cấp đã lợi dụng những kẽ hở của chính sách, cơ chế để vụ lợi, tiêu cực trong công tác cho vay làm thất thốt vốn; Và do cơng tác quản lý cán bộ, và cơ chế giám sát của Ban lãnh đạo. Sự lỏng lẻo trong công tác quản lý sẽ làm nảy sinh các tư tưởng tiêu cực hoặc chủ quan của người thừa hành. Thực tế đã cho thấy đã có rất nhiều vụ án kinh tế xảy ra do nguyên nhân buông lỏng công tác quản lý cán bộ và không làm tốt công tác giám sát việc thừa hành nhiệm vụ của nhân viên.
Vì vậy, trong thời gian tới SHB cần thực hiện:
-Tổ chức họp toàn thể cán bộ nhân viên phụ trách công tác cho vay DNNVV định kỳ một lần/tháng để kiểm điểm về công tác cho vay và đề ra kế hoạch công tác cho tháng tiếp theo. Chất lượng công việc của mỗi cá nhân và tập thể sẽ là căn cứ để đánh giá chất lượng công tác của cá nhân và trách nhiệm của người lãnh đạo trực tiếp. Qua đó bình xét tiền lương, tiền thưởng theo mức độ đóng góp của cá nhân hoặc xem xét việc bổ nhiệm lại, luân chuyển đối với cán bộ phụ trách.
-Thường xuyên kiểm tra đột xuất về công tác cho vay và quản lý cho vay: Đối chiếu số dư tiền gửi, tiền vay trực tiếp với khách hàng, phỏng vấn khách hàng về quá trình vay tiền, trả tiền tại SHB. Cơng tác này có thể giao cho phịng Kiểm tra nội bộ thực hiện thường xuyên hoặc có thể trực tiếp Ban lãnh đạo các Chi nhánh kiểm tra theo phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên.
-Tăng cường cơng tác kiểm sốt hạn chế tiêu cực trong công tác cho vay: Hàng năm SHB phải phân công lại địa bàn quản lý cho vay theo nguyên tắc mỗi cán bộ tín dụng quản lý khơng q 1 năm đối với một địa bàn cụ thể và khơng hốn đổi chéo lặp đi lặp lại về địa bàn quản lý giữa 2 cán bộ tín dụng cho nhau
- Đặt các hịm thư góp ý ở những nơi giao dịch hoặc lắp đặt số điện thoại đường dây nóng để nắm bắt thơng tin phản ánh từ khách hàng, cán bộ nhân viên hoặc những người có quan tâm đến các hoạt động của SHB.
Công tác tác giám sát và quản lý cán bộ hồn tồn có thể thực hiện được, khơng tốn kém và chắc chắn sẽ hạn chế được các rủi ro do cán cán bộ nhân viên gây ra, đồng thời sẽ tăng cường được trách nhiệm của cá nhân với công việc. Việc luân chuyển cán bộ và thực hiện đổi địa bàn quản lý tín dụng cịn có tác dụng trong việc khai thác tiềm năng tư duy, sáng tạo của nhân viên.